Giao dịch chứng khoán sáng 20/5: VN-Index giữ được sắc xanh, SHB bị bán tháo
Với hơn 251 triệu cổ phiếu niêm yết bổ sung được “giải phóng”, nhà đầu tư nắm giữ SHB đã ồ ạt ra hàng, đẩy cổ phiếu này lao xuống mức sàn với dư bán cả chục triệu đơn vị.
Theo thông báo từ Sở GDCK Hà Nội (HNX), hôm nay (20/5) là ngày giao dịch đầu tiên 251.437.035 cổ phiếu niêm yết bổ sung của SHB. Đây là số lượng cổ phiếu Ngân hàng phát hành để trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2017 và 2018 cho cổ đông. Như vậy, tổng khối lượng cổ phiếu SHB niêm yết hiện nay là hơn 1,455 tỷ cổ phiếu.
Cổ phiếu SHB trước đó đã có chuỗi tăng giá thần tốc từ đầu tháng 2/2020 từ mức 6.500 đồng (đã điều chỉnh) lên thẳng ngưỡng 18.000 đồng/cổ phiếu giữa tháng 4, tương đương với mức tăng 177% chỉ sau 1 tháng rưỡi.
Tuy nhiên, khi đạt mức giá đỉnh 18.200 đồng, đà tăng của SHB đã bị chặn lại và điều chỉnh dần. Đặc biệt từ đầu tuần qua, cổ phiếu này đã liên tục giảm mạnh trước áp lực bán ra rất lớn của nhà đầu tư để đề phòng lượng cổ phiếu khủng hơn 251 triệu cổ phiếu nhận cổ tức sắp về tài khoản.
Trong tuần qua, cổ phiếu SHB giảm 8,8%, trong đó phiên cuối tuần giảm sàn xuống 15.500 đồng và chuỗi giảm giá tiếp tục duy trì trong 2 phiên giao dịch đầu tuần này.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay, đúng như lo ngại của nhiều nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu này, ngay khi hơn 251 triệu cổ phiếu trả cổ tức được “giải phóng”, áp lực tháo đã diễn ra ồ ạt tại SHB, đẩy cổ phiếu này xuống mức sàn 13.100 đồng với dư bán sàn lên tới gần 15 triệu đơn vị, trong khi tổng khớp hơn 3,2 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên HNX.
Sự lao dốc của cổ phiếu vốn hóa lớn thứ 2 sàn HNX này đã kéo HNX-Index giảm mạnh ngay khi mở cửa phiên và duy trì mức giảm 1,9% trong thời gian sau đó.
Chốt phiên sáng, HNX-Index giảm 2,1 điểm (-1,93%), xuống 106,72 điểm với 56 mã tăng và 72 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 25,86 triệu đơn vị, giá trị 245 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,67 triệu đơn vị, giá trị 35,6 tỷ đồng.
Ngoài SHB, các cổ phiếu vốn hóa lớn khác trên HNX đều giảm trong phiên sáng nay. Trong đó, ACB giảm 0,45% xuống 22.100 đồng, khớp 1,66 triệu đơn vị; VCG giảm 1,59% xuống 24.800 đồng, VCS giảm 0,31% xuống 65.300 đồng, PVI giảm 1,27% xuống 31.000 đồng; PVS giảm 0,76% xuống 13.000 đồng, khớp 1,8 triệu đơn vị.
HNX-Index còn giảm mạnh hơn nếu các “má phanh” IDC, DGC, NTP và NVB cũng bị đứt. Trong các mã này, IDC tăng mạnh nhất với 1,74% lên 17.500 đồng, còn NVB tăng 1,27% lên 8.000 đồng, khớp hơn 1 triệu đơn vị.
Trong các mã nhỏ, KLF cũng có tổng khớp trên 3 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức tham chiếu 1.900 đồng. ART và HUT cũng có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị, trong đó ART giảm 3,33% xuống 2.900 đồng, còn HUT đứng tham chiếu 2.000 đồng.
Trong khi đó, trên HOSE, sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu và các mã trong cùng nhóm khiến VN-Index giằng co nhẹ, nhưng đang có được sắc xanh nhờ sự hỗ trợ của một số cổ phiếu lớn.
Video đang HOT
Chốt phiên, VN-Index tăng nhẹ 1,73 điểm ( 0,20%), lên 847,65 điểm với 133 mã tăng và 201 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 121,3 triệu đơn vị, giá trị 2.104 tỷ đồng, giảm mạnh 46,8% về khối lượng và 59,3% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 13,86 triệu đơn vị, giá trị 197 tỷ đồng.
Sau chuỗi phiên khởi sắc, cặp đôi cổ phiếu sắt thép bị chốt lời trong phiên sáng nay nên cùng quay đầu giảm nhẹ. Trong đó, HPG giảm 0,38% xuống 26.050 đồng, khớp 6,13 triệu đơn vị, đứng thứ 2 sau STB (7,11 triệu đơn vị), còn HSG giảm 0,31% xuống 9.670 đồng, khớp 5,6 triệu đơn vị, đứng sau HPG.
Trong các mã lớn, VIC đã không còn đi chung đường với 2 người anh em (VHM – VRE) khi đóng cửa giảm nhẹ 0,1% xuống 96.400 đồng. Trong khi đó, VHM tăng 3,14% lên 75.500 đồng, khớp 2,16 triệu đơn vị và VRE tăng 3,01% lên 25.650 đồng, khớp 3 triệu đơn vị.
Các mã lớn khác có sự phân hóa, với sắc xanh tại VCB, VNM, SAB, MSN, GVR, HVN, BVH, EIB, STB…, còn sắc đỏ tại BID, GAS, CTG, TCB, VPB, MBB, VJC, PLX, NVL, MWG, FPT, POW…
Tuy nhiên, mức tăng, giảm không đáng kể, trong đó STB tăng tốt nhất nhóm với 2,02% lên 10.100 đồng, còn các mã giảm cũng chỉ trên dưới 1%.
Trong các mã nhỏ và vừa, cổ phiếu HAG bất ngờ nổi sóng tăng vọt lên mức trần 4.160 đồng, khớp 3,86 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần, dù lúc đầu giảm xuống dưới tham chiếu. Các mã khác cũng phân hóa, nhưng mức tăng giảm cũng không lớn.
Trong khi đó, UPCoM với sự hỗ trợ của các mã bluechip lại duy trì đà tăng suốt phiên giao dịch sáng nay.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,24 điểm ( 0,45%), lên 54,04 điểm với 75 mã tăng và 69 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 11 triệu đơn vị, giá trị 203 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1 triệu đơn vị, giá trị 24,4 tỷ đồng.
Sau báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2020 với lợi nhuận tăng đột biến 600%, cổ phiếu VGI được săn đón sáng nay. Chốt phiên, VGI tăng 7,04% lên 30.400 đồng, khớp hơn 2,1 triệu đơn vị, dẫn đầu thị trường UPCoM.
Trong khi đó, BSR đảo chiều giảm 1,52% xuống 6.500 đồng, khớp 1,19 triệu đơn vị và LPB giảm 1,32% xuống 7.500 đồng, khớp 1,14 triệu đơn vị.
Thị trường còn được hỗ trợ bởi các mã lớn khác là ACV ( 3,33%), VEA ( 5,07%), CTR, VGT, VTR.
Giao dịch chứng khoán sáng 19/5: Nhà đầu tư mạnh tay xuống tiền, VN-Index vọt qua ngưỡng 850 điểm
Sự hứng khởi của nhà đầu tư ngay khi mở cửa phiên sáng nay đã kéo chỉ số VN-Index tăng nhanh lên trên vùng 850 điểm với sắc xanh chiếm thế áp đảo trên bảng điện tử và thanh khoản thị trường cũng tăng vọt.
Trong phiên hôm qua, sau nửa đầu phiên mở cửa giao dịch giằng co nhẹ quanh tham chiếu, lực cầu gia tăng tập trung vào nhóm bluechip đã kéo thị trường đi lên sau đó.
Diễn tích cực từ nhóm bluechip đã lan tỏa thị trường với dòng tiền tự tin với 2 cổ phiếu HPG và HSG đã giúp VN-Index vượt 835 điểm khi đóng cửa, tương đương tăng gần 10 điểm.
Theo KBSV thì VN-Index có phiên phục hồi tích cực, tiến sát cận trên của nến mẹ (ngày 13/5) trong mô hình nến "inside bar".
Mặc dù nhịp điều chỉnh chưa thực sự rõ nét nhưng xung lực của nhịp tăng điểm trong phiên vẫn duy trì ở mức tốt khiến chỉ số có cơ hội cao vượt qua kênh kháng cự dài hạn hiện tại.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 19/5,có lẽ ảnh hưởng tích cực của chứng khoán thế giới, đặc biệt là phố Wall tăng mạnh phiên đêm qua nên ngay khi mở cửa, lệnh mua ATO đã ồ ạt nhập cuộc kéo VN-Index tăng thẳng đứng 15 điểm lên trên 850 điểm với sắc xanh tràn ngập bảng điện tử và thanh khoản được cải thiện rõ rệt.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu bluechip cũng làm tốt vai trò của mình, khi cũng đồng loạt tăng giữ nhịp cho thị trường với 28 mã xanh trong rổ VN30, trong đó, đáng kể nhất vẫn là HPG, khi nhanh chóng chạm mức giá trần và khớp lệnh tốt nhất sàn HOSE.
Cổ phiếu bay cao cùng HPG trong phiên hôm qua là HSG cũng tăng mạnh, nhưng sức hút vẫn thua kém "người anh em" cùng ngành.
Nhóm cổ phiếu được mua mạnh tiếp theo cũng không thiếu các mã lớn và tập trung ở nhóm ngân hàng như CTG, MBB, VPB, TCB, BID, hay các bluechip khác như VRE, SSI, VHM, MWG, MSN...
Sau khi tăng nhanh lên trên 850 điểm, sự lưỡng lự sau đó của thị trường đã khiến chỉ số chỉ chững lại, nhưng gần như cũng chỉ là phản ứng tâm lý tức thời, khi dòng tiền mạnh vẫn tiếp tục chảy vào thị trường đã kéo sự tự tin của nhà đầu tư quay trở lại, chỉ số theo đó bứt hẳn lên và tạm kết phiên sáng ở mức điểm cao nhất.
Chốt phiên, sàn HOSE có 262 mã tăng và 97 mã giảm, VN-Index tăng 15,77 điểm ( 1,88%), lên 852,78 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 227,8 triệu đơn vị, giá trị 5.163,7 tỷ đồng, tăng 52% về khối lượng và 110% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 56,1 triệu đơn vị, giá trị 1.974 tỷ đồng, với chủ yếu là 1.351 tỷ đồng của 14 triệu cổ phiếu VIC.
Phiên sáng nay đánh dấu sự khởi sắc từ lâu hiếm co đối với rổ VN30, khi cả 30 mã đều tăng, trong đó không ít mã tăng mạnh và có thanh khoản cao.
Trong đó, HPG vẫn là điểm sáng, mặc dù không còn giữ được sắc tím, 5,8% lên 26.550 đồng, khớp hơn 12,8 triệu đơn vị, cao nhất sàn.
Nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng cũng tăng vọt với EIB 4,4% lên 16.450 đồng; CTG 4% lên 22.200 đồng; TCB 3,2% lên 21.300 đồng; STB 2,8% lên 10.000 đồng, VPB và HDB nhích hơn 2%, các mã còn lại cũng tăng trên dưới 1,5%.
Nhóm bluechip khác tăng mạnh còn phải kể đến VRE 4,1% lên 25.550 đồng; PLX 3,2% lên 46.800 đồng; VHM 2,9% lên 74.000 đồng; MSN 2,7% lên 64.200 đồng, SSI 2,5% lên 14.500 đồng; các mã MWG, VNM, FPT, GVR, SAB tăng hơn 2%.
Thanh khoản theo sau HPG trong nhóm có STB với hơn 10,2 triệu đơn vị khớp lệnh; CTG có 6,5 triệu đơn vị; MBB có 5,77 triệu đơn vị; VRE có 5,11 triệu đơn vị; SSI có 4,5 triệu đơn vị. Các mã CTB, VHM, ROS, POW, VPB có từ 2,2 triệu đến 2,79 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu thị trường phần lớn cũng tăng điểm, đáng kể như HSG 4,7% lên 9.900 đồng, khớp hơn 6,6 triệu đơn vị; GEX 3,6% lên 17.350 đồng, khớp hơn 7,56 triệu đơn vị; DXG 3,3% lên 10.950 đồng, khớp hơn 2,26 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó là sắc tím tại KMR, KDC, TCG, nhưng thanh khoản thấp hơn.
Số ít có thanh khoản cao nhưng giảm điểm là TTF, GTN, TVB, SHI, DIC, JVC, TDH, trong khi đó AMD, HAI, AAA, TCH, CII đứng tham chiếu.
Trên sàn HNX, mặc dù chỉ số HNX-Index cũng nhận hiệu ứng mở cửa tăng vọt, nhưng các trụ cột lại hạ dần độ cao nên chỉ số theo đó cũng đuối dần về cuối phiên.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 53 mã tăng và 46 mã giảm, HNX-Index tăng 0,88 điểm ( 0,81%), lên 109,42 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 30,77 triệu đơn vị, giá trị 299,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,92 triệu đơn vị, giá trị 35,4 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu lớn còn tăng có ACB 2,3% lên 22.300 đồng; PVS 1,5% lên 13.200 đồng; CEO 1,3% lên 7.600 đồng; SHS 1,1% lên 9.100 đồng; MBS 2,1% lên 9.600 đồng; TNG 0,7% lên 13.700 đồng; TAR 1,4% lên 28.700 đồng; VCS 0,2% lên 65.700 đồng.
Ở chiều ngược lại, giảm điểm đáng kể có SHB, mất 0,7% xuống 14.800 đồng.
Nhóm cổ phiếu nhỏ như HUT, ART, TIG đứng tham chiếu, trong khi PVX tăng kịch trần.
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã có thông báo về việc hủy niêm yết bắt buộc đối với 400 triệu cổ phiếu PVX của Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) vào ngày 9/6/2020.
Trên UpCoM, nhờ nhóm cổ phiếu lớn đa số đi lên, nới rộng đà tăng đã kéo UpCoM-Index tăng lên mức cao nhất trong phiên.
Trong đó, BSR thanh khoản khớp lệnh chiếm gần 1/3 với 4,1 triệu đơn vị khớp lệnh, tăng 3,1% lên 6.600 đồng.
Các mã khác như LPB, EVF, VIB, QNS, C4G, CTR, VGI, ACV, VEA cũng tạm kết phiên trong sắc xanh, đáng tiếc OIL chỉ đứng tham chiếu.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,59 điểm ( 1,11%), lên 53,88 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 12,8 triệu đơn vị, giá trị 153,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 10,43 triệu đơn vị, giá trị 135,5 tỷ đồng, trong đó, đóng góp chủ yếu đến từ 9,9 triệu cổ phiếu PBC, giá trị 118,8 tỷ đồng.
Giao dịch chứng khoán sáng 15/5: Sắc đỏ lấn át, nhóm Vingroup giúp VN-Index đứng vững Tâm lý nhà đầu tư thiếu tự tin khiến sắc đỏ lấn át trên bảng điện tử trong phiên sáng nay. Tuy nhiên, nhờ sự trợ giúp của nhóm cổ phiếu Vingroup, VN-Index chỉ giảm rất nhẹ. Thị trường chứng khoán tiếp tục có nửa đầu tháng 5 khá khởi sắc. Dòng tiền nội tham gia sôi động cùng những tín hiệu tích...