Giao dịch chứng khoán sáng 17/6: Chốt lời mã nóng, dòng tiền bắt đầu thận trọng
HQC và ITA bị chốt lời mạnh khiến lượng dư bán sàn còn hàng chục triệu đơn vị, trong khi dòng tiền thận trọng trở lại khiến thị trường giao dịch lình xình và thanh khoản giảm trong phiên sáng nay (17/6).
Trong phiên hôm qua, VN-Index tăng mạnh ngay khi mở cửa lên mốc 850 điểm, với sự khởi sắc của nhóm bluehchip cùng sắc xanh lan tỏa khắp bảng điện tử.
Đà tăng đã chậm lại một phần sau giờ nghỉ trưa. Tuy nhiên, VN-Index tiếp tục lên vào vượt qua 855 điểm khi đóng cửa với động lực lớn đến từ nhóm Vingroup, sau thông tin quỹ KKR đã đầu tư 650 triệu USD để sở hữu hơn 6% cổ phần VHM.
Theo nhận định của CTCP Smart Invest thì thị trường có thể vẫn xuất hiện trạng thái giằng co với sự phân hóa và dù điều chỉnh có thể vẫn còn thì nhiều mã sẽ tiếp tục phá đỉnh.
Tất nhiên, nhà đầu tư cũng nên duy trì một tỷ lệ tiền nhất định chứ không nên phân bổ toàn bộ tiền vào cổ phiếu khi sự ổn định chưa có.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 17/6, sự phân hóa mạnh đã diễn ra, từ rổ bluechip VN30 cho tới những mã thị trường thu hút mạnh dòng tiền gần đây đã khiến VN-Index giằng co quanh tham chiếu, nhưng chỉ với biên độ hẹp sau hơn 1 giờ giao dịch.
Diễn biến đáng chú ý nhất là ở HQC. Sau nhiều phiên gần đây luôn tăng kịch trần và dư mua giá trần hàng chục triệu đơn vị, thì sáng nay đã bị xả mạnh, lùi nhanh về mức giá sàn tại 2.220 đồng, mặc dù khớp lệnh dẫn đầu HOSE và bỏ xa phần còn lại với hơn 22 triệu đơn vị, nhưng khối lượng dư bán sàn cũng chất đống với hơn 20 triệu đơn vị.
Tương tự là ITA, khi cũng bị chốt lời, giảm sàn về 5.330 đồng, khớp hơn 8 triệu đơn vị và dư bán giá sàn hơn 11 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu họ nhà FLC đồng loạt tăng và thanh khoản đang thuộc top cao nhất sàn, trong đó, AMD và HAI tăng kịch trần, còn FLC và ROS giao dịch trong sắc xanh.
Video đang HOT
Sau giai đoạn hưng phấn, dòng tiền đã thận trọng trở lại trong phiên sáng nay khiến thanh khoản sụt giảm và các chỉ số chính chỉ lình xình trong biên độ hẹp.
Chốt phiên sáng, VN-Index giảm nhẹ 0,34 điểm (-0,04%), xuống 855,79 điểm với 148 mã tăng và 193 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 229,4 triệu đơn vị, giá trị 2.542,9 tỷ đồng, giảm 8% về khối lượng và 25% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 12,7 triệu đơn vị, giá trị 218,3 tỷ đồng.
Áp lực chốt lời mạnh khiến HQC giảm sản ngay khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay. Dù lực cầu đỡ giá hoạt động khá tốt, có thời điểm giúp HQC hãm đà rơi, nhưng lực cung chốt lời quá lớn khiến HQC tiếp tục bị đẩy về mức sàn.
Chốt phiên, HQC giảm sàn xuống 2.220 đồng, khớp 23 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE và còn dư bán sàn tới 27,6 triệu đơn vị.
Tương tự, áp lực chốt lời cũng diễn ra mạnh tại ITA khiến mã này cũng đóng cửa ở mức sàn 5.330 đồng, khớp 8,3 triệu đơn vị và còn dư bán sàn tới gần 13 triệu đơn vị. Sắc đỏ cũng xuất hiện ở nhiều mã thị trường khác như TSC, TNI, DLG, SCR…
Trong khi đó, HAI và JVC nổi sóng khi đóng cửa ở mức trần 3.550 đồng, khớp 5,4 triệu đơn vị, còn dư mua giá trần 2,2 triệu đơn vị và 4.250 đồng, khớp 2,9 triệu đơn vị, còn dư mua giá trần hơn 1 triệu đơn vị.
Dù không tăng trần, nhưng các mã ROS, FLC, HSG, AMD, FIT đều giữ được đà tăng. Trong đó, ROS tăng 1,61% lên 3.150 đồng, khớp 16,2 triệu đơn vị, FLC tăng 3,23% lên 3.520 đồng, khớp 14,4 triệu đơn vị, HSG tăng 4,11% lên 11.400 đồng, khớp 13 triệu đơn vị, AMD tăng 5,29% lên 3.590 đồng, khớp 8,5 triệu đơn vị.
Trong các mã lớn, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế, nhưng mức tăng giảm không quá mạnh, trong đó giảm mạnh nhất là VIC khi mất 1,82% xuống 91.700 đồng, trong khi VHM và VRE vẫn duy trì đà tăng tốt, dù không có sắc tím như phiên hôm qua. Cụ thể, VHM tăng 2,27% lên 76.600 đồng, VRE tăng 3,18% lên 27.600 đồng. Bên cạnh đó, có thêm PLX tăng 2,93% lên 45.600 đồng, còn lại đều tăng giảm dưới 1%.
Trong khi đó, trên HNX, việc SHB giảm mạnh, cùng sắc đỏ tại ACB khiến HNX-Index giảm mạnh hơn nhiều VN-Index.
Cụ thể, chốt phiên sáng, HNX-Index giảm 1,39 điểm (-1,21%), xuống 114,09 điểm với 56 mã tăng và 66 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 43 triệu đơn vị, giá trị 301 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn, chưa tới nửa triệu đơn vị, giá trị hơn 4,8 tỷ đồng.
Trong các mã lớn, ACB giảm 0,42% xuống 23.700 đồng, khớp gần 1 triệu đơn vị, còn SHB giảm tới 4,97% xuống 15.300 đồng, khớp 2,56 triệu đơn vị. Trong khi đó, VIF lại tăng 6,25% lên 17.000 đồng, nhưng chỉ 200 đơn vị được khớp.
PVS cũng giảm 0,81% xuống 12.200 đồng, khớp 1,69 triệu đơn vị, NVB giảm 1,16% xuống 8.500 đồng, khớp 1,28 triệu đơn vị.
Trong khi đó, giao dịch tại các mã nhỏ khá sôi động, riêng KLF khớp tới hơn 10 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 4,76% lên 2.200 đồng. Tiếp đến là HUT khớp 5,3 triệu đơn vị, nhưng đóng cửa giảm 3,57% xuống 2.700 đồng. ART tăng 3,7% lên 2.800 đồng, khớp 3,2 triệu đơn vị. SHS tăng 1,59% lên 12.800 đồng, khớp 2,6 triệu đơn vị.
Trong khi đó, UPCoM sáng nay chỉ dao động trong sắc xanh, nhưng đóng cửa chỉ giữ được sắc xanh nhạt.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,1 điểm ( 0,19%), lên 56,18 điểm với 58 mã tăng, 69 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 12 triệu đơn vị, giá trị 114 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 14,8 tỷ đồng.
Có 3 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị trong sáng nay là LPB (3,17 triệu), PPI (hơn 2 triệu) và BSR (gần 1,2 triệu) và đều đóng cửa giảm giá. Trong đó, LPB giảm 2,22% xuống 8.800 đồng, PPI giảm sàn về 800 đồng, BSR giảm 1,4% xuống 7.000 đồng.
Chứng khoán 5/6: Dòng tiền lưỡng lự, VN-Index giằng co quanh tham chiếu
Khối ngoại vẫn đang mua ròng trên HoSE với giá trị không lớn khoảng 3 tỷ đồng, lực mua chủ yếu trên VNM, VCB, VPB, ROS... trong khi lực bán trập trung vào VIC, HPG.
Phần còn lại của phiên sáng cho thấy dòng tiền chưa thực sự quyết đoán khiến nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn giao dịch giằng co.
Hàng loạt Bluechips như VIC, VRE, VCB, VNM, VPB, BID,... gần như chỉ nhích nhẹ quanh giá tham chiếu trong khi SAB ( 0,6%), HVN ( 1,6%), MWG ( 0,5%), CTD ( 1,7%) tăng tích cực. Ở chiều ngược lại, GAS (-1,4%), CTG (-0,8%), VHM (-0,6%), MSN (-1,3%) vẫn chưa thoát nhịp điều chỉnh khiến chỉ số chưa thể bứt phá.
Điểm sáng đến từ nhóm cổ phiếu thép với diễn biến khởi sắc trên HPG ( 1,7%), NKG ( 4%), thậm chí HSG và POM tăng kịch trần.
Khối ngoại vẫn đang mua ròng trên HoSE với giá trị không lớn gần 3 tỷ đồng, lực mua chủ yếu trên VNM, VCB, VPB, ROS... trong khi lực bán trập trung vào VIC, HPG.
Tạm kết phiên sáng, VN-Index giảm nhẹ 0,32 điểm (-0,04%) xuống 883,58 điểm với thanh khoản 3.429 tỷ đồng trong đó giá trị thỏa thuận hơn 605 tỷ đồng.
Trên HNX, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chưa thoát nhịp điều chỉnh khiến HNX-index giảm 0,31 điểm (-0,27%) xuống 117,11 điểm với thanh khoản 375 tỷ đồng.
Trong khi đó, UpCOM-Index tăng nhẹ 0,01 điểm lên 56,34 điểm với thanh khoản khá tốt gần 327 tỷ đồng nhờ diễn biến tích cực từ ACV ( 1,8%).
=======
Thị trường chứng khoán phiên cuối tuần diễn ra trong bối cảnh áp lực bán vùng giá cao đang có xu hướng gia tăng. Lực bán xuất hiện sớm khiến VN-Index nhanh chóng mất hơn 5 điểm chỉ sau ít phút giao dịch. Tuy nhiên sau đó, dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường kéo nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn phục hồi mạnh mẽ.
Sự khởi sắc của một số Bluechips như SAB, MWG, HVN, CTD, HPG trong khi VIC, VRE, VCB cũng nỗ lực hồi về tham chiếu là động lực giúp thị trường cân bằng hơn. Sắc xanh bắt đầu xuất hiện trở lại trên một số cổ phiếu ngân hàng như EIB, VPB, STB,... tạo hiệu ứng tích cực.
Đáng chú ý, nhiều cổ phiếu penny như ROS, AMD, HQC, EVG,... thậm chí tăng kịch biên độ cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.
Tại thời điểm 10h sáng, VN-Index tạm thời giảm 1,2 điểm (-0,14%) xuống 882,7 điểm với thanh khoản 1.554 tỷ đồng trong đó giá trị thỏa thuận vào khoảng 118 tỷ đồng.
Trên HNX, ảnh hưởng của một số cổ phiếu vốn hóa lớn đặc biệt là 2 cổ phiếu ngân hàng ACB và SHB khiến HNX-Index cũng giảm 0,21 điểm (-0,18%) xuống 117,21 điểm với thanh khoản 217 tỷ đồng. Trong khi đó, chỉ số UpCOM-Index cũng giảm 0,17 điểm xuống 56,15 điểm với thanh khoản 259 tỷ đồng.
Cổ đông lớn duy nhất của CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (DBD) muốn thoái hết vốn CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (Mã chứng khoán: DBD - sàn HOSE) thông báo, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Bình Định, đơn vị sở hữu 6.984.955 cổ phiếu, tương ứng 13,34% cổ phần tại DBD sẽ thoái ra toàn bộ cổ phiếu đang sở hữu. Cụ thể, lô cổ phiếu sẽ được thoái thông qua giao dịch...