Giao dịch chứng khoán phái sinh tuần qua: Bùng nổ và biến động
Thị trường chứng khoán ghi nhận sự bùng nổ về mặt điểm số trong tuần qua, dù có 2 phiên giảm điểm. Đặc biệt, dòng tiền trên thị trường rất dồi dào, giúp giá trị giao dịch lập kỷ lục mới.
Phản ứng tích cực
Thông tin đáng chú ý nhất trong tuần qua là việc Bộ Tài chính Mỹ ban hành báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”, trong đó đề cập đến vấn đề Việt Nam thao túng tiền tệ.
Theo quy định của Đạo luật Xúc tiến và tăng cường thương mại năm 2015 của Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ cần thực hiện phân tích nâng cao về chính sách tỷ giá và kinh tế đối ngoại của các đối tác thương mại lớn thỏa mãn các tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp ngoại tệ.
Các tiêu chí này được lượng hóa cụ thể như sau: một là, thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD; hai là, thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; ba là, can thiệp kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Tại báo cáo tháng 12/2020, theo Đạo luật Cạnh tranh và Thương mại quốc tế Omnibus năm 1988, Việt Nam (cùng với Thuỵ Sĩ) đáp ứng 3 tiêu chí và bị Bộ Tài chính Mỹ xác định là thao túng tiền tệ.
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định, việc điều hành tỷ giá những năm qua trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung, nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.
Thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.
Việc Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ thời gian qua nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời củng cố dự trữ ngoại hối nhà nước vốn ở mức thấp so với các nước trong khu vực để tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia.
Thông tin này được thị trường chứng khoán đón nhận bình thản, thể hiện qua cách phản ứng của nhà đầu tư trong cả tuần qua nhìn chung là tích cực, bên mua tranh thủ tận dụng các nhịp rung lắc để tìm kiếm cơ hội. Sau phiên điều chỉnh, dòng tiền lại đổ vào mạnh hơn và chỉ số đóng cửa phiên cuối tuần qua ở mức cao nhất kể từ giữa năm 2018.
Khối ngoại tiếp tục gom ETF
Dòng tiền tích lũy trên ETF của khối ngoại.
Video đang HOT
Tuần qua cũng chứng kiến sự bùng nổ trên giao dịch chứng chỉ quỹ ETF. Trong đó, sôi động nhất vẫn là chứng chỉ quỹ VNDiamond khi được khối nhà đầu tư nước ngoài bơm ròng hơn 360 tỷ đồng. Diễn biến khác cũng đáng chú ý là chứng chỉ quỹ V.N.M ETF được mua ròng trở lại sau hơn 3 tháng trầm lắng. Tính từ đầu năm 2020 tới nay, khối ngoại đã mua ròng hơn 2.000 tỷ đồng trên các sản phẩm ETF.
Sự dồi dào về mặt thanh khoản ở trên thị trường ở thời điểm hiện tại với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư mới thì diễn biến giao dịch của khối ngoại trên sàn chứng khoán Việt Nam nói chung và trên ETF nói riêng không có nhiều tác động về mặt điểm số và tâm lý thị trường. Tuy nhiên, khối ngoại liên tiếp mua ròng ETF giúp dòng tiền của nhà đầu tư trong nước thêm tự tin, dù khối này bán ròng cổ phiếu.
Nương theo đà tăng với quán tính cũ
Bùng nổ và biến động, đó là diễn biến đáng chú ý trong tuần qua. Thị trường ghi nhận sự bùng nổ về mặt điểm số khi VN30 tiếp tục đóng cửa ở mức cao nhất tuần, nhà đầu tư kết thúc tuần giao dịch trong không khí lạc quan, phấn khởi.
Ngoài ra, sự bùng nổ còn được ghi nhận ở thanh khoản khớp lệnh khi liên tục xuất hiện những phiên có giá trị giao dịch khớp lệnh 14.000 – 15.000 tỷ đồng trên sàn HOSE. Chưa bao giờ thị trường dồi dào về mặt dòng tiền một cách liên tục như vậy.
Diễn biến VN30F, VN30 và mức chênh lệch giá.
Điểm cần lưu ý trong bức tranh sáng của thị trường ở thời điểm hiện tại là tần suất xuất hiện các phiên rung lắc với cường độ lớn (trên dưới 1%) càng ngày càng nhiều hơn. Chỉ số đóng cửa tuần qua tăng mạnh, đạt mức cao nhất tuần và cao nhất trong hơn 2 năm, nhưng trong tuần có 2 phiên giảm mạnh, trong khi các tuần trước đó không có hiện tượng này.
Nhìn chung, đây chỉ là điểm gợn nhỏ trong tổng thể bức tranh lớn vẫn có triển vọng tích cực. Do đó, chúng tôi duy trì quan điểm canh mua trên thị trường phái sinh trong tuần giao dịch mới.
Chiến lược giao dịch trong ngắn hạn (tầm nhìn trong tuần này) vẫn giữ quan điểm canh mua ở các nhịp điều chỉnh với cường độ 10 – 15 điểm, thời gian nắm giữ vị thế khoảng 2 – 3 phiên, mục tiêu kỳ vọng khoảng 10 – 15 điểm.
Chiến lược giao dịch trong trung hạn duy trì quan điểm nắm giữ vị thế mua và canh mua khi thị trường xuất hiện các nhịp điều chỉnh với cường độ 40 – 50 điểm từ đỉnh.
Nhật ký giao dịch tuần qua
Thị trường biến động mạnh trong tuần qua, mở ra nhiều cơ hội cho các vị thế giao dịch trong ngắn hạn. Thị trường dù biến động, có hai phiên sụt giảm, nhưng nhịp tăng vẫn không thay đổi và có cái kết tuần viên mãn.
Diễn biến và chiến lược giao dịch VN30F1M tuần qua.
Nhà đầu tư canh chốt vị thế mua được mở trong tuần trước quanh mức 1.020 điểm khi chỉ số mất đà tăng ngắn hạn. Thị trường bật tăng trở lại sau khi đóng vị thế mua nên không có nhiều cơ hội để mở lại vị thế.
Sau đó, cơ hội xuất hiện khi giá có nhịp điều chỉnh với cường độ 10 – 15 điểm. Nhà đầu tư mở lại vị thế mua tại 1.025 điểm, diễn biến thị trường sau khi mua khá “khó chịu”, nhưng xu hướng vẫn là đi lên. Mục tiêu lợi nhuận 15 – 20 điểm kể từ khi mở vị thế đã đạt được nên vị thế thế mua được đóng lại khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần.
Vị thế giao dịch trong ngắn hạn tiếp tục quán tính cũ, canh mua trong các nhị
Chứng khoán ngày 15/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 15/12.
Mở vị thế mua KSB quanh ngưỡng giá 29.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): KSB đang nằm trong xu hướng tăng giá trung hạn từ ngưỡng giá 26.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, phản ánh xu hướng tăng giá trung hạn.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 29.000 đồng/cp và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng giá 35.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 26.000 đồng/cp.
Khuyến nghị mua VRE với giá mục tiêu 40.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Vincom Retail (VRE) đã hoàn tất xây dựng Vincom Mega Mall Ocean Park (Hà Nội) và cho các khách thuê thực hiện bày trí cửa hàng trước thời điểm (Trung tâm thương mại) TTTM khai trương vào cuối tháng 12 với tỷ lệ lấp đầy dự kiến 85%.
Ngoài ra, doanh thu mảng cho thuê bán lẻ trong quý 3/2020 của VRE tăng 23% so với quý trước nhờ các khách thuê dần ổn định hoạt động so với 6 tháng đầu năm 2020 khi thói quen mua sắm của người tiêu dùng quay trở lại bình thường.
Chọn cổ phiếu nào phiên 15/12?
Lượng khách đến các TTTM trong tháng 9 tại Hà Nội và TP. HCM đã phục hồi lần lượt 88% và 80%, so với mức trước dịch Covid-19. Sự cải thiện trong lượng khách đến và tình hình kinh doanh của khách thuê khiến VRE giảm gói hỗ trợ cho một số khách thuê từ 675 tỷ đồng trong 6 tháng 2020 còn 145 tỷ đồng trong quý 3/2020.
VCSC kỳ vọng việc nâng cấp cơ cấu khách thuê sắp tới tại một số TTTM sẽ giúp lưu lượng khách gia tăng, đặc biệt trong mùa lễ hội cuối năm sẽ giúp gia tăng lợi nhuận của VRE trong quý 4/2020.
Qua đó, duy trì dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2020 đạt 2.100 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ.
Do đó, VCSC khuyến nghị mua VRE với giá mục tiêu 40.000 đồng/cp.
Khuyến nghị mua ACB với giá mục tiêu 32.300 đồng/cp
CTCK Phú Hưng (PHS): Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã hoàn thành việc chuyển sang niêm yết trên sàn HoSE, điều này đã đưa ACB vào các rổ chỉ số tham chiếu quan trọng như VN-Allshare hay VN30 và được các quỹ ETF tham gia mua vào.
Lũy kế đến quý 3/2020, ACB ghi nhận 10.166 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Thu nhập ngoài lãi thuần của ngân hàng cũng ghi nhận mức tăng 11,7%, đạt 2.799 tỷ đồng.
PHS cho rằng tăng trưởng tín dụng của ACB trong năm 2020 có thể đạt mức 14%, qua đó giúp cho thu nhập lãi thuần tăng trưởng 16,2% giúp lợi nhuận sau thuế của ngân hàng có thể đạt 6.640 tỷ đồng, tăng trưởng 10,7%.
Ngoài ra, cuối tháng 11/2020 vừa qua, ACB đã hoàn tất thương vụ bancassuarance độc quyền với đối tác SunLife. Thương vụ này được kỳ vọng đem về cho ACB 370 triệu USD phí trả trước, tương ứng với khoảng 8.500 tỷ đồng.
Từ năm 2021 trở đi, ACB sẽ bắt đầu ghi nhận khoản thu nhập phí trả trước này. PHS dự phóng, ACB sẽ chia đều khoản phí này trong 15 năm tiếp theo.
Tăng trưởng tín dụng của ACB trong năm 2021 sẽ duy trì ở mức 14% nhờ vào chất lượng tài sản tương đối ổn định của ngân hàng.
Năm 2021, PHS ước tính thu nhập lãi thuần của ACB có thể đạt mức 15.795 tỷ đồng (tăng 12,2%). LNST của ACB ước tính đạt 8.416 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh 26,7% nhờ vào tác động của khoản phí trả trước được ghi nhận.
Qua đó, PHS khuyến nghị mua ACB với giá mục tiêu 32.300 đồng/cp.
Sôi động huy động vốn ở các quỹ mới Ngành quỹ trở nên sôi động trong 2 năm gần đây với sự ra đời của nhiều quỹ mới, thu hút hàng nghìn tỷ đồng vốn đầu tư, trái ngược với tình cảnh trước đó là việc huy động vốn gần như bất khả thi. Sự ra đời của các quỹ ETF mới và nhanh chóng hút vốn lớn tạo ra tâm lý...