Giao dịch chứng khoán sáng 19/10: Dòng bank tiếp tục dẫn sóng
Mặc dù giao dịch khá phân hóa nhưng nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là trụ đỡ chính dẫn dắt đà tăng cho thị trường, giúp VN-Index thử thách mốc 945 điểm.
Nếu như trước đây, giá trị giao dịch lên đến 4.000 – 5.000 tỷ đồng được cho là sôi động thì trong những tuần gần đây, thanh khoản thị trường tăng vọt, nhiều phiên giao dịch lên tới 10.000 tỷ đồng, thậm chí vượt 14.000 tỷ đồng tính trên cả 2 sàn niêm yết và hệ thống UPCoM.
Một trong những nguyên nhân khiến dòng tiền tham gia tích cực chính là việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành đầu tháng 10 là một cú hích, trong đó thị trường chứng khoán được hưởng lợi nhiều nhất. Theo đánh giá của giới phân tích, dòng tiền từ nhóm cổ phiếu ngân hàng đang đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt xu hướng thanh khoản và điểm số thị trường trong ngắn hạn.
Theo ông Dương Hoàng Linh, Trưởng phòng phân tích công ty chứng khoán Sacombank (SBS), việc nhà đầu tư ngắn hạn mạnh dạn đổ tiền vào nhóm này là điều dễ hiểu bởi tính thanh khoản cao và thuộc ngành mà đa số doanh nghiệp vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt trong một năm khó khăn do dịch bệnh của nền kinh tế.
Nếu thị trường còn giữ được xu hướng tăng (ít nhất là về mặt chỉ số) thì giao dịch tại nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn hứa hẹn sẽ sôi động, nhưng có lẽ sẽ tăng luân phiên giữ nhịp chứ khó giữ được trạng thái tăng đồng loạt như thời gian qua.
Bước vào phiên giao dịch sáng đầu tuần ngày 19/10, mặc dù thị trường vẫn khá phân hóa nhưng một số bluechip tiếp tục khởi sắc, đã hỗ trợ giúp VN-Index thử thách lại vùng giá 945 điểm.
Việc phụ thuộc vào một vài cổ phiếu vốn hóa lớn khiến thị trường nhanh chóng đuối sức khi các mã này hạ nhiệt. Thậm chí, VN-Index bị đẩy về sát mốc tham chiếu khi áp lực có dấu hiệu gia tăng và nhóm Vn30 chỉ còn một vài mã xanh nhạt.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bỏ qua mọi lo ngại về áp lực điều chỉnh, lực cầu tăng mạnh ở nhóm cổ phiếu vua đã giúp các mã này hồi phục, nhiều mã đã tăng khá tốt với điển hình là TCB và CTG. Trong đó, cổ phiếu TCB là điểm sáng khi duy trì mức tăng tốt ngay từ đầu phiên nhờ lực cầu nội và ngoại sôi động.
Dòng bank vẫn là điểm nhấn của thị trường và chỉ số VN-Index duy trì đà đi ngang quanh vùng giá 945 điểm trong hơn nửa cuối phiên sáng.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 212 mã tăng và 169 mã giảm, VN-Index tăng 2,23 điểm ( 0,24%), lên 945,53 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 231,18 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 4.496,18 tỷ đồng, giảm 13,75% về lượng và 11,14% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước ngày 16/10. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 26,23 triệu đơn vị, giá trị 636,33 tỷ đồng.
Như đã nói ở trên, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là tiêu điểm chính. Trong đó, CTG 3,5% lên 32.250 đồng/CP và khớp 5,87 triệu đơn vị, MBB 2,24% lên 18.250 đồng/CP và khớp 6,71 triệu đơn vị, TCB 2,2% lên 23.150 đồng/CP và khớp 15,83 triệu đơn vị, STB 2,55% lên 14.100 đồng/CP và khớp 14,25 triệu đơn vị, VPB, HDB cũng nhích nhẹ.
Bên cạnh đó, một số mã bluechip khác cũng chốt phiên trong sắc xanh, hỗ trợ giúp thị trường bảo toàn đà tăng điểm như VNM, VIC, FPT.
Trái lại, GAS, VHM, VCB, MSN, PLX, SAB, VRE, BID đều mất điểm, nhưng biên độ giảm khá hẹp chỉ trên dưới 0,5%.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, cổ phiếu TTF có phiên tăng trần thứ 2, lên mức giá 7.760 đồng/CP và khớp 2,57 triệu đơn vị, cùng lượng dư mua trần hơn 360.000 đơn vị.
Trong khi đó, sau 9 phiên giao dịch không mấy tích cực, cổ phiếu DBC đã hồi phục thành công dù có chút rung lắc đầu phiên. Hiện DBC 2,2% lên mức 41.500 đồng/CP và khớp hơn 1,43 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, thị trường tăng khá tốt nhờ sự dẫn dắt của các bluechip.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 50 mã tăng và 65 mã giảm, HNX-Index tăng 1,58 điểm ( 1,13%), lên 141,4 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 28,6 triệu đơn vị, giá trị 451,83 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,97 triệu đơn vị, giá trị 17,73 tỷ đồng.
Cổ phiếu ACB vẫn là điểm sáng trên sàn HNX sau thông tin HOSE chấp thuận hồ sơ đăng ký niêm yết. Tạm chốt phiên 3,2% lên mức 25.500 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh sôi động, đạt hơn 9,63 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, một số mã bluechip khác cũng giao dịch tích cực, hỗ trợ tốt cho đà tăng của thị trường như PVI, VCG, VCS, SHS…
Trái lại, SHB tiếp tục rung lắc và điều chỉnh nhẹ khi -0,6%, tạm đứng tại mức giá 16.100 đồng/CP với thanh khoản chỉ cầm chừng với 1,42 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, sau nhịp tăng khá mạnh đầu phiên, thị trường đã hạ nhiệt nhưng sắc xanh vẫn được giữ vững.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,11 điểm ( 0,17%), lên 63,96 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 15,83 triệu đơn vị, giá trị 222,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể khi chưa tới 0,5 tỷ đồng.
Cổ phiếu LPB vẫn giao dịch sôi động nhất UPCoM với 7,15 triệu đơn vị được giao dịch thành công và chốt phiên tại mốc tham chiếu 12.600 đồng/CP.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu khác cùng ngành cùng giao dịch kém tích cực hơn so với phiên cuối tuần trước với NAB đứng giá tham chiếu, BVB và VIB chỉ tăng nhẹ trên dưới 1%. Trong đó, BVB đứng thứ 2 về thanh khoản, với gần 1,45 triệu đơn vị khớp lệnh.
Thuốc chữa Covid-19 thử nghiệm thất bại, Phố Wall chấn động
Giá cổ phiếu trên thị trường giao dịch tương lai Phố Wall (New York, Mỹ) lao đao với thông tin cuộc thử nghiệm thuốc chống Covid-19 của hãng Gilead Sciences đã thất bại.
Theo CNBC, chỉ số Dow Jones tương lai giảm 100 điểm đêm 23/4, cho thấy khả năng sụt 169 điểm trong phiên mở cửa 24/4. Các chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 tương lai cũng đều lao dốc.
Trước đó, Financial Times dẫn tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiết lộ kết quả cuộc thử nghiệm thuốc Remdesivir của Gilead Sciences. Thử nghiệm tại Trung Quốc cho thấy loại thuốc này không cải thiện tình trạng của bệnh nhân Covid-19.
Gilead Sciences là công ty đang nghiên cứu một loại thuốc tiềm năng chữa trị Covid-19. Ảnh: Bloomberg.
Remdesivir là một trong những loại thuốc chống Covid-19 được giới y tế kỳ vọng nhất. Tuy nhiên, theo kết quả thử nghiệm, khoảng 13.9% bệnh nhân được chữa bằng thuốc này qua đời. Tỷ lệ tử vong ở người bệnh được chữa trị theo liệu pháp thông thường là 12,8%.
Giá cổ phiếu của Gilead tăng vọt khi báo chí đưa tin loại thuốc này đang được thử nghiệm và đem lại nhiều tín hiệu khả quan. Hôm 17/4, giá cổ phiếu Gilead vọt lên tới 9,7%. Tuy nhiên, trong phiên giao dịch ngày 23/4 tại New York, cổ phiếu Gilead lao dốc 4,3% xuống còn 77,78 USD.
Mới đây, Gilead tuyên bố kết quả thử nghiệm tại Vũ Hán từ ngày 2/6 đến 30/3 là không chính xác bởi số lượng bệnh nhân tham gia khá thấp. Hãng chờ đợi kết quả hai cuộc thử nghiệm có quy mô lớn hơn, sẽ kết thúc vào tháng 5 tới.
Hương Giang
Sau dịch, liệu khách hàng có "bung tiền" mua nhà đất? Có lẽ câu hỏi được quan tâm ở thời điểm này là sau thời gian người mua giữ tâm lý "giữ tiền mặt" mùa dịch thì khi nới lõng giản cách xã hội, người mua sẽ có động thái như thế nào với thị trường BĐS. Thời gian vừa qua, khi dịch diễn biến phức tạp, mọi hoạt động liên quan đến mở...