Giao dịch chứng khoán sáng 1/6: Sóng lớn, VN-Index vượt ngưỡng 870 điểm
Mặc dù không có sự bứt phá nhưng sự đồng thuận của hầu hết các bluechip đã giúp thị trường vững vàng tiến bước. Đáng chú ý, sau phiên châm ngòi cuối tuần trước, dòng tiền đầu cơ tiếp tục chảy mạnh đã hỗ trợ tốt cho nhóm cổ phiếu penny tạo sóng lớn.
Bất chấp những lo ngại về “lời nguyền” Sell In May, thị trường đã tiếp tục có đợt tăng điểm khá tốt trong tháng 5 sau những thành công trong tháng 4 khi ghi nhận mức tăng hơn 16%. Kết thúc tháng 5, chỉ số VN-Index chỉ có 5 phiên mất điểm và tổng cộng đã tăng 97 điểm, tương ứng tăng 12,64%, kết thúc phiên cuối tuần tại mốc 864,47 điểm.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, ở giai đoạn hiện tại, dòng tiền nội vẫn đang hoạt động mạnh mẽ, trong khi khối ngoại ngừng bán và đã xuất hiện các phiên chuyển sang mua ròng. Đây là yếu tố chính giúp cho dòng tiền vào thị trường chứng khoán vẫn đang tốt và nâng đỡ thị trường.
Tuy nhiên, việc dòng tiền lớn sẽ dần vắng bóng cũng như việc định giá thị trường đang ngày càng trở nên quá cao trong lúc kinh tế không thể có tốc độ hồi phục cao như mức tăng của thị trường chứng khoán thì rủi ro trở nên lớn hơn. Chính vì vậy, trong những phiên cuối cùng của tháng 5, thị trường đã xuất hiện nhiều hơn những nhịp rung lắc và dự báo trong tháng 6 cũng sẽ không thuận lợi như 2 tháng vừa qua.
Nhận định về tuần đầu tiên của tháng 6, MBS cho rằng, việc cả 2 quỹ FTSE Vietnam ETF và VNM ETF sẽ tiến hành công bố danh mục cơ cấu định kỳ quý II/2020, tâm lý nhà đầu tư sẽ thận trọng trong thời gian các quỹ ETF tiến hành cơ cấu 1 tuần sau đó, do vậy dòng tiền nhiều khả năng sẽ tiếp tục hướng đến nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ để tìm cơ hội đầu tư.
Không nằm ngoài dự đoán trên, dòng tiền đầu cơ tiếp tục chảy mạnh giúp các cổ phiếu nhỏ đua nhau khoe sắc tím. Hàng loạt mã quen thuộc như FLC, HQC, HAI, HAG, ITA, JVC, TSC… đều giao dịch sôi động và dư mua trần khá lớn, đáng kể như HQC dư mua trần tới hơn 17,6 triệu đơn vị, ITA dư mua trần gần 10 triệu đơn vị, FLC dư mua trần gần 6,4 triệu đơn vị…
Bên cạnh đà tăng nóng của các penny, nhóm cổ phiếu bluechip cũng đã lấy lại phong độ khi hầu hết hồi phục sắc xanh, đã góp phần hỗ trợ tích cực cho đà tăng của thị trường. Chỉ số VN-Index nhanh chóng vượt mốc 870 điểm ngay khi mở cửa và tiếp tục nới rộng biên độ nhờ lực cầu tăng mạnh. Sau gần 90 phút giao dịch, chỉ số này đã tăng gần 10 điểm và áp sát mốc 875 điểm.
Dòng tiền chảy mạnh nên thị trường duy trì đà tăng khá tốt trong suốt cả phiên sáng đầu tiên của tháng 6.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 258 mã tăng và 107 mã giảm, VN-Index tăng 9,79 điểm ( 1,13%), lên 874,26 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 253,86 triệu đơn vị, giá trị 3.731,95 tỷ đồng, tăng 39,55% về khối lượng và 45,63% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước (29/5). Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 27 triệu đơn vị, giá trị 1.070,65 tỷ đồng.
Nhóm Vn30 chỉ có duy nhất ROS điều chỉnh nhẹ và VIC đứng giá tham chiếu, còn lại đều chốt phiên trong áo khoác xanh. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng cùng cặp đôi lớn VHM và VIC vẫn đóng vai trò là trụ đỡ chính cho thị trường.
Cụ thể, chốt phiên VHM 2,9% lên 78.800 đồng/CP, còn VNM 1,2% lên 116.400 đồng/CP; ở nhóm ngân hàng có BID 2,2% lên 41.000 đồng/CP, CTG 2,9% lên 23.150 đồng/CP, VCB 1,1% lên 86.100 đồng/CP, VPB 2,1% lên 23.850 đồng/CP, STB 2% lên 10.500 đồng/CP, TCB, MBB, HDB cũng có mức tăng hơn 1%.
Mặc dù để mất giá vào cuối phiên nhưng ROS là mã giao dịch sôi động nhất sàn HOSE với gần 24,96 triệu đơn vị được khớp lệnh.
Điểm nhấn thị trường vẫn thuộc về nhóm cổ phiếu tí hon. Cặp đôi DLG và FLC dẫn đầu thanh khoản trong nhóm với hơn 14,5 triệu đơn vị được khớp lệnh (chỉ đứng sau ROS) và lần lượt dư mua trần gần nửa triệu đơn vị và hơn 3 triệu đơn vị.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, thông tin chia sẻ tại ĐHCĐ thường niên cuối tuần qua ngày 30/5 về việc sẽ đưa cổ phiếu về mệnh giá và dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2020 khiến cổ phiếu HQC “nón g bỏng tay” trong phiên sáng nay khi lượng dư mua trần luôn chất đống trên 10 triệu đơn vị.
Hiện HQC đứng tại mức giá trần 1.180 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 5,6 triệu đơn vị và dư mua trần tới 19,38 triệu đơn vị.
Ngoài ra, hàng loạt mã tí hon khác như HAG, ASM, ITA, JVC, TTF, HAR, EVG… cũng khoác áo tím với lượng dư mua trần khá lớn, thậm chí lên đến hơn 10 triệu đơn vị như ITA.
Trên sàn HNX, sau hơn nửa phiên lình xình giằng co quanh mốc tham chiếu cũng đã bật cao nhờ lực cầu gia tăng mạnh cùng sự khởi sắc của một số bluechip.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 59 mã tăng và 45 mã giảm, HNX-Index tăng 2,43 điểm ( 2,22%), lên 112,24 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 47,59 triệu đơn vị, giá trị 409,1 tỷ đồng, tăng 81,92% về lượng và 77,45% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước (29/5). Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,58 triệu đơn vị, giá trị 19,98 tỷ đồng.
Đóng vai trò điểm tựa chính cho thị trường là ACB khi tăng tới 6,11%, tạm chốt phiên sáng nay tại mức giá 24.300 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 6 triệu đơn vị.
Trong khi đó, bộ đôi còn lại của dòng bank là SHB và NVB tạm đứng tại mốc tham chiếu với khối lượng khớp tương ứng 4,22 triệu đơn vị và hơn 0,13 triệu đơn vị.
Ngoài ra, một số mã bluechip khác cũng góp phần hỗ trợ thị trường như DGC 2,2% lên 37.600 đồng/CP, PVB 2,1% lên 14.300 đồng/CP, PVS 1,6% lên 12.800 đồng/CP…
Nhóm cổ phiếu penny trên sàn HNX cũng đẩy sóng lên cao, Cụ thể, HUT 9,09% lên 2.400 đồng/CP với khối lượng khớp 10,45 triệu đơn vị và dư mua trần gần 0,3 triệu đơn vih; KLF và PVX cũng tăng trần với khối lượng khớp lần lượt 5,91 triệu đơn vị và 4,24 triệu đơn vị….
Trên UPCoM, thị trường từng bước đi lên trong phiên sáng nay.
Chốt phiên sáng, UPCoM-Index tăng 0,37 điểm ( 0,67%), lên 55,4 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 12,79 triệu đơn vị, giá trị 150,15 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể, chỉ đóng góp thêm hơn 7,5 tỷ đồng.
Lực đỡ chính cho thị trường phải kể đến các mã lớn như MML 8,6% lên 54.500 đồng/CP, BCM 3,1% lên 26.800 đồng/CP, BSR 1,6% lên 6.400 đồng/CP, VGI 2,7% lên 30.500 đồng/CP, MCH 3,6% lên 72.000 đồng/CP, MSR 2% lên 15.300 đồng/CP OIL, ACV… cũng tăng nhẹ.
Bộ 3 cổ phiếu dẫn đầu thanh khoản trên UPCoM có khối lượng giao dịch đều trên 2 triệu đơn vị là LPB, NCP và BSR. Còn lại các cổ phiếu đều chuyển nhượng chưa tới 1 triệu đơn vị.
Giao dịch chứng khoán 6/5: Đột biến, VN-Index leo thẳng lên ngưỡng 775 điểm
Sau hơn nửa đầu phiên lình xình, thị trường bất ngờ xảy ra đột biến trong cả thanh khoản và điểm số.
Tiếp nối sự thận trọng trong 2 phiên giao dịch đầu tuần, cũng là 2 phiên sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, thị trường mở cửa phiên giao dịch sáng nay khá chậm. Số mã tăng, giảm khá cân bằng và VN-Index không thể chinh phục được ngưỡng 770 điểm.
Tuy nhiên, đột biến đã xảy ra ở nửa cuối phiên sáng nay khi thanh khoản bất ngờ tăng vọt, dù đến chủ yếu từ giao dịch thỏa thuận VHM, nhưng cũng tạo đòn bẩy kích thích nhà đầu tư xuống tiền. Qua đó, kéo nhiều mã tăng giá và giao dịch cũng trở nên sôi động hơn, VN-Index vì thế cũng nhảy vọt lên qua ngưỡng 775 điểm.
Chốt phiên, VN-Index tăng 10,99 điểm ( 1,44%), lên 775,15 điểm với 208 mã tăng và 118 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 159,1 triệu đơn vị, giá trị 4.296 tỷ đồng, tăng 41,9% về khối lượng và 166,6% về giá trị so với phiên sáng qua. Tuy nhiên, hôm nay có sự đột biến trong giao dịch thỏa thuận, chủ yếu đến từ VHM.
Cụ thể, giao dịch thỏa thuận sáng nay đóng góp 49,96 triệu đơn vị, giá trị 2.508,7 tỷ đồng, trong đó riêng VHM đã đóng góp 35,76 triệu đơn vị, giá trị 2.145,6 tỷ đồng. Nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh phiên sáng nay chỉ tăng 10,7% về khối lượng và 35% về giá trị so với phiên sáng qua.
Cổ phiếu VHM ngoài đột biến trong giao dịch thỏa thuận, cũng có giao dịch rất sôi động trong phiên khớp lệnh với 2,55 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa tăng tới 4,4% lên 66.400 đồng.
Không chỉ VHM, 2 người anh em khác là VIC và VRE cũng có mức tăng khá tốt sáng nay, trong đó VIC tăng 1,94% lên 94.500 đồng, khớp hơn 366.000 đơn vị, VRE tăng 2,97% lên 24.250 đồng, khớp 2,14 triệu đơn vị.
Không chỉ họ nhà Vin, hàng loạt mã cổ phiếu bluechip khác cũng tăng giá trong phiên sáng nay. Trong đó, SAB tăng 4,15% lên 158.000 đồng, HPG tăng 2,57% lên 21.950 đồng, PLX tăng 2,72% lên 41.500 đồng, MWG tăng 1,77% lên 80.700 đồng, FPT tăng 3,93% lên 52.900 đồng, POW tăng 1,76% lên 9.830 đồng, TPB tăng 1,7% lên 17.900 đồng. Các mã khác có mức tăng khiêm tốn hơn, chỉ trên dưới 0,5%.
Trong khi đó, HVN, BVH, EIB, HDB lại đóng cửa trong sắc đỏ, nhưng mức giảm cũng không mạnh.
Trong nhóm này, HPG có thanh khoản tốt nhất với 4,28 triệu đơn vị, tiếp đến là STB với 3,48 triệu đơn vị, CTG, FPT, POW trên 2 triệu đơn vị.
Trong nhóm cổ phiếu thị trường, giao dịch vẫn giữ được nhịp dù không quá sôi động như trước đây với sắc xanh là chủ yếu trong phiên sáng nay.
Có thanh khoản tốt nhất sàn HOSE sáng nay là HSG với 6,15 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 3,38% lên 7.960 đồng. ROS khớp 4,3 triệu đơn vị, đóng cửa tăng nhẹ 0,28% lên 3.600 đồng.
Sắc đỏ chỉ xuất hiện ở một số mã như DLG, ITA, OGC, trong khi QCG tăng trần lên 7.810 đồng và còn dư mua giá trần.
Cổ phiếu GTN sau phiên nổi sóng chiều qua cũng đã nhanh chóng hạ nhiệt sáng nay khi đóng cửa chỉ tăng 2,48% lên 16.500 đồng, khớp 1,84 triệu đơn vị.
Trên HNX, sau khi mở cửa với sắc xanh, chỉ số chính của sàn này nhanh chóng đảo chiều và chủ yếu dao động trong sắc đỏ, nhưng trong 1 tích tắc trước khi đóng cửa đã kịp chớm xanh khi ACB trở lại trên tham chiếu.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,02 điểm ( 0,02%), lên 105,43 điểm với 66 mã tăng và 56 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 28,3 triệu đơn vị, giá trị 207 tỷ đồng, tăng 77,8% về khối lượng và 44% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp chưa tới 1 triệu đơn vị, giá trị hơn 7,7 tỷ đồng.
ACB đóng cửa với sắc xanh nhạt khi tăng nhẹ 0,49% lên 20.400 đồng, khớp 1,4 triệu đơn vị. PVS tăng 2,54% lên 12.100 đồng, khớp 3,95 triệu đơn vị. VCS tăng nhẹ 0,33% lên 61.200 đồng. Đây chính là bệ đỡ cho HNX-Index trở lại vạch xuất phát.
Trong khi đó, SHB giảm 1,32% xuống 15.000 đồng, khớp 1,13 triệu đơn vị, VCG giảm 0,39% xuống 25.300 đồng, PVI giảm 0,33% xuống 30.600 đồng, nhưng thanh khoản thấp.
Tuy nhiên, tâm điểm trên sàn HNX sáng nay là KLF. Sau 2 phiên giảm sàn liên tiếp, đã xuất hiện dòng tiền bắt đáy cổ phiếu KLF, giúp hấp thụ hết lượng dư bán sàn, thậm chí có lúc đưa mã này về tham chiếu.
Trong tháng 4, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến sự phục hồi mạnh ở cửa 2 chỉ số chính VN-Index (hơn 16%) và HNX-Index (hơn 15%). Trong sự hồi phục mạnh của thị trường chung, có sự đóng góp của nhiều mã bluechip, nhưng cũng phải kể đến sự nổi sóng luân phiên của nhiều mã mang tính đầu cơ cao, một trong số đó phải kể tới KLF.
Từ giữa tháng 4, KLF bắt đầu nổi sóng với chuỗi 8 phiên tăng trần liên tiếp, với mức tăng hơn 71%, từ 1.400 đồng lên 2.400 đồng. Thanh khoản cũng rất lớn và nhiều phiên chứng kiến lượng dư mua trần lên tới cả chục triệu đơn vị.
Tuy nhiên, sau chuỗi tăng nóng này, trong phiên 29/4 - phiên cuối cùng trước khi thị trường nghỉ lễ kéo dài, nhiều nhà đầu tư đã hiện thực hóa lợi nhuận, chốt lãi.
Trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, KLF tiếp tục được kéo lên mức trần 2.600 đồng, nhưng lực chốt lời sau đó đã diễn ra ồ ạt, trong khi bên mua không dám xuống tiền, khiến KLF đóng cửa phiên với mức sàn 2.200 đồng với lượng dư mua sàn hàng triệu đơn vị.
Lượng dư mua sàn hàng triệu đơn vị tiếp tục được duy trì trong phiên hôm qua và mức giá được kéo xuống 2.000 đồng, tức những nhà đầu tư nào vào hàng lúc mức giá đỉnh 2.600 đồng trong phiên thứ Hai, đã mất 23% giá trị chỉ sau 1 ngày.
Mở cửa phiên sáng nay, lực bán giá sàn (1.800 đồng) tại KLF tiếp tục ồ ạt, nhưng dòng tiền bắt đáy đã mạnh dạn hơn với kỳ vọng tạo cột sóng mới, nên toàn bộ lượng dư bán sàn được hấp thụ hết, kéo KLF lên mức tham chiếu 2.000 đồng trước khi đóng cửa ở mức 1.900 đồng, giảm 5%. Thanh khoản tại KLF vì thế cũng vượt trội so với phần còn lại trên 2 sàn niêm yết với 11 triệu đơn vị.
Thị trường UPCoM sau nửa phiên đầu giằng co nhẹ, cũng đã lấy lại được đà tăng trong nửa cuối phiên, nhưng mức tăng quá thấp.
Chốt phiên sáng, UPCoM-Index tăng 0,09 điểm ( 0,17%), lên 52,07 điểm với 62 mã tăng và 37 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 8 triệu đơn vị, giá trị 76 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể.
Trong các mã lớn đáng chú ý, BSR khớp lớn nhất với 3,1 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 3,39% lên 6.100 đồng.
Giao dịch chứng khoán chiều 21/4: La liệt cổ phiếu giảm sàn, VN-Index mất hơn 28 điểm Đổ đèo từ sớm do ảnh hưởng tâm lý từ việc giá dầu thô lao dốc, cộng với áp lực chốt lời dâng cao tại nhiều nhóm ngành đã khiến thị trường có phiên giao dịch đỏ lửa, trả lại hết số điểm có được sau chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp trước đó. Sau phiên sáng giảm sâu với áp lực bán...