Giao dịch chứng khoán sáng 8/5: Nhận “liều thuốc” kích thích, VN-Index tăng vọt
Tâm lý nhà đầu tư hứng khởi sau thông tin tích cực từ việc giảm phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán đã giúp dòng tiền tham gia sôi động và VN-Index tăng vọt ngay khi mở cửa phiên giao dịch cuối tuần 8/5.
Sau nhịp nghỉ trong ngày đầu tiên của tháng 5, thị trường đã nhanh chóng lấy lại đà tăng điểm bởi dòng tiền sôi động cùng sự dẫn dắt của các bluechip, bất chấp nhà đầu tư nước ngoài vẫn miệt mài xả bán và chưa có phiên mua ròng nào kể từ cuối tháng 3/2020 đến nay.
Phiên hôm qua (7/5) cũng không nằm ngoài xu hướng chung. Sau chút thận trọng đầu phiên sáng, đà bật cao của một số bluechip đã lan rộng thị trường, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu lớn và ngân hàng, đã tiếp bước giúp VN-Index leo lên mức cao nhất ngày và tiến gần hơn với vùng giá 800 điểm.
Theo nhận định của BVSC, VN-Index dự báo sẽ gặp áp lực rung lắc, điều chỉnh khi thử thách vùng kháng cự mạnh 800-820 điểm trong phiên cuối tuần. Nếu tiếp tục vượt qua vùng kháng cự quan trọng này, chỉ số sẽ có cơ hội bước vào nhịp tăng điểm mới với đích đến 860-880 điểm trong thời gian tới.
Tuy nhiên, cuối giờ chiều qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 37/TT-BTC quy định mức thu, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán nhằm cấp bách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo đó, từ ngày 7/5 đến hết ngày 31/12/2020, có 20/22 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán được giảm 50% so với quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán ban hành kèm theo Thông tư 272/2016/TT-BTC. Thông tin tích cực này sẽ là “liều thuốc” tiếp sức cho đà tăng của thị trường.
Bước vào phiên giao dịch sáng cuối tuần 8/5, dòng tiền trong nước tiếp tục chảy mạnh giúp thị trường “xanh mướt”. Trong đó, đồng loạt bluechip đều giao dịch khởi sắc đã tiếp sức giúp VN-Index nhanh chóng vượt mốc 800 điểm ngay khi mở cửa.
Hầu hết các cổ phiếu có vốn hóa dẫn đầu thị trường như VIC, VCB, VHM, VNM, BID, GAS, SAB đều có mức tăng hơn 1%, đáng kể SAB tiếp tục duy trì đà tăng mạnh hơn 6%, tiệm cận mức giá trần.
Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu tác động mạnh tới chỉ số chung của thị trường là ngân hàng, hầu hết đều tăng khá tốt, ngoại trừ EIB lình xình quanh mốc tham chiếu.
Sau khoảng 1 giờ giao dịch, chỉ số VN-Index tăng hơn 11 điểm, vượt qua mốc 805 điểm khi sắc xanh bảo phủ diện rộng bảng điện tử, gấp gần 3 lần số mã giảm. Trong đó, nhóm VN30 chỉ có HPG và POW rung lắc nhẹ.
Dòng tiền chảy mạnh giúp thị trường tiếp tục bứt tốc trong nửa cuối phiên sáng. Trong đó, nhóm cổ phiếu bluechip vẫn là điểm tựa chính kéo VN-Index tăng vọt gần 3%, lên mức cao nhất trong gần 2 tháng (từ 11/3/2020).
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 232 mã tăng và 103 mã giảm, VN-Index tăng 22,62 điểm ( 2,84%), lên 819,16 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 186 triệu đơn vị, giá trị 3.487,25 tỷ đồng, tăng 40% về khối lượng và 52,26% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóp góp hơn 12 triệu đơn vị, giá trị 234,29 tỷ đồng.
Nhóm VN30 chỉ còn duy nhất POW điều chỉnh nhẹ và CTD đứng giá tham chiếu, còn lại đều tăng mạnh.
Video đang HOT
Trong đó, dòng bank vẫn đóng trụ đỡ chính với điểm nhấn là TCB đã lội ngược dòng tăng vọt sau khi rung lắc nhẹ đầu phiên. Tạm chốt phiên sáng nay, TCB 6,8% lên mức giá trần 18.900 đồng/CP và thanh khoản thuộc top 10 dẫn đầu khi có hơn 4,62 triệu đơn vị được khớp lệnh.
Bên cạnh đó, các thành viên khác cũng tăng ấn tượng và hầu hết đều xác lập mức giá cao nhất trong phiên sáng như VCB 4,4% lên 72.800 đồng/CP, BID 2,3% lên 38.400 đồng/CP, CTG 4,7% lên 21.350 đồng/CP, STB 2,4% lên 9.560 đồng/CP, VPB 5,4% lên 22.550 đồng/CP, MBB 3,1% lên 16.800 đồng/CP, HDB 6,1% lên 22.600 đồng/CP.
Bộ 3 nhà Vingroup cũng ghi nhận mức tăng cao như VHM 5,6% lên 71.400 đồng/CP, VIC 3,1% lên 99.000 đồng/CP, VRE 2,8% lên 25.500 đồng/CP.
Ngoài ra, phải kể đến đà tăng mạnh của một số cổ phiếu vốn hóa lớn khác như BVH 3,7% lên 48.700 đồng/CP, SAB 4,9% lên 177.300 đồng/CP, VNM 1,5% lên 104.900 đồng/CP, MSN 4,3% lên 61.300 đồng/CP, PLX 4,6% lên 44.000 đồng/CP…
Về thanh khoản, các cổ phiếu ngân hàng cũng là tâm điểm của thị trường với STB dẫn đầu với 8,38 triệu đơn vị được khớp lệnh; tiếp theo là CTG khớp 7,56 triệu đơn vị, MBB khớp 6,46 triệu đơn vị.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có phần trầm lắng hơn, tuy nhiên phần lớn vẫn giao dịch khởi sắc, ngoại trừ một số mã như BCG, VPH, VIP, VRC tăng trần.
Trên sàn HNX, nhóm cổ phiếu bluechip cũng dẫn dắt HNX-Index tăng vọt, áp sát mốc 110 điểm.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 63 mã tăng và 43 mã giảm, HNX-Index tăng 1,3 điểm ( 1,2%), lên 109,61 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 30,23 triệu đơn vị, giá trị 283,44 tỷ đồng, tăng 37,4% về lượng và hơn 41% về giá trị so với phiên sáng qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,64 triệu đơn vị, giá trị 12,13 tỷ đồng.
Trong nhóm HNX30, chỉ có 4 mã giao dịch dưới mốc tham chiếu là DGC, DTD, VCG và VGS với mức giảm nhẹ chỉ trên dưới 1%.
Một số mã bluechip hỗ trợ cho đà tăng của thị trường như ACB 1,4% lên 21.500 đồng/CP, SHB 3,1% lên 16.600 đồng/CP, PVS 1,7% lên 12.200 đồng/CP, VCS 1,8% lên 66.100 đồng/CP; SHS, BVS, MBS, PVI, PVB, TNG… có mức tăng trên dưới 1%.
Top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất sàn HNX với HUT dẫn đầu đạt 9,49 triệu đơn vị và tạm dừng phiên sáng tại mốc tham chiếu 1.700 đồng/CP, còn lại 4 mã ACB, PVS, SHB, SHS đều khởi sắc với khối lượng khớp tương ứng 3,25 triệu đơn vị, hơn 2,7 triệu đơn vị, hơn 2 triệu đơn vị và 1,12 triệu đơn vị.
Cổ phiếu thị trường KLF tiếp tục duy trì đà tăng và bảo toàn sắc tím nhưng thanh khoản sụt giảm mạnh với khối lượng khớp chỉ hơn nửa triệu đơn vị và dư mua trần hơn 2 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, sau nhịp điều chỉnh nhẹ đầu phiên, thị trường đã hồi phục và duy trì đà tăng đến hết phiên.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,47 điểm ( 0,89%), lên 52,83 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 12,97 triệu đơn vị, giá trị 110,55 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,4 triệu đơn vị, giá trị 18,22 tỷ đồng.
Bộ 3 cổ phiếu dẫn đầu thanh khoản trên UPCoM là BSR 1,7% lên 6.100 đồng/CP với hơn 2,22 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công; LPB 1,4% lên 7.200 đồng/CP và khớp 1,86 triệu đơn vị; OIL 5,2% lên 8.100 đồng/CP và khớp 1,55 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, một số mã lớn cũng khởi sắc, hỗ trợ đà tăng cho thị trường như VGI, VEA, BCM, QNS, VIB…
Giao dịch chứng khoán sáng 28/4: Dòng tiền thận trọng, VN-Index tiếp tục mất điểm
Sự thận trọng của nhà đầu tư khiến VN-Index tiếp tục giảm điểm trong phiên sáng nay với thanh khoản cũng sụt giảm khá mạnh so với phiên sáng qua.
Trong phiên hôm qua, VN-Index tăng vọt lên trên 785 điểm ngay khi mở cửa, nhưng đã nhanh chóng quay đầu điều chỉnh do áp lực chốt lời và thủng tham chiếu.
Càng giao dịch, diễn biến thị trường càng phân hóa, cùng nhóm bluechip tiếp tục gia tăng gánh nặng, đặc biệt là dòng bank khiến chỉ số lùi về dần 770 điểm khi đóng cửa.
Theo nhận định của TVSI thì trên đồ thị ngày, thị trường vẫn đang gặp khó khăn trong việc vượt qua vùng kháng cự mạnh 780-810 điểm. Áp lực bán có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt tại nhóm Ngân hàng khiến cho khả năng hình thành nhịp điều chỉnh được đánh giá cao sẽ xuất hiện trong những phiên tới.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 28/4, chỉ số VN-Index leo nhanh lên trên 775 điểm, chủ yếu nhờ cổ phiếu lớn VHM tăng vọt hơn 6% với giao dịch khá sôi động, sau thông tin kết quả kinh doanh quý I/2020 bùng nổ về lợi nhuận với hơn 7.645 tỷ đồng, tăng hơn 184% so với cùng kỳ năm trước và doanh thu 6.519,2 tỷ đồng, tăng 11,39%.
Mặc dù vậy, số mã giảm trong VN30 gia tăng, có thời điểm có tới 25 mã đỏ và ngay cả VHM cũng hạ thấp độ cao sau đó đã khiến VN-Index thủng tham chiếu, mất 10 điểm về 765 điểm trước khi bật nhẹ trở lại sau hơn 1 giờ giao dịch.
Bảng điện tử dần phân hóa mạnh do áp lực chốt lời gia tăng với các mã giảm như PVD, AAA, NKG, HAI, DLG, hay nhóm cổ phiếu họ FLC.
Trong khi đó, giao dịch tích cực hơn đáng kể là DBC, TTF, FCN, QCG, CLG, TIP khi có thời điểm tăng kịch trần. Đặc biệt, HHS giữ vững sắc tím và dư mua giá trần hơn 2,5 triệu đơn vị.
Càng giao dịch, áp lực bán vẫn có phần gia tăng khiến số mã giảm đã gần gấp đôi trên bảng điện từ với hơn 200 mã, trong khi các bluechip đa số cũng dưới tham chiếu cùng thanh khoản chậm lại đã khiến VN-Index kết phiên trong sắc đỏ.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 111 mã tăng và 211 mã giảm, VN-Index giảm 5,62 điểm (-0,73%), xuống 765,15 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 125,4 triệu đơn vị, giá trị 2.029,5 tỷ đồng, giảm hơn 35% về khối lượng và 30% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 6 triệu đơn vị, giá trị 152,4 tỷ đồng.
Cổ phiếu VHM sau khi tăng hơn 6% từ sớm đã hạ nhiệt nhanh, kết phiên chỉ còn 0,6% lên 64.900 đồng.
Các bluechip còn tăng cũng không còn nhiều như MSN 2,2% lên 59.800 đồng; BVH 0,5% lên 46.700 đồng; CTG 0,5% lên 18.950 đồng; POW 1% lên 10.000 đồng; SBT 1,1% lên 13.850 đồng.
Trái lại, các mã giảm đáng kể có VNM -2,1% xuống 100.600 đồng; VRE -4% xuống 22.550 đồng; PLX -2,4% xuống 39.250 đồng; HVN -2,5% xuống 15.900 đồng; CTD -2,3% xuống 62.500 đồng, cùng nhóm VCB, HPG, PNJ, SAB, MWG giảm từ 1,5% đến 1,8%.
Thanh khoản cao nhất trong các bluechip tại rổ VN30 là STB với 4,28 triệu đơn vị khớp lệnh, giảm 0,6% xuống 8.940 đồng. Tiếp theo là HPG với 3,98 triệu đơn vị; POW có 3,41 triệu đơn vị; ROS có 3,29 triệu đơn vị, giảm 2,6% xuống 3.780 đồng; CTG có 2,48 triệu đơn vị; VRE có 2,34 triệu đơn vị; VHM có 2,32 triệu đơn vị...
Nhóm cổ phiếu thị trường đánh mất sắc tím, nhưng vẫn có giao dịch sôi động và tăng điểm như DBC, TTF, FCN, ANV, trong đó, DBC 6% lên 28.100 đồng, khớp lệnh có hơn 3,89 triệu đơn vị.
Còn HHS, PAC, TIP giữ vững mức giá trần, trong đó HHS khớp hơn 0,47 triệu đơn vị và dư mua giá trần hơn 2,5 triệu đơn vị.
Trong các mã giảm, TVB giảm sàn -6,7% xuống 10.500 đồng, khớp hơn 0,73 triệu đơn vị; FRT thoát giá sàn, nhưng vẫn giảm mạnh 4,8% xuống 21.600 đồng, khớp hơn 0,55 triệu đơn vị, tương tự là ABS, khi -3,9% xuống 18.450 đồng, mặc dù có thời điểm chạm giá sàn, khớp hơn 0,15 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index diễn biến chính là giằng co nhẹ dưới tham chiếu với phần lớn các mã lớn, thanh khoản cao giảm điểm.
Theo đó, SHB -1,9% xuống 15.800 đồng; PVS -1,7% xuống 11.400 đồng; DGC -1,5% xuống 26.500 đồng; CEO -1,4% xuống 6.900 đồng; SHS -2,6% xuống 7.600 đồng; MBS -1,1% xuống 9.000 đồng; TAR -0,6% xuống 33.000 đồng, và không thiếu những sắc đỏ khác tại ART, TIG, IDJ, PLC, VCS, IDC...
Tăng điểm lác đác có ACB, 0,5% lên 20.200 đồng; VCG 0,9% lên 25.400 đồng; TNG 0,8% lên 12.200 đồng. Trong khi đó, khá nhiều mã dừng lại ở tham chiếu như KLF, NVB, MST, HUT, KVC, LAS, TTH...
Thanh khoản trên sàn cao nhất là KLF với hơn 2,45 triệu đơn vị khớp lệnh; PVS có 2,03 triệu đơn vị; NVB có 1,87 triệu đơn vị; ART có 1,27 triệu đơn vị; MBG có 1,2 triệu đơn vị, giảm sàn xuống 9.200 đồng...
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 30 mã tăng và 55 mã giảm, HNX-Index giảm 0,51 điểm (-0,48%), xuống 105,8 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 18,9 triệu đơn vị, giá trị 163 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,2 triệu đơn vị, giá trị 0,38 tỷ đồng.
Trên UpCoM, sau nửa đầu phiên giằng co, chỉ số UpCoM-Index cũng lùi bước trước áp lực bán gia tăng, nhưng sau đó cũng về gần được tham chiếu vào những phút cuối.
Nhóm 3 cổ phiếu có giao dịch lớn nhất đều giảm là BSR, OIL và VGI. Trong đó, BSR -1,7% xuống 5.800 đồng, khớp 1,2 triệu đơn vị; OIL -5,4% xuống 7.000 đồng, khớp hơn 1,06 triệu đơn vị và VGI -3% xuống 25.600 đồng, khớp hơn 0,35 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,05 điểm (-0,09%), xuống 51,92 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 5,75 triệu đơn vị, giá trị 65,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,18 triệu đơn vị, giá trị 27,6 tỷ đồng.
Lạc Nhạn
Giao dịch chứng khoán chiều 16/4: Thoát hiểm Trong ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh, giao dịch tại phiên khớp lệnh ATC vào cuối giờ chiều thường dành được sự quan tâm hơn của nhà đầu tư khi sẽ có biến động lớn và phiên hôm nay đáo hạn VN30F2004 cũng không ngoại lệ. Sau phiên sáng VN-Index gần như không đổi, thị trường đã tự tin hơn trong phiên...