Giao dịch chứng khoán sáng 13/7: Dòng tiền yếu, VN-Index bị kẹt tại ngưỡng 870 điểm
Mặc dù thị trường đã hồi phục trở lại nhưng một số điểm nóng của thị trường bị áp lực xả bán khá mạnh, đặc biệt là THD bị đẩy về sát mức giá sàn sau 20 phiên tăng trần.
Mặc dù thanh khoản chưa có dấu hiệu cải thiện nhưng tuần qua, thị trường đã lấy lại đà tăng nhờ sự hồi phục của một số bluechip. Trong đó, tâm điểm đáng chú ý là SAB đã có chuỗi ngày tăng vọt. Chỉ tính trong 8 phiên đầu tháng 7, cổ phiếu SAB đã tăng hơn 31%.
Bên cạnh lực mua bắt đáy tăng mạnh sau khi giá cổ phiếu về gần mức thấp nhất lịch sử dưới 120.000 đồng/CP, thông tin hỗ trợ mạnh có thể giúp SAB phi nước đại chính là việc Thủ tướng vừa phê duyệt danh mục thoái vốn Nhà nước năm 2020. Trong đó, SAB nằm trong danh sách chuyển giao từ Bộ Công Thương về SCIC trước ngày 31/8 để thực hiện thoái toàn bộ phần vốn Nhà nước.
Tuy nhiên, sau 5 phiên tăng liên tiếp, thị trường đã gặp áp lực chốt lời và quay đầu điều chỉnh trong phiên cuối tuần 10/7. Theo đánh giá của giới chuyên gia, điều chỉnh kỹ thuật là cần thiết bởi thị trường khó có thể tăng mạnh vượt qua mốc 880 – 900 điểm ngay. Mốc kháng cự tâm lý 870 880 điểm là vùng điều chỉnh khi áp lực chốt lời gia tăng.
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược, CTCK Dầu khí (PSI) cho rằng, VN-Index vẫn có thể hồi phục tiếp hướng tới mốc 880 – 900 điểm trong tuần tới nhưng nhiều khả năng các phiên tăng giảm đan xen vẫn sẽ diễn ra. Nói cách khác, thị trường vẫn nên có 1 nhịp tăng điểm nhẹ nữa trong tuần tới.
Bước vào phiên giao dịch đầu tuần mới 13/7, dù dòng tiền vẫn tham gia thăm dò nhưng nhóm cổ phiếu bluechip vẫn là điểm tựa chính giúp thị trường lấy lại đà tăng điểm.
Chỉ số VN-Index thử thách lại vùng giá 875 điểm khi sang đợt khớp lệnh liên tục và nhanh chóng trở lại lình xình dưới mốc kháng cự này do thiếu trụ đỡ lớn.
Mặc dù phần lớn các cổ phiếu trong nhóm VN30 đều có được sắc xanh nhưng đà tăng hạn chế chủ yếu trên dưới 0,5%.
Video đang HOT
Trong đó, sau màn lội ngược dòng ở cuối tuần trước, cổ phiếu SAB đã nhanh chóng lùi về dưới mốc tham chiếu trong phiên sáng nay do áp lực bán chốt lời gia tăng. Sau khoảng 80 phút giao dịch, SAB để mất 1,94% và tạm đứng tại mức giá 202.000 đồng/CP.
Bên cạnh đó, điểm nóng THD cũng bị chốt lời mạnh sau 20 phiên liên tiếp tăng trần kể từ ngày chào sàn với tổng mức tăng lên tới hơn 433%. Hiện THD giảm 9,4%, về sát mức giá sàn, tạm đứng tại mức giá 72.500 đồng/CP.
Diễn biến phân hóa khiến thị trường giao dịch khá ạm đạm và lình xình. Tuy nhiên, đà tăng có phần thu hẹp hơn về cuối phiên do áp lực bán có phần gia tăng, khiến chỉ số VN-Index may mắn giữ được sắc xanh nhạt.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 159 mã tăng và 163 mã giảm, VN-Index tăng 0,55 điểm ( 0,06%), lên 871,76 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 126,77 triệu đơn vị, giá trị hơn 2.115 tỷ đồng, giảm 21,17% về khối lượng và 11,63% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước (10/7). Giao dịch thỏa thuận đóng góp 18,15 triệu đơn vị, giá trị 289,23 tỷ đồng.
Bên cạnh SAB vẫn duy trì mức giảm gần 2%, một số mã lớn cũng đuối sức về cuối phiên như VIC, VRE, HPG.
Trong khi đó, các mã như VHM, VNM, GAS, MSN, VCB, TCB, PLX cũng chỉ nhích nhẹ với biên độ tăng đều dưới 1%. Đáng kể là CTG vẫn giữ đà tăng khá tốt sau phiên điều chỉnh hôm cuối tuần, với mức tăng 1,9% và tạm chốt phiên sáng tại mức giá 24.250 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh đạt gần 4,4 triệu đơn vị, đứng thứ 2 về thanh khoản sau HPG khớp 6,92 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, các mã giao dịch cũng phân hóa. Cụ thể, trong khi HQC, SJF, DLG, DXG… giao dịch dưới mốc tham chiếu, thì ITA, FLC, ROS, TTF, DIG, KBC nhích nhẹ.
Một trong những điểm sáng của thị trường trong tuần trước là GEX cũng có phần hạ nhiệt sau chuỗi 8 phiên tăng. Chốt phiên, GEX 2,74% lên 20.600 đồng/CP với khối lượng hơn 2,6 triệu đơn vị.
Trái lại, DAH ngắt nhịp sau 7 phiên giảm sàn khi đảo chiều hồi phục với mức tăng 3,2%, tạm chốt phiên sáng tại mức giá 11.350 đồng/CP với khối lượng khớp 2,62 triệu đơn vị.
Trên HNX, dù nỗ lực, nhưng HNX-Index không thể trở lại sắc xanh khi đóng cửa giảm nhẹ với thanh khoản thấp.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,27 điểm (-0,24%), xuống 115,39 điểm với 48 mã tăng và 49 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 20,35 triệu đơn vị, giá trị 212 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,7 triệu đơn vị, giá trị 39,8 tỷ đồng.
Hai mã vốn hóa lớn nhất sàn là ACB và SHB giảm nhẹ lần lượt 0,42% và 0,76% xuống 23.900 đồng và 13.000 đồng, khớp hơn 1 triệu đơn vị mỗi mã.
Cũng có sắc đỏ là VCS giảm 0,47% xuống 63.600 đồng, PVI giảm 1% xuống 29.800 đồng, trong khi VCG tăng nhẹ 0,38% lên 26.700 đồng. PVS đứng giá tham chiếu
Trong khi đó, sau khi chịu áp lực chốt lời quay đầu giảm mạnh xuống sát mức sàn, THD đã bật trở lại, đóng cửa tăng 1,38% lên 81.100 đồng.
Mã có thanh khoản tốt nhất trên HNX sáng nay là MBG và NVB 2,5 triệu đơn vị và hơn 2 triệu đơn vị. Đóng cửa MBG đứng ở mức tham chiếu 5.100 đồng, còn NVB giảm 1,08% xuống 9.200 đồng.
ACM, DST khởi sắc khi đóng cửa ở mức trần 1.000 đồng và 6.800 đồng, khớp lần lượt hơn 1,4 triệu đơn vị, dư mua giá trần hơn 5,7 triệu đơn vị và gần 1 triệu đơn vị, dư mua giá trần hơn 2,2 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, dù hạ độ cao, nhưng cũng như VN-Index, chỉ số chính của thị trường này vẫn giữ được sắc xanh nhạt khi bước vào giờ nghỉ trưa.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,16 điểm ( 0,28%), lên 57,41 điểm với 74 mã tăng và 64 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 7,78 triệu đơn vị, giá trị 114 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 0,6 triệu đơn vị, giá trị 12,4 tỷ đồng.
Các mã đáng chú ý trên thị trường này chủ yếu đứng giá tham chiếu khi đóng cửa phiên sáng, trong đó LPB và BSR là 2 mã hiếm hoi khớp trên 1 triệu đơn vị.
Khởi sắc trong phiên sáng nay là tân binh BVB của Ngân hàng Bản Việt khi tăng trần lên 18.200 đồng, khớp hơn 0,8 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần.
Chứng khoán 13/7: Nỗ lực duy trì sự hứng khởi
Dòng tiền chưa được giải phóng hoàn toàn khiến thị trường chưa thể bứt phá mạnh dù đã khởi đầu tương đối hưng phấn.
Ảnh minh họa.
Thị trường chứng khoán bước vào phiên giao dịch đầu tuần với nhiều sự hứng khởi. Sắc xanh chiếm ưu thế trên nhiều nhóm cổ phiếu quan trọng giúp VN-Index có thời điểm bật tăng hơn 5 điểm ngay đầu phiên. Tuy nhiên, áp lực bán gia tăng sau đó đã khiến dòng tiền chưa thể lan tỏa rộng trên thị trường.
Nhóm ngân hàng đóng vai trò là đầu tàu dẫn dắt thị trường với VCB, BID, CTG đều tăng tương đối tích cực đặc biệt BVB tăng kịch biên độ phiên thứ 3 liên tiếp sau khi lên sàn.
Nhóm Bluechips có sự phân hóa nhất định với VHM, VJC, GAS, MWG, PNJ,... duy trì được sắc xanh trong khi SAB, REE, VRE, CTD,... đang điều chỉnh nhẹ. Đáng chú ý, HPG giao dịch khá vững sau sự cố cháy lò cao số 1 cuối tuần cũng đem đến hiệu ứng tích cực đối với tâm lý nhà đầu tư.
Thời điểm 10h sáng, chỉ số VN-Index tạm thời tăng 3,23 điểm ( 0,37%) lên 874,44 điểm với thanh khoản gần 930 tỷ đồng.
Trên HNX, giao dịch giằng co trên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như ACB, SHB, PVS, SHS,... khiến HNX-Index dao động trong biên độ hẹp quanh tham chiếu. Chỉ số này tạm thời giảm 0,18 điểm (-0,15%) xuống 114,48 điểm với thanh khoản hơn 97 tỷ đồng.
Trong khi đó, UpCOM-Index tạm tăng 0,26 điểm lên 57,51 điểm nhờ sự khởi sắc của cổ phiếu ngân hàng BVB. Thanh khoản toàn sàn đạt hơn 60 tỷ đồng.
Giao dịch chứng khoán chiều 8/7: SAB tiếp tục tiến bước, VN-Index có phiên tăng thứ 4 Giao dịch thận trọng cùng diễn biến phân hóa khiến thị trường tiếp tục lình xình giằng co nhẹ và chỉ số VN-Index may mắn vẫn giữ được sắc xanh nhạt nhờ sự hỗ trợ khá tích cực của SAB. Mặc dù sự hỗ trợ khá tích cực của bluechip đã giúp VN-Index lần lượt có những phiên hồi phục đầu tháng 7,...