Giao dịch chứng khoán sáng 22/7: LDG nổi sóng, VN-Index loay hoay tìm lối thoát
Sự thận trọng của cả bên mua và bên bán khiến xu hướng lình xình tiếp tục duy trì trong phiên sáng nay, VN-Index vẫn loay hoay tìm lối thoát.
Sau khi tăng mạnh trong nửa cuối tháng 3 và 2 tháng 4, 5, thị trường chứng khoán Việt Nam đã điều chỉnh khá mạnh trong tháng 6. Việc thị trường điều chỉnh đã khiến nhà đầu tư, nhất là lớp nhà đầu tư mới (F0) trở nên thận trọng hơn sau khi kiếm được lợi nhuận khá khi mới gia nhập thị trường.
Sự thận trọng của nhà đầu tư khiến VN-Index loay hoay không rõ xu thế kể từ đầu tháng 7. Dù có một vài phiên biến động mạnh, nhưng xu hướng chung của thị trường vẫn là lình xình đi ngang trong biên độ hẹp với nhiều phiên VN-Index đóng cửa gần như không đổi.
Trong phiên hôm qua (21/7), nhờ lực cung giá thấp được tiết giảm trong phiên chiều đã giúp VN-Index đảo chiều có sắc xanh nhạt sau khi giảm hơn 10 điểm trong ngày sinh nhật thị trường lần thứ 20 (20/7). Tuy nhiên, sự thận trọng của nhà đầu tư khiến thanh khoản vẫn đứng ở mức thấp và VN-Index chỉ tăng đủ để có sắc xanh.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay, sự thận trọng vẫn được nhà đầu tư đặt lên hàng đầu khiến diễn biến thị trường không có nhiều thay đổi. Số mã tăng giảm trên sàn khá cân bằng, nhưng biên độ dao động hẹp khiến VN-Index cũng loay hoay theo.
Tuy nhiên, trong diễn biến ảm đạm của thị trường chung, vẫn có một vài điểm sáng. LDG sau 6 phiên giảm trong 7 phiên giao dịch gần nhất, trong đó có phiên giảm sàn ngày 20/7 sau thông tin Đất Xanh và công ty con thoái toàn bộ vốn tại LDG (tương đương khoảng 88 triệu cổ phiếu LDG), đã đảo chiều khởi sắc trở lại trong phiên sáng nay.
Mở cửa ở mức tham chiếu, nhưng lực cầu bất ngờ gia tăng mạnh đã hấp thụ hết toàn bộ lượng dư bán, kéo LDG lên mức trần 6.310 đồng, khớp gần 3,3 triệu đơn vị và còn dư mua trần hơn 1,1 triệu đơn vị. Thanh khoản của LDG đứng thứ 2 thị trường, chỉ sau ROS (hơn 6 triệu đơn vị).
Video đang HOT
Các mã khác kể cả bluechip hay cổ phiếu thị trường sáng nay đều có giao dịch khá chậm, biên độ giá hẹp.
HNX-Index cũng loay hoay giống VN-Index khi giằng co nhẹ quanh tham chiếu. Trên sàn này chỉ có 3 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị sáng nay.
Giao dịch chứng khoán chiều 17/7: Cổ phiếu lớn chìm trong sắc đỏ, VN-Index đảo chiều
Hầu hết các cổ phiếu vốn hóa lớn giao dịch trong sắc đỏ khiến chỉ số VN-Index mất gần 5 điểm trong phiên cuối tuần 17/7.
Nếu trong phiên hôm qua, sự tỏa sáng của bluechip đã làm khuấy đảo thị trường trong đợt khớp ATC thì sang phiên cuối tuần 17/7, các mã này nhanh chóng hạ nhiệt và quay đầu khiến VN-Index gặp khó.
Cụ thể, thị trường lình xình dưới mốc 870 điểm trong suốt cả phiên sáng trong bối cảnh diễn biến chung phân hóa và phần lớn các cổ phiếu trong nhóm VN30 đang giao dịch trong sắc đỏ.
Bước sang phiên giao dịch chiều, lực cầu gia tăng giúp thị trường thu hẹp biên độ giảm. Tuy nhiên, chỉ số VN-Index chỉ kịp chạm mốc 875 điểm rồi quay đầu và tiếp tục trở lại trạng thái lình xình đi ngang bởi giao dịch không mấy tích cực của nhóm cổ phiếu bluechip.
Chốt phiên, VN-Index giảm 4,81 điểm (-0,55%), xuống 872,02 điểm với 162 mã tăng và 190 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 270,68 triệu đơn vị, giá trị 4.575,91 tỷ đồng, tăng 11,16% về khối lượng và 6,5% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 31,68 triệu đơn vị, giá trị 800,3 tỷ đồng.
Nhóm Vn30 vẫn có tới 20 mã giảm và chỉ 7 mã tăng. Trong đó, hầu hết các mã vốn hóa lớn đều giao dịch trong sắc đỏ. Đáng kể là VIC -1,6% xuống 91.500 đồng/CP, VHM -1,2% xuống 80.500 đồng/CP, TCB -1,9% xuống 20.600 đồng/CP, còn lại VNM, VCB, GAS, SAB, HPG có mức giảm nhẹ trên dưới 0,5%.
Ở chiều ngược lại, BID, BVH, SBT, SSI vẫn tăng nhẹ, còn CTD và PLX tiếp tục tăng hơn 1%, ngoài ra, VPB đảo chiều hồi phục sau thông tin kết quả kinh doanh khả quan.
Cụ thể, VPBank báo lãi gần 6.600 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tín dụng tăng trưởng 8,6% và nợ xấu giảm mạnh. Kết phiên, VPB 2% lên 23.050 đồng/CP cùng thanh khoản sôi động, đạt hơn 5 triệu đơn vị khớp lệnh.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HQC vươn lên vị trí dẫn đầu thanh khoản thị trường với 13,86 triệu đơn vị được khớp lệnh và đóng cửa nhích nhẹ 0,53% lên mức 1.880 đồng/CP. Nối tiếp vẫn là HAG khi khớp 12,55 triệu đơn vị và tiếp tục diễn biến trái chiều với HQC khi -2,14% xuống 4.580 đồng/CP.
Đáng chú ý, cổ phiếu DAH chính thức lập lại sắc tím sau 4 phiên giảm sàn và kết phiên tại mức giá 9.860 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh tăng vọt, đạt 11,37 triệu đơn vị và dư mua trần 23.990 đơn vị.
Nếu sàn HOSE vẫn duy trì trạng thái lình xình thì dòng tiền sôi động đã giúp HNX-Index tiếp tục nới rộng biên độ tăng trong phiên chiều.
Đóng cửa, với 80 mã tăng và 74 mã giảm, HNX-Index giảm 0,32 điểm (-0,27%) về 115,59 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 38,91 triệu đơn vị, giá trị gần 488 tỷ đồng, tăng 15,46% về khối lượng và 26,42% về giá trị so với phiên 16/7. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 3,49 triệu đơn vị, giá trị hơn 28 tỷ đồng.
Cặp đôi cổ phiếu ngân hàng hỗ trợ khá tốt cho thị trường khi ACB nới rộng biên độ 3,3% lên 24.800 đồng/CP, còn SHB đảo chiều hồi phục khi 0,8% lên 13.000 đồng/CP, với khối lượng khớp lệnh tương ứng 7,89 triệu đơn vị và 2,12 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, nhiều bluechip khác cũng đảo chiều hoặc duy trì đà tăng khá tốt như PVB, SHS, VCS, BVS, DHT...
Mặt khác, cổ phiếu THD đã thoát khỏi sắc xanh mắt mèo nhưng vẫn giảm sâu -8,8% và kết phiên tại mức giá 78.000 đồng/CP với khối lượng khớp 34.700 đơn vị.
Trên UPCoM, đà tăng được duy trì khá tốt trong suốt cả phiên chiều.
Đóng cửa, với 130 mã tăng và 72 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,54 điểm ( 0,94%) lên 57,57 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 28,49 triệu đơn vị, giá trị 226,3 tỷ đồng, tăng hơn 250% về khối lượng và 31,57% về giá trị so với phiên 16/7. Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 0,9 triệu đơn vị, giá trị 12,36 tỷ đồng.
Cổ phiếu ngân hàng LPB tiếp tục nới rộng biên độ khi % lên 8.900 đồng/CP với khối lượng giao dịch vươn lên dẫn đầu thị trường UPCoM, đạt 7,16 triệu đơn vị. Trong khi đó, thành viên mới BVB tiếp tục -% xuống 12.500 đồng/CP và khớp hơn 1 triệu đơn vị.
Cặp đôi cổ phiếu nhỏ KSH và PVX cùng kết phiên ở mốc tham chiếu với khối lượng khớp lần lượt 6,44 triệu đơn vị và 1,26 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, có 2 hợp đồng tăng và 2 hợp đồng giảm, trong đó hợp đồng tương lai VN30F2008 nhích nhẹ lên 807,9 điểm với 162.893 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở đạt 13.782 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, có 28 mã tăng, 33 mã giảm và 10 mã đứng giá. Trong đó, mã có thanh khoản tốt nhất là CVRE2001 khớp 28.650 đơn vị, đóng cửa đứng tại mốc tham chiếu 140 đồng.
Nhìn lại các dự báo chứng khoán tuần qua Bên cạnh dòng bank, nhiều bluechip cũng đã lấy lại đà tăng giúp thị trường hồi phục sau 2 tuần mất điểm. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần vừa qua. Diễn biến thị trường tuần qua khởi sắc khi trên, sàn HOSE có 4 phiên tăng và 1 phiên...