Giao dịch chứng khoán sáng 8/7: Nhà đầu tư chùn tay
Diễn biến phiên giao dịch hôm qua khiến những nhà đầu tư có ý định rót tiền trở lại đã chùn tay trong phiên sáng nay.
Trong phiên giao dịch hôm qua, cùng với sự khởi sắc của thị trường chứng khoán thế giới, các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tăng mạnh khi mở cửa, kéo theo sự hứng khởi của nhà đầu tư. Dòng tiền lớn chực chờ trong 2 tuần qua đã nhanh chóng nhập cuộc giúp giao dịch của thị trường sôi động, thanh khoản tăng mạnh.
Tuy nhiên, những nhà đầu tư xuống tiền mua vào phiên sáng, nhất là gần cuối phiên, kéo VN-Index lên 870 điểm, đã có khoảng thời gian thót tim khi theo dõi diễn biến thị trường trong phiên chiều.
Ngay khi bước vào phiên chiều, lực bán mạnh đã đẩy VN-Index thoái lui mạnh và chỉ có may mắn khi nhận được sự nâng đỡ của một vài mã lớn, chỉ số này mới không bị đẩy lùi xuống dưới tham chiếu.
Sau phiên giao dịch thót tim này, sự hưng phấn đã nhanh chóng tan biến khi bước vào phiên giao dịch sáng nay. Diễn biến lình xình với thanh khoản thấp như các phiên trước đó tiếp tục được lặp lại.
Cả 2 sàn gần như không có mã nào đáng chú ý ngoại trừ cổ phiếu DHC bất ngờ đảo chiều tăng vọt lên mức trần 37.950 đồng sau 3 phiên giảm liên tiếp với thanh khoản hơn 2,35 triệu đơn vị, bất chấp bị khối ngoại bán ròng hơn 1,2 triệu đơn vị.
SJF cũng có lực cầu mạnh giúp mã này lên trần 2.460 đồng ngay đầu phiên với dư mua giá trần hơn 2,1 triệu đơn vị.
GTN cũng dần dần tiến lên mức trần 19.950 đồng với 4,57 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua giá trần.
MHC cũng theo chân leo lên mức giá trần 6.490 đồng, khớp 1,27 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần hơn 1 triệu đơn vị.
Trong khi đó, DAH lại bị bán tháo và giảm xuống mức sàn 12.650 đồng, còn dư bán sàn hơn 1,4 triệu đơn vị.
Thông tin về các mã bị cắt margin được HOSE công bố hôm qua gần như không có tác động gì tới giao dịch của các mã này, thậm chí QCG còn tăng trần lên 7.220 đồng, trong khi HVN được cấp margin trở lại cũng chỉ tăng nhẹ.
Các mã thị trường khác cũng lặng sóng khi giao dịch hẹn chế và biên độ dao động giá trong biên độ hẹp.
Ads by AdAsia
Video đang HOT
Các mã lớn phân hóa, nhưng biên độ cũng nhỏ, chỉ có 3 mã tăng trên 1% là GAS ( 1,66% lên 73.600 đồng), SAB ( 1,84% lên 188.500 đồng), CTG ( 1,28% lên 23.750 đồng), một mã giảm hơn 1% là EIB (-1,12% xuống 17.600 đồng), còn lại là trên dưới 0,5%.
Thanh khoản tốt nhất là STB với 6,74 triệu đơn vị, tiếp đó là CTG 3,95 triệu đơn vị (đứng thứ 3 sau GTN), HPG khớp 3,7 triệu đơn vị…
Sự thận trọng của nhà đầu tư khiến VN-Index cũng chỉ giằng co trong biên độ hẹp với thanh khoản sụt giảm so với phiên sáng qua.
Chốt phiên sáng nay, VN-Index tăng nhẹ 0,96 điểm ( 0,11%), lên 864,38 điểm với 154 mã tăng và 167 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 130,5 triệu đơn vị, giá trị 2.421,6 tỷ đồng, giảm 32% về khối lượng và 27% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 24,3 triệu đơn vị, giá trị 616,4 tỷ đồng.
Diễn biến trên HNX cũng tương tự sàn HOSE khi chỉ số chính giằng co nhẹ quanh tham chiếu theo diễn biến của nhóm cổ phiếu lớn.
Trong nhóm cổ phiếu lớn trên HNX, chỉ có ACB tăng 0,42% lên 23.800 đồng và NVB tăng 1,11% lên 9.100 đồng, khớp lần lượt hơn 1 triệu và gần 1,27 triệu đơn vị, còn lại đều giảm hoặc đứng giá, nhưng mức giảm cũng nhẹ, chủ yếu dưới 1% với thanh khoản thấp.
Mã có thanh khoản tốt nhất sàn HNX sáng nay là MBG với 1,6 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,96% lên 5.200 đồng.
Ngoài 3 mã trên, không có thêm mã nào trên HNX có thanh khoản đến 1triệu đơn vị.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,05 điểm (-0,04%), xuống 113,66 điểm với 58 tăng và 47 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,6 triệu đơn vị, giá trị 165 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1 triệu đơn vị, giá trị 13,5 tỷ đồng.
Trên UPCoM sáng nay thậm chí còn không có mã nào có thanh khoản tới 1 triệu đơn vị, tổng khối lượng khớp cả thị trường chỉ đạt 5,23 triệu đơn vị, giá trị 85,8 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 0,27 triệu đơn vị, giá trị 6,9 tỷ đồng.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,04 điểm ( 0,06%) lên 56,39 điểm với 68 mã tăng và 52 mã giảm.
Mã có thanh khoản tốt nhất thị trường này sáng nay là BSR cũng chỉ hơn 0,9 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức tham chiếu 7.100 đồng.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 28/4
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 28/4 của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị tích cực dành cho DHC với giá mục tiêu 50.000 đồng/CP
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Cổ phiếu DHC của CTCP Đông Hải Bến Tre đã có đợt tăng giá khá tích cực theo sự hồi phục của thị trường chung và phần nào cũng phản ánh kết quả kinh doanh quý I/2020 tăng trưởng ấn tượng. Dù vậy, nhìn vào những chướng ngại sắp tới liên quan đến COVID-19, chúng tôi cho rằng cơ hội ngắn hạn ở cổ phiếu DHC không còn nhiều.
Bên cạnh đó, việc các quỹ SSIAM và Daiwa chưa thoái vốn thành công cũng đang tạo một ngưỡng cản tâm lý lớn khiến cho cổ phiếu khó bứt phá.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đánh giá triển vọng năm 2021 của DHC là rất khả quan và nhà đầsu tư nên cân nhắc tăng tỷ trọng DHC nếu giá cổ phiếu điều chỉnh về các vùng giá hấp dẫn hơn khi kết quả kinh doanh của các quý tới được công bố.
BVSC tiếp tục khuyến nghị OUTPERFORM cho DHC với mức giá mục tiêu là 50.000 đồng/CP.
Khuyến nghị mua cho POW với giá mục tiêu 11.100 đồng/CP
CTCK Dầu khí (PSI)
POW là nhà sản xuất điện lớn thứ hai Việt Nam, chỉ sau Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). POW có tổng công suất 4,2GW, tương đương 10% công suất cả nước.
Chúng tôi khuyến nghị mua POW với giá mục tiêu mới là 11.100 dựa trên sản lượng điện thương mại quý I/2020 đạt 5.267 Triệu kwh (-4% so với cùng kỳ) hoàn thành 99% kế hoạch.
Cụ thể, sản lượng điện khí đạt 3.313 Triệu kwh, (giảm 17% so với cùng kỳ) hoàn thành 93% kế hoạch đề ra do trong quý I, Nhay máy điện Nhơn Trạch 1 hết hạn hợp đồng mua bán khí tối thiểu nên được huy động và phân bổ Qc rất thấp, chỉ huy động 50% công suất, làm ảnh hưởng đến kết quản sản xuất kinh doanh.
Sản lượng thủy điện đạt 51,5 triệu kwh, giảm 60% so với cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do tình hình thời tiết bất lợi, lượng nước về hồ trong 3 tháng đầu năm thấp hơn mức trung bình. Sản lượng điện than đạt 1,849 triệu kwh, tăng 50% so với cùng kỳ, đã bù đắp phần thiếu hụt từ các nhà máy điện khí và thủy điện.
Giá bán điện trên thị trường cạnh tranh được cải thiện đạt 1.149,6 đồng/kWh, cao hơn mức bình quân cùng kỳ năm ngoái (1.004,26 đồng/kWh và 2018 (1.007,17 đồng/kWh), cho thấy các nhà máy điện đã tăng hiệu quả sản xuất vận hành và tăng lượng điện bán trên thị trường cạnh tranh.
Khuyến nghị mua cổ phiếu NT2 với giá mục tiêu 27.800 đồng/cp
CTCK Dầu khí (PSI)
Chúng tôi khuyến nghị mua NT2 với giá mục tiêu 27.800 đồng/cp dựa trên các giá định(1) Lượng điện huy động tăng do tình trạng thiếu điện tại Miền Nam sẽ tiếp diễn; (2) Giá bán điện trên thị trường cạnh tranh dự kiến tăng tuy nhiên lượng Qc bán theo hợp đồng giảm và giá điện theo hợp đồng PPA giảm so với năm ngoái (3) Mỏ khí mới Sao Vàng - Đại Nguyệt sắp đi vào hoạt động khai thác vào tháng 10 năm 2020
Tính đến hết quý I/2020, tổng sản lượng điện NT2 huy động đạt 1.185 triệu kwh, giảm 4% so với cùng kỳ và hoàn thành 102% kế hoạch đề ra. Theo đó, doanh tu thuần từ bán điện quý I đạt 1.723 tỷ đồng (-9% so với cùng kỳ), đạt 95% kế hoạch.
Biên lợi nhuận gộp đạt 14%, cải thiện đáng kể so với cùng kỳ do công ty đã tiết kiệm được suất hao nhiệt, giảm 40% chi phí vận hành cố định và 10% O&M biến đổi so với kế hoạch.
Chúng tôi cũng điều chỉnh dự phóng kết quả kinh doanh do (1) điều chỉnh giảm doanh thu do giá dầu giảm mạnh dẫn đến giá bán điện theo sản lượng Qc thay đổi theo; (2) % Sản lượng điện bán theo hợp đồng (Qc) giảm còn 80%.
Chúng tôi dự phóng doanh thu NT2 năm 2020 đạt 7,045 tỷ đồng (giảm 8% so với 2019), theo đó, lợi nhuận sau thuế của NT2 đạt 628 tỷ đồng (giảm 17% so với năm ngoái).
Nợ vay dài hạn của NT2 giảm dần, đến hết năm 2021, công ty thanh toán xong nợ dài hạn, nếu tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, dòng tiền hoạt động kinh doanh thặng dư mỗi năm hơn 1.400 tỷ đồng.
Có thể mở vị thế đối với TIP tại ngưỡng giá 17
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu TIP của Công ty cổ phần Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa đang nằm trong nhịp tăng giá sau khi tích lũy trung hạn quanh ngưỡng giá 15. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với nhịp tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ tín hiệu tích cực. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đã hình thành. TIP nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại vùng kháng cự 22.5 trong các phiên giao dịch tới.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng giá 17.0 và chốt lãi quanh ngưỡng giá 22.5. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ 15.0.
T.T
Nhà đầu tư đang cầm cổ phiếu nên quan sát thị trường chứng khoán trong vài phiên tới Thị trường chứng khoán vừa có phiên tăng điểm nhẹ với thanh khoản có sự cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp. VN-Index dự báo có thể gặp áp lực điều chỉnh trong 1-2 phiên kế tiếp. Ảnh Internet. Chốt phiên giao dịch chứng khoán ngày 7/7, VN-Index tăng 2,26 điểm lên mốc 863,42 điểm. HNX-Index tăng 0 ,64 điểm lên mốc 113,71...