Giao dịch chứng khoán sáng 9/4: ROS bùng nổ, VN-Index tiếp tục bay cao
Giao dịch đáng kể ở ROS vẫn đang thu hút sự quan tâm lớn của dòng tiền với thanh khoản chiếm tới hơn 20% toàn sàn HOSE. Trong khi đó, trụ cột SAB đang được kéo mạnh trở lại sau khi đã chạm đáy lịch sử vào những ngày cuối tháng 3 vừa qua.
Trong phiên hôm qua, VN-Index giảm hơn 15 điểm ngay khi mở cửa, phiên trước áp lực chốt lời. Tuy nhiên, đà giảm nhanh chóng được hãm lại và chỉ số thu hẹp dần số điểm đã mất.
Sau giờ nghỉ trưa, nhận thấy bên bán không quá dứt khoát, bên nắm giữ tiền mặt đã nhanh tay xuống tiền mua vào nhiều bluechip, kéo nhiều mã hồi phục, VN-Index theo đó vượt tham chiếu khi đóng cửa.
Theo nhận định của MBS thì thị trường đang trong quá trình hoàn thiện mô hình 2 đáy nhỏ ngưỡng hỗ trợ 650 điểm với mục tiêu hướng tới ngưỡng 755 điểm đến 783 điểm.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn đóng vài trò là lực kéo của thị trường và sẽ luân phiên đổi vai trò cho nhau. Các nhịp rung lắc ở khu vực 750 điểm sẽ thường xuyên xảy ra.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 9/4, thị trường diễn biến trái ngược hoàn toàn so với phiên sáng hôm qua, khi nhanh chóng tăng hơn 13 điểm lên trên 760 điểm, với lực cầu khá mạnh tại nhóm bluechip, mặc dù mốc điểm trên không giữ được lâu và nhanh chóng quay đầu hạ nhiệt về quanh 755 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.
Điểm tích cực là độ rộng thị trường nghiêng hẳn về số mã tăng, có thời điểm gấp đôi số mã giảm trên bảng điện tử với gần 200 mã.
Trong khi đó, ở rổ VN30 cũng có hơn 20 mã giao dịch trên tham chiếu, trong đó, đáng kể là trụ cột SAB bất ngờ tăng mạnh ngay từ sớm và có thời điểm chạm mức giá trần tại 147.600 đồng.
Cùng với một số cổ phiếu lớn đang có mức tăng khá vững, tích cực hỗ trợ thêm chi thị trường là VIC, VCB, GAS, CTG, VRE.
Nhóm cổ phiếu thị trường, ROS vẫn đang là tâm điểm khi tăng kịch trần, thanh khoản chiếm hơn 20% tổng khối lượng toàn sàn và bỏ xa phần còn lại với hơn 28 triệu đơn vị khớp lệnh và dư mua giá trần hơn 7,15 triệu đơn vị.
Thông tin mới nhất liên quan đến ROS là hôm qua, HĐQT CTCP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC (GAB) đã họp và ra quyết định đồng ý thông qua việc sáp nhập CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS) vào GAB.
Chững lại vào giữa phiên tại 755 điểm, chỉ số VN-Index bật trở lại nhờ mốt số mã lớn nới đà đi lên, và chỉ số gần chạm tới 760 khi kết phiên với sự ổn định khá cao trên thị trường và sắc xanh lan tỏa tốt và chiếm phần lớn trên bảng điện tử cũng như đa số tại các mã có thanh khoản cao nhất.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 217 mã tăng và 110 mã giảm, VN-Index tăng 11,73 điểm ( 1,57%), lên 759,75 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 168,1 triệu đơn vị, giá trị 2.270,5 tỷ đồng, tăng gần 13% về khối lượng và 11% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 8,2 triệu đơn vị, giá trị 225,2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Diễn biến đáng chú ý tại các cổ phiếu lớn, bluechip là mức tăng trần của SAB 6,7% lên 147.600 đồng và tương tự là SSI 6,7% lên 13.200 đồng.
Cùng với đó là VCB 4,3% lên 70.400 đồng; GAS 4,9% lên 65.800 đồng; VRE 5,8% lên 23.800 đồng; PLX 3% lên 39.550 đồng; HVN 3% lên 20.400 đồng; POW 3,6% lên 8.850 đồng; PNJ 2,9% lên 57.800 đồng.
Nhóm VNM, CTG, TCB, MBB, BVH, TPB, CTD giao dịch cũng tích cực khi phần lớn tăng hơn 1%.
Giảm điểm ngoài HDB -1,9% xuống 20.250 đồng thì phần còn lại chỉ giảm nhẹ như VHM -0,3%; BID -0,3% VJC -0,2%; NVL -0,2%.
Thanh khoản cao nhất trong rổ VN30 là ROS và cũng là lớn nhất sàn với 28,66 triệu đơn vị khớp lệnh, dư mua giá trần hơn 7,16 triệu đơn vị.
Nhóm VPB, CTG, HPG, MBB, SSI, POW, STB có từ 3,5 triệu đến 5,16 triệu đơn vị…
Nhóm cổ phiếu thị trường ngoài ROS tăng mạnh thì sắc xanh cũng phủ kín các mã quen thuộc như HQC, FLC, AMD, PVD, DLG, HAI, HSG, ITA, HCM, HBC, DIG, AAA, LDG, HHS… và đều nằm trong số các cổ phiếu giao dịch sôi động nhất sàn.
Đáng kể, một số mã tăng hết biên độ và có thanh khoản cao như DBC, DRH, KSB, PC1, VCI, HCD và BTP.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng tích cực ngay khi mở cửa, khi tăng khá nhanh, nhưng sau đó dần hạ nhiệt và đi ngang trong phần còn lại của phiên.
Cổ phiếu tăng đáng kể nhất có SHB, khi 2,6% lên 15.900 đồng. Tiếp theo là PVS 1,7% lên 12.100 đồng; SHS 7,3% lên 7.400 đồng; DGC 3,8% lên 22.100 đồng; TNG 6,9% lên 12.400 đồng; AMV 1,5% lên 13.500 đồng và sắc tím tại MBG, HUT và NDN.
Mất điểm đáng tiếc có ACB, khi -0,5% xuống 20.100 đồng; VCG -0,4% xuống 24.700 đồng; MBS -1,1% xuống 9.400 đồng; CEO -1,5% xuống 6.600 đồng; PVI -0,7% xuống 30.500 đồng…
Thanh khoản PVS cao nhất sàn với ơn 3,76 triệu đơn vị khớp lệnh. Tiếp theo là KLF với hơn 3,25 triệu đơn vị, giảm sàn xuống 1.500 đồng. ACB có 2,69 triệu đơn vị; SHS có 2,18 triệu đơn vị; HUT có 2,05 triệu đơn vị; SHB có 1,7 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 46 mã tăng và 45 mã giảm, HNX-Index tăng 0,53 điểm ( 0,51%), lên 104,46 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 27,87 triệu đơn vị, giá trị 272 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 4,5 triệu đơn vị, giá trị 70,7 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index mở cửa chớm đỏ, nhưng bật mạnh sau đó nhờ giao dịch tích cực tại các mã lớn có thanh khoản tốt, kéo theo chỉ số kết phiên ở mức cao nhất.
Nhóm 20 mã được khớp lệnh cao nhất ngoài cổ phiếu nhỏ ATB giảm sàn thì còn lại đều tăng như LPB, BSR, VIB, VEA, OIL, VGI, CTR, LTG, HND, VTD…
Trong đó, LPB khớp hơn 3,64 triệu đơn vị, tăng 4,8% lên 6.500 đồng, và BSR khớp gần 1,6 triệu đơn vị, tăng 3,6% lên 5.800 đồng.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,56 điểm ( 1,1%), lên 50,86 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 9,64 triệu đơn vị, giá trị 109,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,3 triệu đơn vị, giá trị 14,7 tỷ đồng.
Lạc Nhạn
Giao dịch chứng khoán sáng 8/4: Lực chốt lời gia tăng, VN-Index quay đầu điều chỉnh
Sau chuỗi 5 phiên tăng tốt liên tiếp, thị trường đã quay đầu điều chỉnh khá mạnh trong phiên sáng nay do lực chốt lời gia tăng, tuy nhiên nhóm cổ phiếu nhỏ lại ngược dòng tạo sóng.
Kể từ phiên cuối tháng 3, thị trường đã có 5 phiên tăng liên tiếp, với mức tăng của VN-Index hơn 84 điểm, tương đương gần 12,75% từ 662,26 điểm lên 746,69 điểm khi chốt phiên hôm qua (7/4). Thanh khoản thị trường duy trì ở mức khá tốt, với mức trung bình hơn 5.000 tỷ đồng/phiên. Nếu tính trong 9 phiên gần nhất, VN-Index đã có tới 8 phiên tăng, chỉ có phiên điều chỉnh mạnh 33,8 điểm (-4,86%) ngày 30/3.
Sau chuỗi phiên tăng liên tiếp, đặc biệt là phiên khởi sắc ngày đầu tuần 6/4 khi VN-Index tăng gần 5%, áp lực chốt lời đã có dấu hiệu xuất hiện trong phiên hôm qua, khiến VN-Index có nhiều đợt rung lắc. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của nhóm cổ phiếu lớn, thị trường vẫn giữ được mức tăng tốt khi chốt phiên.
Áp lực nữa với thị trường là nhà đầu tư nước ngoài liên tiếp bán ròng, chỉ riêng 2 phiên đầu tuần này, giá trị bán ròng của khối ngoại đã lên tới 1.100 tỷ đồng.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay, áp lực chốt lời thể hiện rõ hơn, lan rộng ra nhiều mã, khiến sắc đỏ chiếm thế áp đảo trên bảng điện tử và VN-Index quay đầu điều chỉnh khá mạnh, ngay đầu phiên đã giảm hơn 15 điểm.
Tuy nhiên, lực cầu vẫn giữ khá tốt, giúp VN-Index hạn chế đà giảm sau đó và đang trên đương tịnh tiến về tham chiếu.
Dù sắc đỏ bao trùm bảng điện tử với áp lực chốt lời diễn ra trên diện rộng, nhất là nhóm bluechip với sắc đỏ tại hầu hết các mã như VIC, VCB, VNM, BID, GAS, CTG, MSN, TCB..., nhưng nhóm cổ phiếu thị trường vẫn có nhiều mã đi ngược xu thế nổi sóng.
Có thể kể tới ROS, TCH, HAI, AMD, trong đó ROS có thanh khoản tốt nhất thị trường với hơn 12,6 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần (4.000 đồng) hơn 2 triệu đơn vị. TCH khớp hơn 4,5 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần (20.550 đồng) tới hơn 2,74 triệu đơn vị. Tương tự, HAI khớp 2,9 triệu đơn vị, còn dư mua giá trần (2.770 đồng) hơn nửa triệu đơn vị và AMD khớp 1,48 triệu đơn vị, còn dư mua giá trần (2.970 đồng) gần 1 triệu đơn vị.
FLC dù không thể có sắc tím, nhưng cũng tăng 2,37% lên 3.020 đồng, khớp hơn 6 triệu đơn vị, đứng thứ 2 về thanh khoản sau người anh em ROS. Trong khi đó, HQC lại giảm 1,79% xuống 1.100 đồng với 4,5 triệu đơn vị được khớp, đứng thứ 4 sau STB.
Cổ phiếu STB sáng nay giằng co nhẹ quanh tham chiếu trước khi đóng cửa ở mức giá này (9.180 đồng), khớp 5,89 triệu đơn vị.
Chốt phiên, VN-Index giảm 9,24 điểm (-1,24%), xuống 737,45 điểm với 100 mã tăng, trong khi có tới 239 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 149,26 triệu đơn vị, giá trị 2.043,7 tỷ đồng, giảm 25,6% về khối lượng và 35,4% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 17 triệu đơn vị, giá trị 310,7 tỷ đồng.
Trở lại với nhóm cổ phiếu lớn, ngoại trừ VHM duy trì đà tăng tốt 2,88% lên 67.900 đồng, SAB đảo chiều tăng 0,73% lên 138.000 đồng, còn lại đều điều chỉnh.
Trong đó, VIC giảm 2,98% xuống 94.400 đồng, VCB giảm 0,88% xuống 67.600 đồng, VNM giảm 0,81% xuống 97.700 đồng, BID giảm 2,7% xuống 36.000 đồng, GAS giảm 1,75% xuống 61.800 đồng, CTG giảm 2,27% xuống 19.400 đồng, MSN giảm 1,04% xuống 56.900 đồng, TCB giảm 2,65% xuống 16.500 đồng, VJC giảm 1,31% xuống 97.700 đồng, HPG giảm 3,16% xuống 18.400 đồng, NVL giảm 0,97% xuống 51.200 đồng, VRE giảm 3,6% xuống 18.750 đồng, PLX giảm 1,42% xuống 38.300 đồng, MBB giảm 2,51% xuống 15.550 đồng.
Trong nhóm này, ngoài STB, thanh khoản mạnh sáng nay còn có MBB khớp 3,5 triệu đơn vị, HPG khớp 3,37 triệu đơn vị, CTG khớp 2,39 triệu đơn vị, VPB và VRE khớp 2,2 triệu đơn vị...
HNX-Index cũng điều chỉnh khá sâu sáng nay do ACB, SHB, NVB giảm giá, PVS cũng không giữ được đà tăng.
Cụ thể, ACB giảm 2,46% xuống 19.800 đồng, khớp 1,6 triệu đơn vị, SHB giảm 2,01% xuống 14.600 đồng, khớp 2 triệu đơn vị, PVS giảm 0,85% xuống 11.700 đồng, khớp 4,5 triệu đơn vị dẫn đầu sàn. Ngoài ra, các mã giảm còn có VCG, VCS, PVI, NVB.
Trong khi đó, MBG tăng trần lên 8.100 đồng và ART tăng trần lên 2.400 đồng, cùng khớp gần 1 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, HNX-Index giảm 1,6 điểm (-1,55%), xuống 101,82 điểm với 33 mã tăng, trong khi có 67 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 26,7 triệu đơn vị, giá trị 269 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,6 triệu đơn vị, giá trị 10,2 tỷ đồng.
Trong khi đó, dù cũng giảm khá mạnh khi mở cửa phiên sáng, nhưng UPCoM-Index lại đảo chiều tăng thành công.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,09 điểm ( 0,17%), lên 50,51 điểm với 72 mã tăng và 64 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 6,5 triệu đơn vị, giá trị 81 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể.
Trên thị trường này chỉ có BSR và LPB có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị và cùng đóng cửa trong sắc đỏ.
Cụ thể, BSR giảm 1,75% xuống 5.600 đồng, khớp 1,84 triệu đơn vị, LPB giảm 3,13% xuống 6.200 đồng, khớp 1,35 triệu đơn vị.
T.Lê
Chứng khoán xanh khi đón nhận tín hiệu số ca mắc COVID-19 giảm Hai buổi sáng liên tiếp 5 - 6/4, Việt Nam đều không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19, tín hiệu này đã góp phần hỗ trợ tích cực cho tâm lý các nhà đầu tư chứng khoán. Kết thúc phiên ngày 6/4, sắc xanh bao trùm thị trường, với chỉ số VN-Index tăng gần 5%, vượt mốc 735 điểm so với phiên...