Giao dịch chứng khoán sáng 18/12: Khi đám đông quyết định thị trường
Nhóm cổ phiếu bluechip đang là tâm điểm dẫn dắt thị trường giúp VN-Index đảo chiều hồi phục sau phiên lao dốc mạnh hôm qua (ngày 17/12) và thử thách lại vùng giá 1.060 điểm.
Dòng tiền vẫn chảy rất mạnh khiến phiên giảm điểm mạnh ngày hôm qua (17/12) chỉ là một tai nạn!
Sự hưng phấn của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư mới khiến thị trường có thêm dòng tiền mới kéo giá nhiều cổ phiếu tăng vụt. Ghi nhận của phóng viên tại một số công sở thì câu chuyện chính trong thời điểm này là mua mã nào, mã nào còn khả năng tăng tiếp…
Khi điều này đang diễn ra, thì với đặc tính của chứng khoán Việt Nam, mọi phân tích kỹ thuật với điểm bán điểm mua, với Bollinger band, MA 10, 20,… hay phân tích cơ bản, thường sẽ bị vô hiệu hóa. Phân tích tâm lý hay khác đi là lượng hóa được dòng tiền và nắm được tâm lý đám đông sẽ là nhà đầu tư chiến thắng lớn nhất.
Bước vào phiên giao dịch sáng cuối tuần 18/12, dù nhà đầu tư khá thận trọng sau phiên giảm sâu đột ngột hôm qua khiến dòng tiền có chút dè dặt hơn, nhưng diễn biến tích cực ở nhóm cổ phiếu bluechip khi hầu hết đều có được sắc xanh, đã hỗ trợ giúp thị trường hồi phục thành công.
Chỉ số VN-Index quay lại thử thách mốc 1.060 điểm nhưng đã nhanh chóng thu hẹp biên độ sau khi chạm ngưỡng kháng cự này do lực cầu chưa đủ mạnh mẽ.
Nhóm VN30 chỉ còn 2 mã là MSN và SAB giao dịch dưới mốc tham chiếu, còn lại hầu hết đều ở mức giá xanh với mức tăng khá hạn chế. Trong đó, dòng bank vẫn có nhiều điểm sáng và là tâm điểm thu hút dòng tiền.
Video đang HOT
Cụ thể, VPB đang dần tiến tới mức giá trần và sau khoảng 1 giờ giao dịch đã tăng 5,7% lên mức 31.350 đồng/CP; TCB vẫn duy trì mức tăng ổn định 1,8% lên 28.850 đồng/CP; các mã STB và MBB cũng có mức tăng 1-2% và đang dẫn đầu thanh khoản thị trường với khối lượng khớp hơn 6-7 triệu đơn vị.
Một trong những mã gây chú ý với thị trường là CRC. Sau 3 phiên giảm khá sâu trong đó có 2 phiên nằm sàn, cổ phiếu CRC đã đảo chiều tăng kịch trần ngay khi mở cửa. Tuy nhiên, áp lực bán mạnh nhanh chóng quay lại đã đẩy CRC về trở lại giá sàn. Chỉ trong thời gian khá ngắn, cổ phiếu CRC đã có mức biến động tới gần 15%.
Giao dịch chứng khoán chiều 15/12: Khối ngoại chốt sớm, VN-Index điều chỉnh
Việc bán ra được thực hiện quyết liệt trong phiên hôm nay, nhất là lực cung của khối ngoại ở các mã bluechip khiến VN-Index điều chỉnh, nhưng giảm không quá mạnh nhờ dòng tiền vẫn hoạt động tích cực.
Thực tế, sau 2 phiên tăng nóng trước đó, áp lực chốt lời đã xuất hiện ngay khi mở cửa phiên giao dịch hôm nay, ép VN-Index lùi khá sâu qua tham chiếu. Tuy nhiên, vẫn là dòng tiền lớn được đẩy vào và lan tỏa, giúp thị trường cân bằng trở lại.
Nhìn chung, diễn biến giao dịch phiên hôm nay khá cân bằng. Sức ép liên tục được tạo ra, nhất là từ khối ngoại bán mạnh các mã bluechip như VRE, HPG, SSI, MBB, CTG, VNM... khiến VN-Index có lúc giảm tới hơn 11 điểm. Tuy nhiên, bên mua hoạt động tích cực giúp sức cầu được ổn định và hãm bớt đà giảm của VN-Index khi chốt phiên.
VN-Index điều chỉnh phiên hôm nay không quá bất ngờ khi chỉ số này trở lại vùng đỉnh gần 2,5 năm qua là 1.060 điểm sau 2 phiên tăng mạnh trước đó. Tuy vậy, điểm tích cực nữa là mức thanh khoản "khủng" tiếp tục được duy trì khi tổng giá trị giao dịch toàn thị trường ở mức gần 16.000 tỷ đồng.
Đóng cửa, sàn HOSE có 181 mã tăng và 226 mã giảm, VN-Index giảm 8,82 điểm (-0,83%) xuống 1.055,27 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 675,18 triệu đơn vị, giá trị 13.552,63 tỷ đồng, tăng 16% về khối lượng và 7% về giá trị so với phiên 14/12. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 54 triệu đơn vị, giá trị gần 1.259 tỷ đồng.
Áp lực chốt lời đã tăng mạnh hơn ở nhóm bluechips trong phiên chiều. Rổ VN30 có tới 24 mã giảm, tạo sức ép lớn lên chỉ số. Các mã VIC, GAS, VCB, VNM, POW, SAB, VPB là các mã tác động tiêu cực nhất tới chỉ số khi cùng giảm từ 2-2,5%.
Chỉ còn 3 mã tăng trong rổ này là NVL, SSI và VRE và mức tăng không quá mạnh.
HPG khớp lệnh cao nhất nhóm với 19,58 triệu đơn vị, giảm 1,7% về 38.600 đồng. Các mã STB, SSI, VRE, TCB, POW, MBB và CTG khớp lệnh từ 10-18 triệu đơn vị. Giá trị giao dịch của rổ VN30 phiên này chiếm khoảng hơn 40% giá trị giao dịch trên HOSE, giảm so với mức của những phiên gần đây khi thường chiếm khoảng 50%.
Trong phiên này, việc dòng tiền dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu nhỏ giúp nhiều mã trong nhóm này giao dịch tích cực như HAG, ITA, FLC, DLG, HQC, SCR, KBC... Trong đó, HAG dẫn đầu thanh khoản với hơn 30 triệu đơn vị khớp lệnh, tăng 2,9% lên 4.950 đồng. Các mã khác khớp lệnh từ 9-19 triệu đơn vị.
Các mã LDG, TDC, VIP, BCE, IJC, TLH, KHP giữ vững sắc tím, trong đó LDG giao dịch nổi bật nhất với 24,6 triệu đơn vị khớp lệnh, chỉ sau HAG và đạt mức giá 7.400 đồng.
Ngược lại, các mã HSG, DXG, HBC, PVD, HNG, TDH, TCH... vẫn chìm trong sắc đỏ, thanh khoản từ 4-13 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, diễn biến tích cực hơn sắc xanh được duy trì trong suốt phiên. HNX-Index chỉ không ở mức cao nhất ngày khi áp lực gia tăng vào cuối phiên
Đóng cửa, với 105 mã tăng và 71 mã giảm, HNX-Index tăng 2,12 điểm ( 1,28%) lên 167,87 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 115,78 triệu đơn vị, giá trị 1.394,81 tỷ đồng, tăng 52% về khối lượng và 39% về giá trị so với phiên 14/12. Giao dịch thỏa thuận có thêm 14,88 triệu đơn vị, giá trị 268,4 tỷ đồng.
Loạt mã nhỏ như HUT, KLF, VIG, BII, SPI, APS, TVD, ACM vẫn tăng kịch trần. Các mã lớn cũng nới rộng đà tăng như IDC 5,7% lên 35.000 đồng, THD tăng trần 10% lên 61.700 đồng, NDN 3% lên 20.700 đồng, NVB 1,2% lên 8.400 đồng...
Giảm điểm có SHB -1,2% xuống 17.000 đồng, PVS -1,3% xuống 15.700 đồng, VIX -3,7% xuống 20.800 đồng...
Về thanh khoản, HUT khớp lệnh 20,49 triệu đơn vị, vượt trội so với các mã đứng tiếp theo là SHB với 6,9 triệu đơn vị, PVS là 6,7 triệu đơn vị, VIG 5,6 triệu đơn vị, KLF là 4,7 triệu đơn vị...
Trên UPCoM, chỉ số UpCoM-Index diễn biến giằng co mạnh, nhất là trong phiên chiều, khá may mắn mới giữ được sắc xanh đầu phiên.
Đóng cửa, với 104 mã tăng và 102 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,26 điểm ( 0,37%) lên 69,62 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 53,49 triệu đơn vị, giá trị 1,024,48 tỷ đồng, tăng 27% về khối lượng, nhưng giảm 54% về giá trị so với phiên 14/12. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 14 triệu đơn vị, giá trị hơn 314 tỷ đồng.
Giao dịch trên sàn này vẫn tập trung ở một số mã như BSR, SBS, MSR, LTG, C4G khi có lượng khớp lệnh cao so với các mã còn lại.
Trong đó, BSR thanh khoản cao nhất với 9,9 triệu đơn vị, kết phiên đứng giá 8.600 đồng, và vượt trội so với mã đứng thứ 2 là MSR với 2,34 triệu đơn vị, tăng 4% lên 18.100 đồng.
SBS tăng trần lên 2.500 đồng (13,6%) và khớp 2,32 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm điểm. Trong đó, mã VN30F2012 được giao dịch nhiều nhất với khối lượng khớp lệnh 123.437 đơn vị, khối lượng mở đạt 32.529 đơn vị, đóng cửa giảm 1,1% về 1.014,7 điểm.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ chiếm ưu thế, nhưng 2 mã được giao dịch nhiều nhất đều tăng, trong đó có mã CJVC2006 với 2.043.740 đơn vị được sang tên, tăng 8,63% lên 151 đồng/CQ.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 15/12: Ồ ạt xả bluechip, bán ròng tới hơn 830 tỷ đồng Khối ngoại cũng góp phần giúp thị trường giao dịch sôi động, nhưng với việc tập trung xả cổ phiếu bluechip, khối này đã bán ròng tới hơn 830 tỷ đồng trong phiên giảm khá sâu ngày 15/12. Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại đã mua vào với khối lượng 42,38 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.123,69 tỷ đồng,...