Giao dịch chứng khoán sáng 3/6: Dòng bank nâng đỡ thị trường, HQC vẫn nóng
Trong khi đại đa số các điểm nóng khác đã hạ nhiệt, đặc biệt là ITA, thì HQC lại nổi lên trở thành tâm điểm chú ý của thị trường. Tuy nhiên, chính nhóm cổ phiếu ngân hàng mới giúp 2 chỉ số chính giữ được đà tăng.
Xuất phát từ thông tin đưa ra tại kỳ Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 diễn ra cuối tháng 5, trong đó HQC đặt kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng với tổng doanh thu là 1.019 tỷ đồng, lợi nhuận là 63 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 55,3% và 52,3% so với thực hiện năm 2019. Công ty cũng dự kiến sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm nay.
Đặc biệt, trong định hướng kế hoạch giai đoạn 2020-2025, HQC đặt ra kế hoạch lợi nhuận sau thuế mỗi năm đạt từ 100 tỷ đồng. Mục tiêu cụ thể 5 năm tới doanh thu đạt 10.000 tỷ đồng. Với kết quả đó, doanh nghiệp đặt mục tiêu cải thiện giá cổ phiếu, mục tiêu đến năm 2024 cổ phiếu HQC về mệnh giá.
Sau thông tin trên, ngay trong phiên giao dịch đầu tháng 6, HQC đã nổi sóng tăng lên mức giá trần 1.180 đồng sau nhiều phiên lình xình dưới ngưỡng 1.100 đồng. Trong phiên giao dịch hôm qua (2/6), sóng càng nổi lớn hơn khi mã này có dư mua giá trần lên tới gần 30 triệu đơn vị.
Kỳ vọng vào sóng lớn kéo dài, dòng tiền tiếp tục tung vào mua đuổi HQC ở mức giá trần 1.340 đồng khi bước vào phiên giao dịch sáng nay. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư sợ mạo hiểm đã nhanh chóng chốt lời, khiến lượng dư mua hơn 30 triệu đơn vị được nhanh chóng hấp thụ, kéo thanh khoản HQC tăng vọt và đẩy mã này xuống 1.290 đồng.
Dù vậy, nhiều người khác lại không nghĩ sóng HQC sẽ sớm kết thúc khi HQC đưa ra mục tiêu tham vọng đưa giá cổ phiếu về mệnh giá, nên đẩy mạnh mua vào, hấp thụ ngược lại hết tất cả lệnh dưa bán, kéo HQC lên trần trở lại với lượng dư trần hơn 16 triệu đơn vị, trong khi đã khớp tới hơn 37 triệu đơn vị.
Ngoài HQC, giao dịch tại các mã khác khá trầm lắng, trong sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng điện tử. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng và một vài mã lớn khác, nên VN-Index vẫn giữ được sắc xanh nhạt.
Trong các mã nóng, sau chuỗi 7 phiên tăng trần liên tiếp (tính tới nửa đầu phiên sáng qua), cổ phiếu ITA đã bị chốt lời nên điều chỉnh giảm khi chốt phiên.
Bước vào phiên sáng nay, cổ phiếu này mở cửa ở mức tham chiếu, sau đó được kéo xanh, nhưng mức tăng không quá mạnh, thanh khoản đứng thứ 3 trên sàn.
Chốt phiên, ITA tăng 0,53% lên 3.820 đồng với hơn 9 triệu đơn vị được khớp, đứng sau HQC và ROS. Tuy nhiên, ROS lại tiếp tục giảm mạnh 4,69% xuống 3.050 đồng, khớp 13,5 triệu đơn vị.
Video đang HOT
Thị trường đang có dấu hiệu như một đợt phân phối đỉnh
Chốt phiên sáng, VN-Index tăng 2,8 điểm ( 0,32%), lên 877,6 điểm với 148 mã tăng, trong khi có tới 183 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 211,5 triệu đơn vị, giá trị 3.044,6 tỷ đồng, giảm 17,6% về lượng và 16,6% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 16,5 triệu đơn vị, giá trị 702,9 tỷ đồng.
Như đã đề cập, việc VN-Index giữ được sắc xanh là nhờ sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng và một vài mã lớn khác, dù không nhiều. Cụ thể, VCB tăng 1,15% lên 87.600 đồng, BID tăng 0,99% lên 40.950 đồng, CTG tăng 1,71% lên 23.850 đồng, TCB tăng 0,95% lên 21.350 đồng, VPB tăng 0,83% lên 24.300 đồng, MBB tăng 0,84% lên 18.050 đồng, EIB tăng 0,28% lên 17.650 đồng, STB tăng 0,48% lên 10.550 đồng, TPB tăng 4,76% lên 22.000 đồng, đặc biệt HDB tiếp tục tăng trần lên 28.500 đồng khi mở cửa phiên sáng nay trước khi hạ nhiệt nhẹ, đóng cửa tăng 5,82% lên 28.200 đồng.
Trong nhóm này, STB và CTG là 2 mã có thanh khoản tốt nhất với hơn 4,9 triệu đơn vị và hơn 4,1 triệu đơn vị.
Một số bluechip khác tăng giá là GAS, MSN, PLX, MWG, FPT, POW…, trong khi VIC, VNM, HPG, VRE, NVL, HVN, BVH giảm giá, nhưng mức tăng giảm nhẹ.
Trong khi đó, TTB sau khi mở cửa với sắc xanh đã nhanh chóng quay đầu giảm 2,34% xuống 5.430 đồng. Các mã khác như EVG, LMH, TNI, VNE… lại đang còn dư bán giá sàn khá lớn.
Trên HNX, giao dịch tại ACB đã không còn đột biến như vài phiên trước, nhưng vẫn giữ được sắc xanh nhạt, đủ hỗ trợ cho HNX-Index không xuống dưới tham chiếu. Sau đó, SHB vươn lên mạnh mẽ, cùng với PVS, ACB kéo HNX-Index tăng mạnh khi chốt phiên.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 1,69 điểm ( 1,48%), lên 115,33 điểm với 57 mã tăng và 69 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 41,2 triệu đơn vị, giá trị 405 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 5 triệu đơn vị, giá trị 41,9 tỷ đồng.
ACB đóng cửa tăng 2,02% lên 25.300 đồng, khớp 1,84 triệu đơn vi, trong khi SHB bật từ dưới tham chiếu lên mức 14.800 đồng khi đóng cửa, tăng 5,72%, khớp 7,9 triệu đơn vị, đứng đầu sàn HNX.
Ngoài ra, PVS tăng 2,29% lên 13.400 đồng, khớp 3,62 triệu đơn vị, đứng thứ 3 sau HUT. Mã cổ phiếu này này giao dịch giằng co quanh tham chiếu trước khi đóng cửa tăng 4,55% lên 2.300 đồng, khớp 4,9 triệu đơn vị.
UPCoM sáng nay giằng co nhẹ quanh tham chiếu và may mắn có được sắc xanh nhạt khi đóng cửa.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,05 điểm ( 0,09%), lên 56,03 điểm với 62 mã tăng và 73 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 53,8 triệu đơn vị, giá trị 460 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp tới 35,9 triệu đơn vị, giá trị 275,4 tỷ đồng, đến chủ yếu từ 35,6 triệu cổ phiếu LPB được sang tay ở mức sàn 7.300 đồng, giá trị 260 tỷ đồng.
Trong khi đó, trong phiên khớp, LPB lại tăng 1,18% lên 8.600 đồng, khớp 1,86 triệu đơn vị, đứng sau BSR.
BSR sáng nay giao dịch rất sôi động với 7,1 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa tăng 7,46% lên 7.200 đồng.
Một bluechip khác có giao dịch tích cực sáng nay là VIB với tổng khớp gần 1,3 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2,94% lên 17.500 đồng.
Tuy nhiên, LPB và VIB vẫn đứng sau NCP về thanh khoản khi mã này khớp 2,2 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức tham chiếu 10.000 đồng.
Các mã bluechip khác tăng giá là ACV, MSR, MCH, VGG, OIL, trong khi VGI, CTR, VTP giảm giá.
Chứng khoán 3/6: Tiền vẫn chỉ đeo bám Bluechip
Dòng tiền không chịu lan tỏa ra mà chỉ trông đợi và các trụ lớn kéo lên. Tuy nhiên, ngay cả các Bluechip lúc này cũng không còn tăng ráo riết khiến cho VN-Index giao dịch khá lẹt đẹt.
Ảnh minh họa.
Qua các phiên giao dịch tới 6.000-7.000 tỷ đồng vừa qua, thị trường chứng khoán đã cho thấy dòng tiền đang vận chuyển mạnh mẽ để tìm cơ hội. Tuy nhiên, lượng tiền này đã dần bộc lộ giới hạn khi VN-Index muốn chinh phục các vùng cao hơn.
Quan điểm được nhiều công ty chứng khoán ủng hộ từ ngay đầu tuần là tiền nên tìm đến các mã Midcap và Small cap để tranh thủ giữ nhiệt cho thị trường và cũng tạo cơ hội cho các Bluechip tích lũy thêm.
Tuy nhiên, liên tiếp 2 phiên vừa qua, nhóm Penny hầu như vẫn chưa thể thu hút sự chú ý thành công. Đã có phiên ROS, FLC bùng nổ về thanh khoản nhưng ngay sau đó lại bất chợt nguội đi.
Điều này cho thấy rõ ràng, khẩu vị dòng tiền vẫn đang dành hết sự quan tâm cho Bluechip. Các diễn biến giao dịch của phiên sáng nay cho thấy Bluechip cũng giao dịch lừng khừng. VHM (-0,39%), VNM ( 0,09%), VCB ( 0,6%) chủ yếu giằng co không để lại dấu ấn riêng.
Chỉ số còn xanh lúc này là nhờ vào HDB ( 5,3%) vẫn còn tăng mạnh sau khi công bố sẽ trả cổ tức tỷ lệ 65% trong năm nay.
Còn lại, các cổ phiếu trên sàn hầu như án binh bất động và nếu có biến động mạnh cũng xuất phát từ những câu chuyện riêng. CTD (-5,98%) là trường hợp điển hình khi mâu thuẫn giữa các cổ đông nội bộ đang được đẩy lên cao trào. Kusto hiện đang muốn triệu tập ĐHĐCĐ bất thường để buộc các lãnh đạo chủ chốt phải từ chức.
Trong khi đó, một số cổ phiếu Penny có tiềm năng làm dậy sóng trên sàn giao dịch vẫn khá lặng lẽ như ASM (-0,17%), LDG (-1,18%), FLC (-1,33%), DXG (0%), ITA ( 1,84%), TTF (-1,32%), HBC (-0,12%) với phần lớn đang ngả về sắc đỏ.
Tính đến 10h, VN-Index tăng 0,04% lên 875,12 điểm.
Trong khi đó, HNX-Index khả quan hơn khi tăng 0,29% lên 113,97 điểm. PVS ( 1,53%) và ACB ( 1,21%) đang làm khá tròn vai giúp cho chỉ số biến động tích cực hơn VN-Index.
Giao dịch chứng khoán chiều 1/6: Bùng nổ Dòng tiền chảy mạnh đã tiếp sức cho các chỉ số bứt cao trong phiên chiều. Đáng chú ý, sau khi sóng lớn tại SHB bị dập tắt, thì "người anh em" ACB lại bùng nổ trong phiên đầu tiên của tháng 6. Trái với lo ngại của giới phân tích về áp lực điều chỉnh của thị trường sau đợt tăng khá...