Giao dịch chứng khoán khối ngoại tuần 6-10/7: Bán ròng gần 570 tỷ đồng
Trái với xu hướng thị trường khởi sắc cả về điểm số và thanh khoản, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài bán ròng tới gần 570 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần tuần đầu tháng 7.
Thống kê trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE, khối ngoại thực hiện 3 phiên bán ròng và 2 phiên mua ròng. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 21,4 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 553,94 tỷ đồng, tăng 80,86% về lượng và tăng gấp gần 5,5 lần về giá trị so với tuần trước.
Trong đó, khối này đã mua vào 100,06 triệu đơn vị với tổng giá trị mua vào đạt 3.486,44 đồng (giảm 4,88% về lượng và tăng 16,55% về giá trị so với tuần trước); và bán ra với khối lượng 121,46 triệu đơn vị, giá trị 4.040,38 đồng (tăng 3,79% về lượng và 31,29% về giá trị so với tuần trước).
Trong khi đó, trên sàn giao dịch chứng khoán HNX, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện 4 phiên bán ròng và 1 phiên mua ròng duy nhất ngày cuối tuần 10/7. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 2,58 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 10,49 tỷ đồng, tăng hơn 130% về lượng và giảm 29,07% về giá trị so với tuần trước.
Trong đó, khối này đã mua vào 1,05 triệu đơn vị, giá trị 15,97 tỷ đồng (giảm 6,19% về lượng và tăng 58,75% về giá trị so với tuần trước) và bán ra với khối lượng 3,63 triệu đơn vị, giá trị 26,46 tỷ đồng (tăng 61,93% về lượng và 6,48% về giá trị so với tuần trước).
Mặt khác, giao dịch trên thị trường chứng khoán UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 3 phiên và mua ròng 2 phiên. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 1,83 triệu đơn vị, tăng mạnh so với tuần trước chỉ mua ròng 13.880 đơn vị; tuy nhiên tổng giá trị là bán ròng 3,06 tỷ đồng, giảm 38,43% so với tuần trước.
Video đang HOT
Trong đó, khối này đã mua vào 3,8 triệu đơn vị, giá trị 66,06 tỷ đồng (tăng gấp gần 3 lần về lượng và 86,35% về giá trị so với tuần trước) và bán ra với khối lượng 1,97 triệu đơn vị, giá trị 69,12 tỷ đồng (tăng 106,64% về lượng và 71% về giá trị so với tuần trước).
Tổng cộng tuần qua trên cả 3 sàn, khối ngoại đã bán ròng 22,15 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 567,49 tỷ đồng, tăng 71,18% về lượng và tăng gấp gần 4,4 lần về giá trị so với tuần trước (bán ròng 105,71 tỷ đồng).
Nhìn lại diễn biến mua bán tuần qua:
Cổ phiếu dầu khí VHM dẫn đầu danh mục mua ròng mạnh trong tuần qua với giá trị dạt 145,41 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua ròng đạt 2,39 triệu đơn vị.
Các mã được mua ròng khá mạnh tiếp theo là PLX đạt 108,41 tỷ đồng (2,39 triệu cổ phiếu), CTG được mua ròng 91,69 tỷ đồng (2,73 triệu cổ phiếu), VRE được mua ròng 51,34 tỷ đồng (1,86 triệu cổ phiếu)…
Trái lại, việc nhà đầu tư ngoại xả mạnh DHC trong phiên 8/7 khiến cổ phiếu này dẫn đầu danh mục bán ròng trong tuần qua. Tổng cộng cả tuần, khối ngoại bán ròng 222,47 tỷ đồng, tương đương khối lượng 6,42 triệu cổ phiếu.
Tuy nhiên, xét về khối lượng, HPG là mã bị bán ròng mạnh nhất tuần qua, đạt gần 6,55 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 183,23 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng mạnh nhất AMV đạt 330.150 cổ phiếu, giá trị 5,5 tỷ đồng.
Trong khi đó, cổ phiếu SHS bị bán ròng mạnh nhất về giá trị, đạt 8,07 tỷ đồng, tương đương khối lượng 630.200 đơn vị. Còn cổ phiếu ACM dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 1,4 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 1,12 tỷ đồng.
Biên lãi gộp liên tục hồi phục suốt 4 quý, Coteccons lại gặp thách thức lớn bởi dịch Covid-19?
Dù ảnh hưởng bởi Covid-19 khiến doanh thu sụt giảm, biên lãi gộp Coteccons (CTD) tiếp tục phục hồi trong quý 1/2020 lên 5,5% so với mức 4,5% trong quý 4/2019 - đây là quý thứ 4 biên lãi Công ty hồi phục kể từ mức thấp nhất hồi quý 2/2019.
Coteccons (CTD) đã công bố BCTC quý 1/2020 với doanh thu thuần 3.554 tỷ, giảm hơn 16% so với cùng kỳ năm trước do những khó khăn chung của ngành xây dựng, cùng với tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án. Lợi nhuận gộp đạt hơn 194 tỷ, lợi nhuận sau thuế tương ứng giảm 35% về 123,5 tỷ đồng.
Ngược lại, biên lợi nhuận gộp tiếp tục phục hồi trong quý 1/2020 lên 5,5% so với mức 4,5% trong quý 4/2019 - đây là quý thứ 4 biên lãi Công ty hồi phục kể từ mức thấp nhất hồi quý 2/2019. Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng mức cải thiện này một phần đến từ giá vật liệu xây dựng chính duy trì ổn định ở mức thấp trong quý 4/2019 và quý 1/2020 (cụ thể, giá thép xây dựng quý 1/2020 thấp hơn 8% so với mức trung bình cả năm 2019 và đi ngang so với quý 4/2019).
Tuy nhiên, do dịch Covid-19 tác động đến hoạt động xây dựng trong nước, biên lợi nhuận CTD theo quan điểm VCSC sẽ giảm trong quý 2/2020, sau đó có khả năng phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2020.
Song song, sự cạnh tranh từ các nhà thầu xây dựng tư nhân khác sẽ tạo ra các thách thức trong tăng trưởng backlog của CTD trong thời gian tới dù lượng hợp đồng ký mới quý 1 tích cực. VCSC duy trì lo ngại về khả năng của CTD trong việc tăng lượng backlog về mức đã ghi nhận trong giai đoạn 2015-2018 khi giá trị hợp đồng ký mới trung bình đạt 27.000 tỷ đồng mỗi năm.
Biên lợi nhuận gộp tiếp tục phục hồi trong quý 1/2020 lên 5,5%, từ mức đáy 3,2% hồi quý 2/2019.
Trong quý 1/2020, giữa đại dịch Covid-19, Coteccons đã công bố ký kết mới 2 hợp đồng thi công dự án cao cấp, nâng tổng giá trị trên 5.000 tỷ đồng trong quý 1/2020. Bao gồm dự án Complex Building - do CTCP Đầu tư Golden Hill làm chủ đầu tư, có quy mô 8.320 m2 với kết cấu 2 tòa tháp đôi cao 48 tầng, với 1.074 căn hộ hạng sang tại quận 1, Tp.HCM. Cùng dự án The Metropole Thủ thiêm là khu phức hợp nhà ở - thương mại hạng sang được đầu tư bởi CTCP Quốc Lộc Phát cùng đối tác phát triển dự án Sơn Kim Land.
Chia sẻ bởi ban lãnh đạo Công ty, đây là tín hiệu khả quan có được nhờ sự cố gắng của toàn nhân viên, bất chấp khó khăn chung. Dự báo cả năm 2020, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng lên toàn nền kinh tế nói chung và xây dựng nói riêng, Coteccons khẳng định chia sẻ sẵn sàng chung tay vì trách nhiệm đối với xã hội, người lao động dù thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn khiến doanh thu sụt giảm.
Tại thời điểm cuối quý 1/2020, tổng tài sản Coteccons đạt 14.869 tỷ đồng, trong đó số dư tiền và tương đương lên tới 3.759 tỷ đồng. Khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm 868 tỷ so với đầu năm xuống còn 7.548 tỷ đồng. Chi phí các công trình dở dang có giá trị 1.487 tỷ đồng, trong đó dự án Crowne Plaze Phú Quốc có giá trị 232 tỷ đồng.
Được biết, doanh thu Coteccons thời gian gần đây liên tục có dấu hiệu suy giảm, cổ phiếu cũng giảm nhiệt mạnh bất chấp tình hình tài chính an toàn (không nợ vay) cũng như vị thế đầu ngành của thương hiệu. Nguyên nhân theo nhiều ý kiến do nội bộ không hoà thuận (bất đồng giữa các nhóm cổ đông lớn), đồng thời ảnh hưởng chung của thị trường xây dựng (tín dụng siết, chính sách hạn chế cung, giá nguyên vật liệu tăng, đối thủ cạnh tranh...).
Trên thị trường, cổ phiếu CTD đang hồi phục lên mức 62.700 đồng/cp, tăng hơn 39% sau 1 tháng giao dịch.
Quý 1/2020 nhóm bất động sản tiếp tục đứng đầu về huy động trái phiếu với 20.000 tỷ đồng, tỷ lệ thành công lên đến 94% Doanh nghiệp bất động sản (BĐS) là nhóm phát hành TPDN với giá trị lớn nhất, đạt hơn 20.000 tỷ đồng, chiếm 44% tổng giá trị phát hành toàn thị trường. BĐS cũng là nhóm ngành ghi nhận tỷ lệ chào bán thành công lớn nhất trên thị trường với 94%; trong khi con số tại mảng ngân hàng khá thấp. Dịch Covid-19...