Giao dịch chứng khoán sáng 27/7: Nhà đầu tư tháo chạy, VN-Index mất gần 40 điểm
Áp lực bán tháo tiếp diễn khiến hàng loạt mã giảm sàn, đẩy VN-Index giảm gần 40 điểm, mất mốc 790 điểm trong phiên sáng đầu tuần 27/7.
Thị trường vẫn trong trạng thái lình xình thì đột ngột lao dốc mạnh trong phiên cuối tuần ngày 24/7 sau thông tin Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Covid-19 ngoài cộng đồng đầu tiên sau 99 ngày không có trường hợp dương tính nào.
Sắc đỏ bao trùm bảng điện tử khiến VN-Index ngày càng lùi sâu dưới mốc tham chiếu, thậm chí có thời điểm bốc hơi gần 40 điểm khi bước sang phiên giao dịch chiếu và đã bật ngược trở lại nhờ lực cầu bắt đáy. Tuy nhiên, đà bán ra vẫn khá lớn khiến VN-Index không thoát khỏi phiên giảm sâu, chỉ số này đã để mất gần 30 điểm, tương ứng giảm 3,22% và kết phiên cuối tuần dưới mốc 830 điểm.
Tính chung cả tuần, thị trường đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ đáy tháng 3 cho tới nay, mức giảm 4,92%, đồng thời đưa Việt Nam trở thành thị trường giảm mạnh nhất trên thế giới.
Theo ông Đào Tuấn Trung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, CTCK Vietinbank, mốc hỗ trợ gần nhất nằm ở 820 điểm. Với tâm lý lo ngại của giới đầu tư, chỉ số VN-Index sẽ test lại mốc này và chờ đợi phản ứng của các mã thuộc VN30.
Trường hợp kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp này khả quan, chỉ số sẽ phục hồi và tiếp tục sideway trong biên độ 820 – 840 điểm. Ở trường hợp ngược lại, chỉ số sẽ tiếp tục giảm sâu hơn và hoàn toàn có khả năng mất mốc 800 điểm.
Bước vào phiên giao dịch sáng đầu tuần 27/7, tâm lý nhà đầu tư vẫn bi quan khiến thị trường tiếp tục chìm đắm trong sắc đỏ.
Trên bảng điện tử, hàng trăm mã mất điểm, gấp hơn 10 lần số mã tăng điểm, trong đó, sức ép từ bluechip vẫn đè nặng lên thị trường khiến VN-Index tiếp tục trạng thái lao dốc mạnh.
Nhóm VN30 đều giao dịch trong sắc đỏ với biên độ giảm khá mạnh, đáng kể các mã lớn như VNM, VIC, VCB, SAB, TCB đều có mức giảm trên 3-4%, nhanh chóng đẩy VN-Index về dưới mốc 795 điểm.
Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy nhập cuộc tích cực ngay khi bước sang đợt khớp lệnh liên tục đã giúp thị trường thu hẹp biên độ, chỉ số VN-Index dần trở lại vùng giá 800 điểm.
Bên cạnh sắc đỏ bao phủ nhóm bluechip, ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, hàng loạt mã nóng cũng đều giảm sàn hoặc thu hẹp biên độ chút ít sau khi mở cửa tại sắc xanh mắt mèo như HQC, ROS, FLC, ITA, HAG, LDG, HHS, HAI, GTN…
Mốc 800 điểm chỉ được giữ trong thời gian khá ngắn rồi nhanh chóng lao mạnh do áp lực bán tháo diễn ra ồ ạt. Chỉ số Vn-Index rơi xuống mức thấp nhất khi bay hơi gần 40 điểm và thủng mốc 790 điểm.
Video đang HOT
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có tới 365 mã giảm (trong đó có 87 mã nằm sàn) và chỉ 25 mã tăng, VN-Index giảm 39,78 điểm (-4,8%), xuống 789,38 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 262,45 triệu đơn vị, giá trị 3.871,59 tỷ đồng, tăng 34,75% về khối lượng và 24,75% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước (24/7). Giao dịch thỏa thuận đóng góp 23,73 triệu đơn vị, giá trị 412,6 tỷ đồng.
Nhóm VN30 tiếp tục gia tăng sức ép và là tác nhân chính đẩy thị trường giảm sâu. Bên cạnh các mã CTD, PNJ và ROS giảm sàn, các cổ phiếu lớn có biên độ giảm khá mạnh và hầu hết đều tìm về mức giá thấp nhất trong phiên.
Cụ thể, VIC -4,9% xuống 83.700 đồng/CP, VHM -4,7% xuống 72.400 đồng/CP, VNM -5,5% xuống 105.000 đồng/CP, VCB -5,6% xuống 76.500 đồng/CP, TCB -4,6% xuống 18.600 đồng/CP, BID -5% xuống 36.300 đồng/CP, CTG -4,7% xuống 21.200 đồng/CP, GAS -4,7% xuống 65.100 đồng/CP, SAB -5% xuống 172.000 đồng/CP…
Ngoài ra, các bluechip khác cũng giảm khá sâu như BVH, HDB, MBB, MWG, PLX, SSI, SBT, VJC cũng về sát mức giá sàn.
Ở nhóm cổ phiếu nóng, hàng loạt mã tạm dừng tại mức giá sàn như HQC, ITA, FLC, ROS, HAG, DXG, LDG, HAI, HHS, AMD, GTN… Trong đó, HQC vẫn dẫn đầu thanh khoản với 13.37 triệu đơn vị được khớp lệnh và dư bán sàn 1,82 triệu đơn vị; ITA khớp hơn 10 triệu đơn vị, FLC khớp 9,33 triệu đơn vị…
Trên sàn HNX, đà giảm cũng nới rộng về cuối phiên do áp lực bán dâng cao.
Chốt phiên sáng, sàn HNX cũng chỉ có 13 mã tăng và có tới 109 mã giảm, HNX-Index giảm 5,04 điểm (-4,61%), xuống 104,29 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 35,16 triệu đơn vị, giá trị hơn 313 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 2 triệu đơn vị, giá trị 9,45 tỷ đồng.
Trong nhóm HNX30 chỉ có duy nhất ĐG đứng giá tham chiếu và NBC nhích nhẹ, còn lại đều mất điểm.
Đáng kể các mã tác động mạnh tới diễn biến chỉ số chung của thị trường như ACB có lúc bị đẩy về mức giá sàn và chốt phiên sáng -4,3%, tạm đứng tại mức giá 22.200 đồng/CP; SHB -8% xuống 10.400 đồng/CP, PVS -6,8% xuống 11.000 đồng/CP, PVB -7,8% xuống 14.200 đồng/CP, VCS -5,4% xuống 55.600 đồng/CP, NTP -6,7% xuống 26.500 đồng/CP, NVB -4,6% xuống 8.300 đồng/CP…
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các mã HUT, ART, KLF, MST… đều giảm sàn. Trong đó, HUT -9,52% xuống mức 1.900 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh lớn nhất sàn HNX, đạt 3,51 triệu đơn vị.
Thị trường UPCoM cũng không nằm ngoài xu hướng chung khi bị đẩy xuống mức thấp nhất của phiên.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 1,62 điểm (-2,9%), xuống 54,16 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 19,93 triệu đơn vị, giá trị 229,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn nửa triệu đơn vị, giá trị 32,65 tỷ đồng.
Các mã lớn cũng giảm khá mạnh như ACV -8,1% xuống 50.900 đồng/CP, VEA -6,3% xuống 39.900 đồng/CP, VGI -7,4% xuống 24.900 đồng/CP, BSR -6,2% xuống 5.800 đồng/CP, MML -4,8% xuống 42.100 đồng/CP…
Cổ phiếu giao dịch sôi động nhất thị trường UPCoM là LPB với khối lượng giao dịch đạt 6,62 triệu đơn vị và chốt phiên -5,7% xuống 8.100 đồng/CP; tiếp theo là BSR đạt 3,64 triệu đơn vị và VIB -5,2% xuống 18.200 đồng/CP với hơn 1,97 triệu đơn vị được giao dịch thành công.
Giao dịch chứng khoán chiều 27/4: Dòng bank gia tăng sức ép, VN-Index giảm gần 6 điểm
Trong khi thị trường tiếp tục diễn biến phân hóa thì nhóm cổ phiếu ngân hàng gia tăng sức ép khi phần lớn đều rơi xuống mức giá thấp nhất ngày, đã khiến VN-Index lui về ngưỡng 770 điểm trong phiên đầu tuần 27/4.
Những tưởng dòng tiền nội hoạt động mạnh sẽ tiếp đà tăng thị trường nhưng áp lực bán gia tăng và tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechip đã khiến VN-Index quay đầu điều chỉnh trước khi chốt phiên sáng dù trong phần lớn thời gian chỉ số này đã đứng trên mốc tham chiếu.
Bước sang phiên giao dịch chiều, diễn biến thị trường không khởi sắc thêm khi vắng bóng những thông tin hỗ trợ tích cực.
Trong khi thị trường giao dịch khá phân hóa với số mã tăng và giảm trên bảng điện tử khá cân bằng, thì nhóm cổ phiếu bluechip tiếp tục gia tăng gánh nặng, đặc biệt là dòng bank hầu hết đều nới rộng biên độ giảm khi chịu thêm sức ép đến từ cung ngoại, đã đẩy VN-Index lùi về mốc 770 điểm, tương ứng giảm tới 15 điểm so với mức cao nhất trong ngày - ngay khi mở cửa phiên giao dịch.
Cụ thể, ngoại trừ VPB vẫn giữ được sắc xanh dù tiếp tục thu hẹp biên độ khi 2,4%, còn lại phần lớn đều tìm về mức giá thấp nhất ngày như VCB -3% xuống mức 66.800 đồng/CP, BID -2,5% xuống 35.100 đồng/CP, CTG -1,8% xuống 18.850 đồng/CP, STB -1,2% xuống mức giá 8.990 đồng/CP; MBB -2,2% xuống mức 15.700 đồng/CP.
Bên cạnh đó, nhiều mã bluechip khác cũng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực hơn như BVH -1,2% xuống mức thấp nhất ngày 46.450 đồng/CP, GAS -1,4% xuống 64.200 đồng/CP, MSN -1,7% xuống 58.500 đồng/CP, PLX -2,8% xuống 40.200 đồng/CP, VIC -1,1% xuống 92.000 đồng/CP, VHM -0,8% xuống 64.500 đồng/CP, VRE -2,1% xuống 23.500 đồng/CP.
Cổ phiếu lớn VNM sau phiên bùng nổ cuối tuần trước (24/4) đã đuối sức trong phiên hôm nay. Đặc biệt, về cuối phiên chiều, lực bán gia tăng đã đẩy VNM về mốc tham chiếu dù trong phần lớn thời gian, cổ phiếu này vẫn giao dịch trong sắc xanh.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, ROS vẫn dẫn đầu thanh khoản với 14,54 triệu đơn vị được khớp lệnh và kết phiên 4,58% lên 3.880 đồng/CP; ITA lấy lại mức giá trần 2.420 đồng/CP với khối lượng khớp 11,72 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 2 triệu đơn vị; AMD nhích nhẹ 0,6% lên 3.300 đồng/Cp và khớp hơn 10 triệu đơn vị...
Đóng cửa, sàn HOSE có 186 mã tăng và 175 mã giảm, VN-Index giảm 5,89 điểm (-0,76%), xuống 770,77 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 307,36 triệu đơn vị, giá trị 4.704,9 tỷ đồng, tăng 17,19% về khối lượng và 19,63% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (24/4).
Giao dịch thỏa thuận đóng góp 50,51 triệu đơn vị, giá trị 932,37 tỷ đồng, trong đó riêng EIB thỏa thuận 23,79 triệu đơn vị, giá trị 356,85 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, thị trường không có nhiều biến động và diễn biến giằng co nhẹ quanh vùng giá 106 điểm.
Đóng cửa, sàn HNX có 90 mã tăng và 67 mã giảm, HNX-Index giảm 0,67 điểm (-0,63%), xuống 106,3 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 37,76 triệu đơn vị, giá trị 306,52 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,53 triệu đơn vị, giá trị 66,19 tỷ đồng.
Cũng giống sàn HOSE, dòng bank trên HNX cũng có phần kém tích cực với biên độ giảm nới rộng hơn, cụ thể ACB -1% xuống 20.100 đồng/CP, SHB -1,8% xuống 16.100 đồng/CP, NVB -2,4% xuống 8.000 đồng/CP.
Trái lại, nhóm HNX30 cũng chỉ còn lác đác chấm xanh, trong đó cổ phiếu lớn VCG và VCS vẫn chỉ nhích nhẹ trên dưới 0,5%.
Cổ phiếu nhỏ KLF vẫn giao dịch sôi động nhất sàn HNX với 8,92 triệu đơn vị được khớp lệnh và kết phiên bảo toàn mức giá trần 2.000 đồng/CP. Trong khi đó, ART lùi về mốc tham chiếu 2.500 đồng/CP và khớp 2,24 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, giao dịch có phần tích cực hơn giúp thị trường tiếp tục nhích bước.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,31 điểm ( 0,6%), lên 51,97 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 12,85 triệu đơn vị, giá trị 148,32 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,52 triệu đơn vị, giá trị gần 72,4 tỷ đồng.
Cổ phiếu LPB đã lấy lại mốc tham chiếu 6.900 đồng/CP và vươn lên vị trí dẫn đầu thanh khoản thị trường UPCoM với gần 3,1 triệu đơn vị được giao dịch thành công.
Trong khi đó, cặp đôi cổ phiếu dầu khí tiếp tục để mất điểm, cụ thể BSR -3,33% xuống 5.800 đồng/Cp và khớp 2,42 triệu đơn vị; OIL -5,19% xuống 7.300 đồng/CP và khớp 1,19 triệu đơn vị.
Mặt khác, một số mã lớn giao dịch khá tích cực, đã hỗ trợ cho đà tăng của thị trường như VEA 3,6% lên 35.000 đồng/CP, BCM 10,4% lên 23.400 đồng/CP, FOX 3,3% lên 47.000 đồng/CP...
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lại đều đảo chiều giảm điểm, trong đó, VN30F2005 đáo hạn gần nhất giảm 0,66% xuống 692,3 điểm với hơn 209.720 đơn vị khớp lệnh, khối lượng mở có hơn 30.690 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, có 13 mã tăng, 8 mã đứng giá tham chiếu, còn lại đều giảm. Trong đó, CREE2001 có giao dịch sôi động nhất với 86.824 đơn vị khớp lệnh, và giảm 7,69% xuống 240 đồng/cq; tiếp theo là CROS2001 khớp 80.813 đơn vị và kết phiên 33,33% lên 40 đồng.
T.Thúy
Lực cầu bắt đáy tăng mạnh, VN-Index giữ vững mốc 800 điểm Ở thời điểm 9h40, đà giảm của VN-Index chững lại, chỉ số hiện mất hơn 27 điểm, giữ lại mốc 800 điểm. Những thông tin về các ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng tại Đà Nẵng cuối tuần qua đã tác động tới tâm lý các nhà đầu tư. Vn-Index mở cửa mất ngay mốc 800 điểm khi giảm hơn 30 điểm ngay...