Giao dịch chứng khoán sáng 20/11: Thị trường phân hóa mạnh, VN-Index vẫn tiến bước
Dòng tiền chảy mạnh vẫn là điểm tựa chính giúp VN-Index tiếp tục tiến bước trong phiên giao dịch sáng cuối tuần ngày 20/11 dù thị trường phân hóa khá mạnh.
Thị trường chứng khoán đã có nửa đầu tháng 11 khá thành công nhờ dòng tiền mạnh tham gia trở lại. Đặc biệt, trong những phiên giao dịch gần đây, nhận thêm được sự hậu thuẫn của nhà đầu tư nước ngoài khi trạng thái mua ròng mạnh tới hàng trăm tỷ đồng, đã giúp chỉ số VN-Index bay qua mốc 980 điểm và đang hướng tới ngưỡng 1.000 điểm.
Mặc dù chỉ số chung tăng khá tốt nhưng trong diễn đàn chứng khoán, nhiều nhà đầu tư vẫn than “VN-Index tăng mà tài khoản cứ giảm dần đều”.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là dòng tiền nội và ngoại vẫn chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechip, giúp các mã này giao dịch khởi sắc và là động lực chính cho đà tăng điểm của thị trường.
Theo BVSC, xu hướng thị trường vẫn được đánh giá tích cực trong ngắn hạn với sự tham gia mạnh mẽ của dòng tiền nội và sự trở lại mua ròng của khối ngoại. Do đó, các nhịp điều chỉnh của thị trường vẫn là được xem là các nhịp “nghỉ” cần thiết để giúp chỉ số tiếp tục hướng đến các mức cao mới trong thời gian tới.
Bước vào phiên giao dịch sáng cuối tuần ngày 20/11, mặc dù tâm lý nhà đầu tư có phần khá thận trọng sau những nhịp tăng mạnh nhưng một số cổ phiếu bluechip vẫn làm tốt nhiệm vụ nâng đỡ thị trường, tiếp tục giúp VN-Index duy trì đà tăng điểm.
Sau gần 30 phút giao dịch và thử thách thành công mốc 985 điểm, áp lực bán dần xuất hiện khiến thị trường hạ độ cao. Sắc đỏ lan rộng hơn trên bảng điện tử cùng nhiều mã lớn quay đầu điều chỉnh, đặc biệt là SAB giảm gần 2%, đã đẩy VN-Index lùi về dưới mốc tham chiếu.
Tuy nhiên, dòng tiền chảy mạnh là động lực chính giúp thị trường nhanh chóng hồi phục trở lại. Chỉ số VN-Index biến động nhẹ quanh mốc 985 điểm trong bối cảnh thị trường phân hóa khá mạnh.
Trong phiên sáng nay, cổ phiếu TCH tiếp tục giao dịch ấn tượng khi sau khoảng 80 phút giao dịch đã tăng 5,8% tiến gần tới mức giá trần 20.100 đồng/CP cùng khối lượng khớp lệnh tăng vọt, đạt hơn 6,8 triệu đơn vị.
Video đang HOT
Được biết, tính tới 30/9/2020, TCH có 2.077,1 tỷ đồng hàng tồn kho, chiếm 20,4% tổng tài sản, trong đó có 557,3 tỷ đồng thành phẩm bất động sản tại dự án Toà nhà N01, dự án Hoàng Huy Riverside, dự án Hoàng Huy Mall và hơn 1.007 tỷ đồng chi phí sản xuất – kinh doanh dở dang tại dự án Toà nhà Gold Tower, dự án cải tổ chung cư cũ HH3, HH4 Đồng Quốc Bình, dự án cải tạo chung cư HH1, HH2 Đồng Quốc Bình…
Theo đại diện TCH, các dự án đang triển khai trên sẽ giúp doanh nghiệp sớm hoàn thành mục tiêu lợi nhuận chạm mốc 1.000 tỷ đồng trong năm nay.
Nhiều cổ phiếu vượt đỉnh lịch sử, thời điểm vàng để dân chứng khoán kiếm bộn tiền?
Thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh với khối lượng giao dịch cực lớn trong nhiều phiên giao dịch gần đây, nhiều nhà đầu tư đang trông chờ vào mốc 1.000 điểm sắp tới.
Riêng trong phiên 19/11, VN-Index tăng gần 10 điểm và bứt tốc khỏi mốc 983 điểm. Tính 3 phiên gần đây 17-18/11, VN-Index tăng tới 32 điểm.
Với việc tiến tới mốc 983 điểm, thị trường chứng khoán trong nước đang ở vùng đỉnh từ tháng 2 đến nay. VN-Index hiện tại còn cách 7 điểm so với mức cao nhất 991 điểm của năm 2020 hồi tháng 1.
Theo nhận định của BSC, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như các thị trường chứng khoán khác trên thế giới đều có nhịp hồi phục tích cực sau thông tin hai loại vaccine COVID-19 đều có hiệu quả.
Thanh khoản giảm nhưng biên độ dao động nới rộng và độ rộng thị trường tích cực đang phản ánh tâm lý hưng phấn của các nhà đầu tư.
VN-Index đang dần hồi phục từ đáy tháng 3/2020.
Đi cùng với thị trường, một số cổ phiếu cũng đã tăng trưởng mạnh và vượt mốc lịch sử gần đây như nhóm cổ phiếu ngành thép hay cổ phiếu ngành ngân hàng.
Cổ phiếu ngành thép như Hòa Phát (HPG), Hoa Sen (HSG) liên tục tăng mạnh và lên vùng giá cao nhất trong nhiều năm với thanh khoản thuộc nhóm đầu thị trường.
Cổ phiếu HPG của Hòa Phát thiết lập mức đỉnh mới 35.200 đồng sau phiên 19/11 khi tăng 1,73%. Đây là thị giá cao nhất của HPG trong 13 năm niêm yết trên sàn chứng khoán.
Với cổ phiếu HSG của Hoa Sen, kết phiên 17/11 thị giá HSG cũng tăng mạnh 5%, đóng cửa ở mức giá 19.100 đồng/cp. Đây là thị giá cao nhất của cổ phiếu Hoa Sen trong hơn 2 năm qua từ tháng 3/2018.
Ngoài câu chuyện kết quả kinh doanh nội tại của 2 doanh nghiệp này tăng mạnh trong quý gần nhất thì triển vọng của ngành thép giúp cổ phiếu này tạo sóng.
Cơ hội đến khi ở thị trường trong nước, Chính phủ đang thúc đẩy nhiều hoạt động xây dựng hơn sau khi dỡ bỏ giãn cách do COVID-19, đặc biệt là đẩy mạnh đầu tư công với việc thúc tiến quá trình xây dựng sân bay Long Thành, nguồn cầu thép và xi măng cực lớn.
Song song đó là giá tình hình giá thép cán nóng (HRC) trên thế giới tăng đột biến khan hàng khiến giá thép trong nước tăng cao. Trong bối cảnh này thì HPG là cổ phiếu đáng mong đợi vì HPG đã chủ động nguồn HRC (sản xuất ở Dung Quất).
Hơn nữa, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8 mở ra cơ hội xuất khẩu lớn cho ngành thép Việt Nam, và cơ hội sẽ dành cho những doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Từ những diễn biến khả quan của ngành nói chung, trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu thép cũng đã thu hút được dòng tiền từ các nhà đầu tư hơn so với thời kỳ trước và ghi nhận mức tăng đáng kể trong thời gian này.
Nhà đầu tư có nên tận dụng đà tăng trưởng để đầu tư?
Với nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, hưởng lợi từ câu chuyện chuyển sàn, tăng vốn và kết quả kinh doanh khả quan, nhiều mã ngân hàng đã vượt đỉnh lịch sử tháng 4/2018.
Có bước tiến nhanh nhất là nhóm ngân hàng "chuyển sàn", gồm ACB, VIB, SHB và LPB. Trong đó, ACB và SHB chuyển niêm yết từ HNX sang HoSE, còn VIB và LPB chuyển từ thị trường UPCoM lên HoSE.
Chốt phiên 19/11, cổ phiếu ACB dừng ở mức 27.200 đồng/cp, ghi nhận mức kỷ lục mới trên đỉnh cũ 26.500 đồng/cp xác lập tháng 4/2018.
Nguyên do là động lực tăng giá giai đoạn hiện nay chủ yếu là câu chuyện riêng của mỗi ngân hàng, đến từ vấn đề tăng vốn hay chuyển sàn niêm yết. Ngoài ra, một phần lý do từ kết quả kinh doanh tích cực bất chấp đại dịch, vốn không còn là xu hướng chung của toàn ngành.
Trong báo cáo mới đây, SSI Research công bố dự báo về lợi nhuận của ACB trong năm 2021.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của nhà băng này năm 2020 và 2021 lần lượt 8.200 tỷ đồng và 9.500 tỷ đồng, tăng lần lượt tăng 9,2% và 15,5% so với năm liền trước (chưa bao gồm khoản phí trả trước của thỏa thuận độc quyền bancassurance). Ngân hàng vẫn đang đàm phán về một thỏa thuận bancassurance độc quyền.
Tương tự ACB, VIB và LPB gần đây cũng vượt qua đỉnh quá khứ, theo đó VIB đang giao dịch quanh mức 28.300 đồng/cp, LPB đang giao dịch quanh mức 12.000 đồng/cp.
Ông Phạm Doãn Sơn, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Giám đốc LPB giá cổ phiếu LPB hiện vẫn thấp hơn giá trị thực, chưa phản ánh đúng kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển. Việc chuyển sang niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán có tiêu chuẩn cao nhất sẽ góp phần đưa giá cổ phiếu LPB về đúng giá trị thực của nó.
Còn Tổng Giám đốc VIB Hàn Ngọc Vũ tin tưởng, việc cổ phiếu VIB được chính thức niêm yết trên sàn HoSE là một động lực quan trọng để ngân hàng tiếp tục đà tăng trưởng năng động với tốc độ cao và bền vững.
Nhà đầu tư chứng khoán thót tim vì sóng Diễn biến giao dịch trong những phiên gầy đây khiến nhiều nhà đầu tư "thót tim" khi chứng kiến không ít pha "giật cục" của chỉ số chứng khoán, dẫn đến các quyết định mua bán gây thua lỗ hoặc "mất hàng". Những phiên điều chỉnh vừa qua được nhìn nhận sẽ giúp thị trường chứng khoán có đà tăng bền vững hơn....