Giao dịch chứng khoán sáng 17/4: Tiếp tục tiến bước
Đà tăng của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có dấu hiệu dừng lại khi dòng tiền vẫn chảy mạnh. Tuy nhiên, VN-Index đang gặp chút khó khăn tại ngưỡng cản 790 điểm.
Bất chấp những chuỗi ngày dài xả bán của nhà đầu tư ngoại, dòng tiền nội đã hoạt động tích cực tiếp sức cho đà tăng của thị trường. Tính trong 12 phiên giao dịch đầu tháng 4, chỉ có duy nhất phiên 10/4 điều chỉnh nhẹ, còn lại VN-Index đều đi lên và lần lượt dành lại các mốc kháng cự cao hơn. Với diễn biến này, chứng khoán Việt được đánh giá đã có những phức phục hồi đáng nể, là một trong những thị trường phục hồi tốt nhất trên thế giới.
Theo phân tích của TVSI, trên đồ thị ngày, VN-Index đã ghi nhận diễn biến tăng điểm liên tục từ vùng hỗ trợ 650 điểm. Áp lực bán chốt lời dự báo sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong những phiên tới, đặc biệt khi chỉ số đã tiến vào vùng kháng cự 780-810 điểm.
Trái với lo ngại thị trường sẽ chịu sức ép bán chốt lời sau chuỗi ngày dài tăng nóng, chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục đi lên ấn tượng ngay khi bước vào phiên giao dịch sáng cuối tuần 17/4.
Trái với phiên hôm qua (16/4), hầu hết các bluechip đều bật tăng khá tốt, ngoại trừ VIC gia tăng sức nặng khi bất ngờ bị xả mạnh và giảm sàn, thị trường đã tăng vọt 10 điểm và chạm ngưỡng 790 điểm.
Tuy nhiên, ngay khi thử thách vùng giá này, áp lực bán đã xuất hiện khiến nhiều bluechip thu hẹp biên độ, thậm chí nhiều mã đảo chiều giảm nhẹ như BVH, VCB, VNM, khiến VN-Index hạ độ cao và giằng co quanh mốc 785 điểm.
Cặp đôi lớn cổ phiếu ngành bia tiếp tục chuỗi ngày tăng mạnh, trong khi SAB 5,6%, tạm đứng tại mức giá 166,5% và tính trong nửa đầu tháng 4 đã tăng tới 35,37%; trong khi BHN cũng tiến gần mức giá trần khi 5,9% và tạm đứng tại mức giá 54.000 đồng/CP, đây cũng là phiên tăng mạnh thứ 6 liên tiếp của cổ phiếu này.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, thông tin cổ đông lớn nhất bán ra gần 54 triệu cổ phiếu và giảm sở hữu xuống còn 237,4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 41,83%, cổ phiếu ROS tiếp tục giao dịch không mấy tích cực khi -1,2%, tạm đứng tại mức giá 3.950 đồng/CP. Trong khi đó, các mã khác như ITA, PVT, TTB, TSC vẫn bảo toàn sắc tím.
Video đang HOT
Mặc dù sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng điện tử nhưng sự thiếu bứt phá của các cổ phiếu lớn bé khiến VN-Index đã lỗi hẹn với mốc 790 điểm trong phiên sáng cuối tuần.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 257 mã tăng và 97 mã giảm, VN-Index tăng 6,6 điểm ( 0,85%) lên 787,3 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 175,8 triệu đơn vị, giá trị 2.751,75 tỷ đồng, tăng 31,59% về khối lượng và 43,1% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 27 triệu đơn vị, giá trị 488,5 tỷ đồng.
Trong nhóm Vn30 chỉ có 6 mã giảm nhẹ gồm BVH, VNM, VCB, VPB, VRE và ROS, còn lại đều khởi sắc. Đáng kể là SAB vẫn duy trì đà tăng tốt với biên độ 5%, tạm đứng tại mức giá 165.500 đồng/CP, trong khi đó “người anh em” BHN 3,9% lên 53.000 đồng/CP.
Một trong những mã lớn có pha đảo chiều ngoạn mục là VIC. Dù mở cửa bất ngờ giảm sàn khi bị xả mạnh nhưng lực cầu bắt đáy nhanh chóng nhập cuộc đã kích hoạt đà hồi phục của VIC. Chốt phiên, VIC 0,1% lên 96.000 đồng/CP. Thêm vào đó, VHM cũng hồi phục thành công sau 2 phiên điều chỉnh nhẹ với 1,6% lên 68.600 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cặp ITA và PVT vẫn duy trì đà tăng trần và dư mua trần khá lớn. Trong khi ITA khớp hơn 3 triệu đơn vị và dư mua trần 6,57 triệu đơn vị, thì PVT khớp 2,63 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 1 triệu đơn vị. Ngoài ra, TTB, LMH, SJF, LCG… cũng chốt phiên trong sắc tím.
Trong khi đó, cổ phiếu ROS vẫn dẫn đầu thanh khoản với 8,73 triệu đơn vị được khớp lệnh và chốt phiên chưa thoát khỏi sắc đỏ khi -1% xuống 3.960 đồng/CP.
Trên sàn HNX, đà tăng cũng được duy trì khá tốt trong phiên sáng cuối tuần.
Chốt phiên, sàn HNX có 59 mã tăng và 46 mã giảm, HNX-Index tăng 1,37 điểm ( 1,26%), lên 110,12 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 31,43 triệu đơn vị, giá trị 320,17 tỷ đồng, tăng 51,84% về lượng và 37,83% về giá trị so với phiên sáng qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần nửa triệu đơn vị, giá trị 4,75 tỷ đồng.
Một số mã lớn trong nhóm HNX30 đã hỗ trợ tốt cho đà tăng của thị trường như ACB 2,5% lên 20.900 đồng/CP, SHB 1,1% lên 18.100 đồng/CP, DGC 2,6% lên 24.000 đồng/CP, PVS 2,5% lên 12.200 đồng/CP, PVB 9,8% lên mức giá trần 13.400 đồng/CP.
Trong khi đó, PVI -1,5% xuống 32.000 đồng/CP, VCG -0,4% xuống 24.900 đồng/CP, BVS -1,1% xuống 8.900 đồng/CP.
Cổ phiếu HUT dẫn đầu thanh khoản trên HNX với 6,83 triệu đơn vị được khớp lệnh và chốt phiên đứng tại mức giá trần 1.600 đồng/CP. Tiếp theo đó, các mã PVS, SHB, ACB khớp 2,5-3 triệu đơn vị.
Tương tự, thị trường UPCoM cũng giao dịch khởi sắc.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,44 điểm ( 0,86%), lên 51,98 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 20 triệu đơn vị, giá trị 160,94 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 0,31 triệu đơn vị, giá trị 12,22 tỷ đồng.
Các mã lớn đóng vai trò là điểm tựa cho thị trường như BSR 12,5% lên 6.300 đồng/CP, ACV 2,8% lên 55.800 đồng/CP, QNS 3,1% lên 23.200 đồng/CP, VEA 1,2% lên 34.900 đồng/CP, OIL 13,8% lên mức giá trần 7.400 đồng/CP, VGI 1,9% lên 26.500 đồng/CP…
Trong đó, BSR dẫn đầu thanh khoản với gần 8,1 triệu đơn vị được giao dịch thành công; tiếp theo đó, OIL đạt 2,96 triệu đơn vị và LPB với khối lượng giao dịch 1,62 triệu đơn vị.
T. Thúy
Thị trường chứng khoán ngày 4/3: Cổ phiếu nhiều 'ông lớn' giảm sàn
Sáng ngày 4/3, thị trường chứng khoán chứng kiến sự sụt giảm của hàng loạt mã cổ phiếu lớn, sau khi Fed khẩn cấp hạ lãi suất 50 điểm để ứng phó rủi ro từ dịch Covid-19.
Ngày 4/3, thị trường chứng khoán Việt mở cửa ghi nhận VN-Index bất ngờ giảm xuống còn 885,45 điểm, giảm 5,16 điểm (tương đương 0,58%); HNX-Index giảm 0,05 điểm, tương đương 0,05% còn 112,52 điểm. VN30 giảm 4,16 điểm, tương đương 0,48% về mức 833,84 điểm.
Trong khi đó, Upcom-Index vẫn ở ngưỡng 55,48 điểm, tăng 0,01 điểm (tương đương 0,02%). Diễn biến giao dịch trên sàn cho thấy, các cổ phiếu vốn hóa lớn như BVH, CTG, FPT, GAS, VIC, VCB, VPB,... đồng loạt giảm điểm đang tác động tiêu cực tới thị trường. Trong khi các cổ phiếu HPG, VNM, STB, PLX, HDB có phiên tăng điểm đáng chú ý.
Ảnh chụp màn hình phiên giao dịch ngày 4/3.
Dù VN-Index có 2 phiên tăng điểm liên tiếp thì đến phiên thứ 3, chỉ số VN-Index đã giảm điểm, nhiều mã cổ phiếu lớn cũng quay đầu giảm xuống. Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo, thị trường sẽ tiếp tục hướng đến thử thách vùng kháng cự 898-905 điểm trong ngắn hạn nhưng đà hồi phục có thể sẽ đan xen các nhịp rung lắc, điều chỉnh.
Cũng theo các chuyên gia, dịch Covid-19 lan rộng sẽ tạo ra ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong đó, hoạt động sản xuất kinh doanh và kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp nội cũng đang có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề khi dịch tiếp tục lan rộng và chưa có dấu hiệu được kiểm soát.
Kết thúc phiên giao dịch 3/3, VN-Index tăng 6,18 điểm (0,7%) lên 890,61 điểm; HNX-Index tăng 1,73% lên 111,58 điểm; UPCoM-Index tăng 0,54% lên 55,47 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán ròng từ khối ngoại liên tiếp trong những phiên gần đây vẫn là một trong những rủi ro của giai đoạn này.
Về khối lượng giao dịch trên sàn, khối tự doanh mua vào nhiều nhất mã VNM (13,5 tỷ đồng), kế đến là TCB và MSN với giá trị mua tương ứng 12,43 tỷ đồng và 11,79 tỷ đồng. Khối này cũng mua cổ phiếu VPB (11,67 tỷ đồng), MWG (11,14 tỷ đồng( và VIC (11,13 tỷ đồng). Cổ phiếu HPG (9,72 tỷ đồng), MBB (9,65 tỷ đồng), VCB (8,73 tỷ đồng) và FPT (8,61 tỷ đồng). Như vậy trong top mua vào của khối tự doanh phiên hôm qua đã có 4/10 mã thuộc nhóm ngân hàng.
Thống kê giao dịch khối ngoại trong phiên, nhà đầu tư nước ngoài duy trì đà bán ròng 341 tỷ đồng toàn thị trường. Tính riêng trên sàn HOSE, hoạt động bán ròng của khối ngoại tiếp diễn với giá trị 269 tỷ đồng cùng khối lượng 9,9 triệu đơn vị.
Thảo Nguyên
Theo vietq.vn
VNDIRECT chiếm đến 40% số lượng tài khoản chứng khoán mở mới quý I/2020 Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong quý I/2020 tăng 18% so với cùng kỳ 2019. VNDIRECT tiếp tục là công ty chiếm tỷ lệ cao nhất với 40% tài khoản mở mới của cả thị trường, là lựa chọn top đầu của nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước. Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán...