Giao dịch chứng khoán sáng 27/5: Áp lực chốt lời gia tăng, VN-Index vẫn nhích bước
Tăng mạnh lên ngưỡng 875 điểm khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay, VN-Index nhanh chóng bị đẩy lùi về sát vạch xuất phát khi áp lực chốt lời gia tăng mạnh, nhưng vẫn giữ được sắc xanh nhờ dòng tiền tham lam vẫn hoạt động.
Tiếp nối đà tăng mạnh của phiên trước và sự khởi sắc của chứng khoán thế giới phiên tối qua, VN-Index nhảy vọt lên trên ngưỡng 875 điểm khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay.
Tại ngưỡng này, áp lực chốt lời diễn ra mạnh tại nhiều mã đã đẩy VN-Index lao xuống theo đường thẳng giống như lúc đi lên, về sát tham chiếu với sắc đỏ nhiều dần trên bảng điện tử. Diễn biến tương tự cũng diễn ra trên HNX, thậm chí HNX-Index còn bị đẩy xuống dưới tham chiếu.
Tuy nhiên, dòng tiền tham lam vẫn hoạt động tích cực, giúp các chỉ số nhanh chóng nẩy trở lại khi nhiều mã bluechip tăng khá tốt. Trong khi đó, sóng ITA chưa dừng lại khi tiếp tục được kéo lên mức trần 3.190 đồng với gần 16,6 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua giá trần hơn 3,4 triệu đơn vị.
Không chỉ ITA, sáng nay cũng chứng kiến nhiều mã nổi sóng như EVG, TVB, CTD, TNI, QBS, HTN…
Khi lên tới gần đỉnh của phiên sáng, VN-Index bị đẩy lùi trở lại trước áp lực chốt lời, đóng cửa với mức tăng nhẹ.
Chốt phiên, VN-Index tăng 3,51 điểm ( 0,40%) lên 872,64 điểm với 183 mã tăng và 158 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 212,4 triệu đơn vị, giá trị 3.519,4 tỷ đồng, tăng 11,8% về khối lượng và 19,3% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 16,3 triệu đơn vị, giá trị 369 tỷ đồng.
Ngoài nhóm cổ phiếu nổi sóng trên, các mã bluechip sáng nay khá phân hóa. Trong đó, sắc xanh xuất hiện tại VCB, VHM, GAS, MSN, TCB, VJC, PLX, MBB, HVN, BVH,FPT, POW, HDB, EIB, trong khi sắc đỏ xuất hiện tại VNM, CTG, HPG, VRE, VPB, GVR… Các mã còn lại là VIC, BID, NVL, MWG, STB, TPB đứng giá tham chiếu.
Trong đó, tăng tốt có HVN tăng 3,66% lên 28.350 đồng, MSN tăng 2,88% lên 64.300 đồng, EIB tăng 2,66% lên 17.350 đồng, VCB tăng 1,94% lên 84.100 đồng, GAS tăng 1,47% lên 76.000 đồng, các mã khác tăng nhẹ dưới 1%.
Ngược lại, giảm mạnh nhất là HPG cũng chỉ mất 1,41% xuống 28.000 đồng, các mã khác giảm dưới 1%.
Các các mã này, HPG là mã có thanh khoản tốt nhất với 11 triệu đơn vị, tiếp đến là STB khớp hơn 7 triệu đơn vị, MBB gần 5,9 triệu đơn vị.
Video đang HOT
Trong khi HPG điều chỉnh, thì HSG lại tăng khá tốt 3,65% lên 10.250 đồng, khớp hơn 10 triệu đơn vị, đứng liền sau HPG.
Trên HNX, dù ACB duy trì sắc xanh, nhưng đà tăng bị thu hẹp, chỉ còn 1 bước giá, trong khi nhóm vốn hóa lớn có nhiều mã giảm, dù không mạnh, cũng đủ khiến HNX-Index không thể giữ được sắc xanh khi chốt phiên.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,15 điểm (-0,14%), xuống 110,34 điểm với 60 mã tăng và 68 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 33,3 triệu đơn vị, giá trị 363 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,8 triệu đơn vị, giá trị 9,4 tỷ đồng.
Các mã vốn hóa lớn trên HNX là ACB, SHB, VCG, VCS, PVI, PVS biến động nhỏ, chỉ tăng giám dưới 1%, trong đó ACB và PVI có sắc xanh, các mã còn lại có sắc đỏ.
Trong nhóm này, SHB có thanh khoản tốt nhất với 5,6 triệu đơn vị, tiếp đến là PVS với hơn 4 triệu đơn vị, là 2 mã có thanh khoản tốt nhất trên sàn; ACB gần 2,3 triệu đơn vị, đứng thứ 5.
MBS là mã có thanh khoản tốt thứ 3 trên sàn với 2,7 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 5,06% lên 10.400 đồng.
Trong các mã nhỏ, HUT và DST khớp trên 2 triệu đơn vị, trong đó HUT đứng giá tham chiếu 2.000 đồng, còn DST tăng trần lên 4.200 đồng.
Trên UPCoM, LPB là điểm sáng nhất cả về thanh khoản và giá khi tăng 3,9% lên 8.000 đồng với 6 triệu đơn vị được khớp. Tiếp đến là BSR tăng 1,59% lên 6.200 đồng, khớp 1,69 triệu đơn vị.
Các mã lớn khác có sắc xanh hôm nay là ACV, OIL, CTR, VTP, MCH, qua đó giúp UPCoM có được sắc xanh nhạt khi chốt phiên.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,09 điểm ( 0,16%), lên 55,41 điểm với 83 mã tăng và 59 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,7 triệu đơn vị, giá trị 188 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 8 tỷ đồng.
Giao dịch chứng khoán chiều 25/5: Cổ phiếu khu công nghiệp nổi sóng
Mặc dù nhận được sự hỗ trợ khá tích cực từ "ông lớn" VNM nhưng VN-Index vẫn lỗi hẹn với mốc 860 điểm trong phiên đầu tuần 25/5. Điểm nhấn thị trường là cùng với dòng tiền chảy mạnh, nhóm cổ phiếu khu công nghiệp đã có phiên nổi sóng khi hàng loạt mã đua nhau tăng trần cùng giao dịch sôi động.
Sau những biến động mạnh bởi phái sinh, thị trường chứng khoán đã ổn định hơn khi bước vào phiên giao dịch sáng đầu tuần 25/5. Trong gần suốt cả phiên, diễn biến phân hóa của thị trường khiến chỉ số VN-Index chỉ biến động nhẹ quanh vùng tham chiếu. Tuy nhiên, giao dịch đã bừng sáng trong khoảng 30 phút cuối phiên.
Dòng tiền chảy mạnh và lan tỏa thị trường đã giúp nhiều lớn bé đảo chiều hồi phục hoặc nới rộng biên độ tăng. Đặc biệt là cặp đôi lớn VNM và VHM đã trở thành trợ lực chính kéo VN-Index lên mức cao nhất khi chốt phiên.
Bước sang phiên giao dịch chiều, đà tăng tiếp tục được duy trì giúp VN-Index thử thách lại mốc 860 điểm. Tuy nhiên, một lần nữa thị trường chưa thể dành thế thắng, chỉ số VN-Index đã không giữ được vùng giá này dù nhận được sự hỗ trợ tích cực từ "ông lớn" VNM.
Nếu trong phiên sáng, cặp đôi VHM và VNM song hành hỗ trợ thị trường, thì sang phiên chiều, VHM chỉ còn le lói xanh nhưng VNM lại bật cao, trở thành điểm sáng của thị trường. Kết phiên, VNM 2,8% lên mức cao nhất ngày 117.600 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 1,58 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, một số bluechip như CTG, MWG, PNJ, VRE cũng có được mức tăng hơn 1%; các mã SAB, VIC, VCB, BID, HPG chỉ nhích nhẹ trên dưới 0,5%.
Trong nhóm VN30 chỉ còn 8 mã giao dịch dưới mốc tham chiếu nhưng với biên độ khá hẹp như GAS, PLX, MSN, VJC, VPB...
Điểm sáng chính là nhóm cổ phiếu khu công nghiệp khi nhiều mã như ITA, KBC, SZC, TIP... đồng loạt tăng trần. Trong đó, ITA 6,9% lên 2.800 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh lớn nhất sàn HOSE, đạt gần 14,1 triệu đơn vị và dư mua trần 2,56 triệu đơn vị; KBC 6,6% lên 13.700 đồng/CP và khớp 6,55 triệu đơn vị cùng dư mua trần gần 0,45 triệu đơn vị...
Trái lại, cổ phiếu CKG sau 4 phiên liên tiếp tăng trần cùng giao dịch cải thiện đã bị xả bán và -7% xuống mức giá sàn 10.000 đồng/CP với khối lượng khớp gần 0,2 triệu đơn vị. Còn cổ phiếu LMH tiếp tục có phiên giảm sàn thứ 4 sau khi có thông báo sẽ chính thức hủy niêm yết vào tháng 6 tới đây, hiện cổ phiếu này dư bán sàn gần 2,6 triệu đơn vị.
Đóng cửa, với 218 mã tăng và 145 mã giảm, VN-Index tăng 6,3 điểm ( 0,74%) lên 859,04 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 307,23 triệu đơn vị, giá trị 5.868,07 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% về khối lượng và hơn 11% về giá trị so với phiên 22/5.
Giao dịch thỏa thuận đóng góp 47,58 triệu đơn vị, giá trị 1.405,12 tỷ đồng, trong đó đáng kể VIC thỏa thuận 4 triệu đơn vị, giá trị 385,6 tỷ đồng và VHM thỏa thuận hơn 2,33 triệu đơn vị, giá trị 178,56 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, đà tăng tiếp tục được nới rộng hơn nhờ sự dẫn dắt của các cổ phiếu bluechip.
Đóng cửa, với 96 mã tăng và 62 mã giảm, HNX-Index tăng 1,3 điểm ( 1,23%), lên 107,04 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 43,82 triệu đơn vị, giá trị hơn 513 tỷ đồng, giảm 34,58% về khối lượng và 26,96% về giá trị so với phiên 22/5. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,11 triệu đơn vị, giá trị 65,29 tỷ đồng.
Trong nhóm HNX30 chỉ còn 5 mã giao dịch dưới mốc tham chiếu, còn lại phần lớn đều tăng hoặc đứng giá.
Đáng kể, nhiều cổ phiếu bluechip có vốn hóa lớn đã giao dịch khởi sắc hơn, tiếp tục là động lực tăng cho thị trường như SHB 6,8% tiến gần hơn với mức giá trần khi kết phiên tại mức giá 14.100 đồng/CP, PVS 1,6% lên 12.600 đồng/CP, PVB 2,2% lên 14.100 đồng/CP, DGC 1,2% lên 33.000 đồng/CP, VCS và VCG cũng hồi nhẹ.
Top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất sàn HNX gồm SHB dẫn đầu đạt 8,89 triệu đơn vị, PVS khớp 4,78 triệu đơn vị, ACB khớp 3,52 triệu đơn vị, TNG khớp 2,36 triệu đơn vị và MBG khớp 2,16 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, cặp đôi KLF và HUT vẫn giữ được sắc tím vừa thiết lập lại trong phiên sáng. Cả 2 mã này đều có khối lượng khớp lệnh gần 2,1 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, giao dịch cũng có phần khởi sắc hơn trong phiên chiều.
Đóng cửa, với 112 mã tăng và 75 mã giảm, UpCoM-Index tăng 0,69 điểm ( 1,28%) lên 54,93 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 14,66 triệu đơn vị, giá trị 199,13 tỷ đồng.
Giao dịch thỏa thuận đóng góp thêm 8,69 triệu đơn vị, giá trị 554,843 tỷ đồng, trong đó BOT thỏa thuận 6,2 triệu đơn vị, giá trị 228,16 tỷ đồng và NTC thỏa thuận gần 1,58 triệu đơn vị, giá trị gần 300 tỷ đồng.
Cổ phiếu dầu khí BSR đã lấy lại mốc tham chiếu khi kết phiên tại mức giá 6.400 đồng/CP và vẫn là mã giao dịch sôi động nhất với 3,99 triệu đơn vị được giao dịch thành công.
Tiếp theo đó, cặp đôi cổ phiếu ngân hàng là LPB 1,3% lên 7.700 đồng/Cp và khớp 2,06 triệu đơn vị; VIB 2,6% lên 16.000 đồng/Cp và khớp 1,55 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, cổ phiếu khu công nghiệp cũng tăng khá tốt như BCM 8,5% lên 25.500 đồng/CP, NTC 2,4% lên 198.000 đồng/CP.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều đảo chiều hồi phục, trong đó, hợp đồng VN30F2006 đáo hạn ngày 18/6 tăng 1,7% lên mức 782 điểm, khối lượng giao dịch đạt gần 196.860 đơn vị, khối lượng mở hơn 15.600 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, có 16 mã tăng và 12 mã đứng giá, còn lại đều giảm. Trong đó, CVRE2001 giao dịch sôi động nhất với 80.995 đơn vị được khớp lệnh và kết phiên 6,25% lên 170 đồng/CQ.
Giao dịch chứng khoán chiều 22/5: Cổ phiếu thép lội ngược dòng, SHB nổi sóng trở lại Trái với diễn biến sắc đỏ lan rộng thị trường khiến VN-Index tiếp tục lùi sâu, nhóm cổ phiếu ngành thép đã có phiên lội ngược dòng thành công khi hàng loạt mã khởi sắc cùng giao dịch sôi động. Sau 4 phiên tăng liên tiếp, áp lực bán gia tăng mạnh đã khiến thị trường đổi hướng đi. Chỉ số VN-Index chủ...