Giao dịch chứng khoán sáng 25/6: Cổ phiếu nhỏ trở lại, VN-Index vẫn chìm trong sắc đỏ
Áp lực bán trên diện rộng ở nhiều nhóm ngành, trong khi thông tin hỗ trợ dường như mất hút khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, VN-Index đe dọa xuyên thủng mốc 850 điểm.
Trong phiên hôm qua, sau khi thị trường lình xình quanh tham chiếu do nhà đầu tư thận trọng đứng ngoài quan sát thì chỉ cần sau giờ nghỉ trưa, lực bán đã gia tăng, VN-Index có thời điểm giảm hơn 8 điểm, đánh mất luôn mốc 860 điểm.
Điểm tích cực là VN-Index đã thoát khỏi mức đáy của ngày khi hồi nhẹ trở lại vào cuối phiên nhờ VIC được kéo trở lại.
Theo TVS thì thị trường phát tín hiệu kết thúc nhịp hồi phục. Với những diễn biến kém khả quan ở cuối phiên, áp lực bán dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao.
Trong kịch bản vùng hỗ trợ 840-860 điểm bị phá vỡ, VN-Index dự báo sẽ lui về vùng hỗ trợ mạnh 780-810 điểm trước khi cho phản ứng hồi phục.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 25/6, áp lực bán trên diện rộng ngay từ khi mở cửa đã khiến VN-Index đổ đèo và thủng mốc 850 điểm, trước khi nảy nhẹ trở lại và dao động giằng co nhẹ sau hơn 1 giờ giao dịch.
Thị trường có thời điểm ghi nhận gần 270 mã giảm trên HOSE và 26 mã đỏ tại rổ VN30.
Một số mã còn đang tăng và hút được dòng tiền là HQC, ITA, HSG, DLG, DCM và bluechip HPG.
Tân binh PSH của CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu đang lội ngược dòng thị trường. Sau phiên chào sàn hôm qua tăng hết biên độ cho phép ( 20%) lên 19.200 đồng, khớp hơn 300.000 đơn vị, đã tiếp tục tăng kịch trần ngay khi mở cửa sáng nay 6,8% lên 20.500 đồng.
Giao dịch vẫn chưa có thấy dấu hiệu tích cực nào thêm, VN-Index tiếp tục lình xình ở vùng giá thấp cho đến hết phiên.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 73 mã tăng và 272 mã giảm, VN-Index giảm 7,41 điểm (-0,86%), xuống 852,3 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 174,3 triệu đơn vị, giá trị 2.393,4 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% về khối lượng nhưng tăng 4% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 9,81 triệu đơn vị, giá trị gần 177 tỷ đồng.
Video đang HOT
Nhóm bluechip tạo gánh nặng với 25 mã giảm trong rổ VN30. Mặc dù đa số đều chỉ giảm nhẹ, nhưng đáng kể có CTD -4,7% xuống 68.600 đồng; HDB -2,3% xuống 25.650 đồng; VRE -2,1% xuống 26.300 đồng; VIC -1,7% xuống 93.100 đồng; VCB -1,7% xuống 83.300 đồng; MSN -1,6% xuống 56.300 đồng…
4 mã giữ sắc xanh là SAB 1,3% lên 162.000 đồng; HPG 1,3% lên 28.350 đồng; NVL 0,9% lên 58.800 đồng; STB 0,5% lên 11.250 đồng và GAS đứng tham chiếu tại 72.600 đồng.
Ads by AdAsia
Thanh khoản đáng kể tại HPG và STB, khi dẫn đầu nhóm với 12 triệu và 7,1 triệu đơn vị khớp lệnh. Trong đó, HPG cũng đồng thời thanh khoản cao nhất HOSE.
Nhóm cổ phiếu thị trường lác đác vài sắc xanh như HSG, HQC, ITA,DCM, FIT, MHC, DPM, FCN, DRH, DBC, với HSG khớp hơn 11,9 triệu đơn vị, chỉ đứng sau HPG trên bảng điện tử, tăng mạnh 4,7% lên 12.250 đồng.
HQC cũng có hơn 11,9 triệu đơn vị được khớp; ITA có gần 8 triệu đơn vị; DCM có 3,09 triệu đơn vị; DPM có 1,84 triệu đơn vị.
Trái lại, nhiều mã giảm điểm, thậm chí có thời điểm chạm giá sàn như SJF, TNI, PLP, QBS…
Trên sàn HNX, diễn biến cũng không khá hơn, khi HNX-Index mở cửa trong sắc đỏ và tuy có thời điểm chạm tham chiếu, nhưng áp lực bán lớn tiếp tục đẩy chỉ số lùi bước.
Sắc đỏ bao trùm bảng điện tử với ACB -0,8% xuống 23.600 đồng; PVS -1,6% xuống 12.300 đồng; NVB -2,3% xuống 8.600 đồng, và sắc đỏ tại MBG, TIG, TAR, AMV…
Khá nhiều cổ phiếu lớn nhỏ đứng tham chiếu như SHB, SHS, CEO, ART, MST, ACM…
HUT là đại điện tăng giá đáng kể nhất khi vững sắc tím 7,4% lên 2.900 đồng, khớp hơn 18,2 triệu đơn vị, dẫn đầu HNX và bỏ xa phần còn lại, khi PVS mặc dù đứng thứ 2 nhưng cũng chỉ có 2,46 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 28 mã tăng và 70 mã giảm, HNX-Index giảm 0,59 điểm (-0,52%), xuống 113,11 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 43,55 triệu đơn vị, giá trị 289,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,17 triệu đơn vị, giá trị 26,56 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng lao dốc ngay khi mở cửa và có nhịp nảy vào giữa phiên, nhưng với tâm lý thị trường chung là yếu đã kéo chỉ số trở lại gần mức điểm thấp nhất phiên sau đó.
Nhóm cổ phiếu lớn, được giao dịch nhiều đều giảm như BSR, LPB, OIL, PXL, VGI, VGT, QNS, VCR, CTR, VEA, ACV…
Trong khi đó, sắc xanh đáng kể có tại C4G và G36, còn VIB, DRI, PPI, SBS đứng tham chiếu.
BSR khớp lệnh cao nhất với hơn 1,68 triệu đơn vị, giảm 2,7% xuống 7.100 đồng; LPB có hơn 1,55 triệu đơn vị được khớp, giảm 1,1% xuống 8.700 đồng.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,28 điểm (-0,5%), xuống 56,45 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 9,42 triệu đơn vị, giá trị 90,81 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,1 triệu đơn vị, giá trị 1,1 tỷ đồng.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 24/6: Trở lại mua ròng hơn 50 tỷ đồng trong phiên giảm sâu
Trái với áp lực bán gia tăng mạnh ở nhóm nhà đầu tư trong nước khiến VN-Index chia tay mốc 860 điểm, khối ngoại đã tập trung gom bluechip và trở lại mua ròng hơn 50 tỷ đồng trong phiên 24/6.
Trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 17,49 triệu đơn vị, giá trị 495,02 tỷ đồng, giảm 7,13% về khối lượng và 16,58% về giá trị so với phiên trước đó (ngày 23/6).
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 13,72 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 435,47 tỷ đồng, giảm 41,86% về lượng và 39,51% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 3,77 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng 59,55 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó bán ròng 4,76 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 126,47 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, chứng chỉ quỹ FUEVFVND được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với khối lượng 4,39 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị hơn 53 tỷ đồng.
Trong khi đó, cổ phiếu dẫn đầu danh mục mua ròng trong phiên hôm qua là PLX lùi về vị trí thứ 2 khi được mua ròng gần 1 triệu đơn vị, giá trị 45,84 tỷ đồng.
Các mã khác như NVL, HPG, VCB và KDC được mua ròng 10-15 tỷ đồng.
Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất DBC với giá trị đạt 20,04 tỷ đồng, tương đương khối lượng 419.460 đơn vị.
Tiếp theo đó, TRC bị bán ròng 15,87 tỷ đồng (517.080 cổ phiếu) và VHM bị bán ròng 13,65 tỷ đồng (177.550 cổ phiếu). Còn lại các mã bị bán ròng dưới 10 tỷ đồng.
Trên sàn giao dịch chứng khoán HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 543.800 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 4,36 tỷ đồng, đạt xấp xỉ về lượng và giảm 3,75% về giá trị so với phiên trước đó (23/6).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 439.420 đơn vị, giá trị 6,78 tỷ đồng, giảm 48,12% về lượng và 1,74% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 104.380 đơn vị, trong khi phiên trước đó bán ròng 304.040 đơn vị. Tổng giá trị vẫn là bán ròng 2,42 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,11% so với phiên trước đó.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất PVS với giá trị đạt gần 1,65 tỷ đồng, tương đương khối lượng 129.970 cổ phiếu.
Trong khi đó, khối này bán ròng 20 mã và dẫn đầu là SHB bị bán ròng 3,12 tỷ đồng, tương đương khối lượng 221.200 cổ phiếu.
Giao dịch trên thị trường chứng khoán UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 206.210 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 10,32 tỷ đồng, giảm 11,65% về lượng và tăng 6,83% về giá trị so với phiên trước (23/6).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 387.210 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 14,49 tỷ đồng, giảm 7,43% về lượng và 31,68% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 181.000 đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 4,17 tỷ đồng, giảm 2,1% về lượng và 63,9% về giá trị so với phiên trước đó.
Trong đó, khối ngoại mua ròng 19 mã và MCH được mua ròng mạnh nhất đạt hơn 5,16 tỷ đồng, tương đương khối lượng 71.740 cổ phiếu. Tiếp theo là BCM được mua ròng 1,68 tỷ đồng và FOX được mua ròng gần 1,1 tỷ đồng.
Mặt khác, khối này bán ròng 11 mã và mạnh nhất là QNS với giá trị 4,51 tỷ đồng, tương đương khối lượng 146.200 đơn vị. Tiếp theo là ACV và VEA bị bán ròng trên dưới 3,5 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 24/6, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 3,69 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng 52,96 tỷ đồng; trong khi phiên hôm qua bán ròng 5,24 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 140,39 tỷ đồng.
Giao dịch chứng khoán sáng 24/6: Dòng tiền rút lui, VN-Index "bất động" Sự thận trọng của nhà đầu tư khiến thị trường lình xình trong biên độ hẹp và đóng cửa gần như không thay đổi với thanh khoản thấp trong phiên sáng nay (24/6). Trong phiên hôm qua, sau thông tin ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua vào 15 triệu cổ phiếu, cổ phiếu FLC đã nổi sóng tăng lên mức trần 4.090...