Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 19/6: Gom mạnh VIC, nhà đầu tư ngoại giảm bán ròng
Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch khá cầm chừng trong phiên cơ cấu danh mục của các quỹ ETF. Trong đó, đáng chú ý với việc quay ra mua mạnh cổ phiếu VIC, khối này chỉ bán ròng hơn 50 tỷ đồng trong phiên cuối tuần 19/6, giảm hơn 80% so với phiên trước.
Trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 31,4 triệu đơn vị, giá trị 1.066,91 tỷ đồng, tăng 3,89% về khối lượng và 45,96% về giá trị so với phiên trước đó (ngày 18/6).
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 31,36 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 1.114,52 tỷ đồng, tăng 55,93% về lượng và 49,35% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 43.600 đơn vị, giảm 99,57% so với phiên trước. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là bán ròng 47,61 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với phiên trước.
Phiên hôm nay, cổ phiếu VIC được khối ngoại mua ròng mạnh nhất đạt 96,95 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 1 triệu đơn vị.
Đứng ở vị trí tiếp theo, HPG được mua ròng 41,3 tỷ đồng, NVL được mua ròng 36,85 tỷ đồng, BVH được mua ròng 24 tỷ đồng, FUEVFVND được mua ròng 20,42 tỷ đồng, VHM và ITA cùng được mua ròng hơn 14 tỷ đồng…
Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất VNM với giá trị đạt 86,59 tỷ đồng, tương đương khối lượng 751.840 đơn vị.
Tiếp theo là MSN bị bán ròng 53,34 tỷ đồng (935.440 cổ phiếu), PDR bị bán ròng 47,98 tỷ đồng (2,07 triệu đơn vị), POW với 34,63 tỷ đồng (3,33 triệu đơn vị), SBT với 25,9 tỷ đồng (1,78 triệu đơn vị), VJC với 20,59 tỷ đồng, GEX với 19,24 tỷ đồng, VCB với hơn 11 tỷ đồng…
Trên sàn giao dịch chứng khoán HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 233.910 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 2,87 tỷ đồng, giảm 69,65 về lượng và 70,74% về giá trị so với phiên trước đó (18/6).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 347.700 đơn vị, giá trị 3,3 tỷ đồng, giảm 46,17% về lượng và 34,91% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 113.790 đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 0,43 tỷ đồng, trong khi phiên hôm qua mua ròng 124.830 đơn vị, tổng giá trị mua ròng 4,74 tỷ đồng.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng 35 mã và mạnh nhất là cổ phiếu VCS với giá trị đạt hơn 561 triệu đồng, tương đương khối lượng 8.900 cổ phiếu.
Trong khi đó, khối này bán ròng 30 mã và dẫn đầu vẫn là SHS bị bán ròng 1,25 tỷ đồng, tương đương khối lượng 98.000 cổ phiếu.
Giao dịch trên thị trường chứng khoán UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 583.000 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 13 tỷ đồng, tăng gấp hơn 8,7 lần về lượng và tăng hơn 183% về giá trị so với phiên trước (18/6).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 2,01 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 16,03 tỷ đồng, giảm 87% về lượng và 94,52% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 1,43 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 3,03 tỷ đồng, giảm 90,77% về lượng và 98,95% về giá trị so với phiên trước đó.
Trong đó, khối ngoại mua ròng 17 mã và VEA được mua ròng mạnh nhất đạt 5,49 tỷ đồng, tương đương khối lượng 123.900 cổ phiếu. Tiếp theo là MCH được mua ròng 1,3 tỷ đồng (18.800 đơn vị).
Mặt khác, khối này bán ròng 22 mã và mạnh nhất là ACV với giá trị 4,52 tỷ đồng, tương đương khối lượng 72.000 đơn vị. Tiếp theo là VTP bị bán ròng 2,39 tỷ đồng và KDF bị bán ròng gần 1,2 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 19/6, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 1,5 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 51,71 tỷ đồng, giảm 71,26% về lượng và 82,98% về giá trị so với phiên hôm qua (bán ròng 298,54 tỷ đồng).
Thị trường chứng khoán tháng 6, chọn cửa kiếm lời
Thị trường chứng khoán (TTCK) đã có chuỗi ngày hồi phục ngoài mong đợi. Tâm lý lo ngại thị trường điều chỉnh trong tháng 6 xuất hiện, nhưng vẫn có những kỳ vọng chỉ số tiếp tục tăng.
Tháng 5 khác biệt
Trái với những dự báo có phần thận trọng, TTCK đã có diễn biến rất tích cực trong tháng 5. Thông thường, tháng 5 vốn nằm trong "vùng trũng" thông tin, nhưng tháng 5 năm nay lại đầy ắp thông tin và hầu hết là thông tin tích cực, giúp thị trường tăng điểm.
Dòng tiền thông minh đang vận động trái với những suy nghĩ thông thường trong bối cảnh có những khó khăn mà kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang gặp phải, kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện.
Thị trường giao dịch tích cực trong tháng 5 được cho là nối tiếp sự hưng phấn của đà tăng trong tháng 4 với nhiều yếu tố thuận lợi.
Thứ nhất, TTCK thế giới có diễn biến tích cực. Cụ thể, TTCK Mỹ đã phục hồi hơn 30% từ đáy, các thị trường lớn ở châu Âu, châu Á đều phục hồi mạnh.
Thứ hai, dòng tiền mới từ nhà đầu tư trong nước, đặc biệt các nhà đầu tư thế hệ mới (F0) đã góp phần giúp thị trường có thêm sắc màu đầu tư mới.
Video đang HOT
Thứ ba, việc kiểm soát dịch bệnh tốt ở Việt Nam, hay sự kỳ vọng vào các chính sách hỗ trợ nền kinh tế, bao gồm cả chính sách tài khóa và tiền tệ, kỳ vọng vào sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác hậu Covid -19 đã củng cố niềm tin của thị trường.
Một yếu tố tích cực khác đến từ kỳ vọng các quỹ ETF mới tham gia thị trường như VNDiamond, VNFinlead và thực tế sau khi niêm yết, các quỹ này thu hút được dòng tiền, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, lực cầu từ doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ, cổ đông nội bộ mua vào khi giá giảm tạo góp phần tạo tâm lý tích cực trên thị trường, dù có những trường hợp không mua đủ số lượng như đăng ký, thậm chí không thực hiện.
Nhận định cung - cầu tháng 6
Sự hồi phục của thị trường trong 2 tháng liền có tạo áp lực đối với thị trường trong tháng 6? Trong góc nhìn của ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC), sự phục hồi hơn 30% từ đáy trong 2 tháng liên tiếp khiến thị trường có thể gặp áp lực điều chỉnh, đặc biệt là khi VN-Index tiến sát vùng kháng cự 880 - 900.
Đây có thể xem là vùng để so sánh "trước Covid-19" và "sau Covid-19". Thông thường, khi thị trường tăng đến đây, nhà đầu tư sẽ có sự so sánh, chỉ số đã tăng lại ngưỡng trước khi bùng phát dịch, trong khi ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của Covid-19 là tiêu cực và hiện tại là xấu hơn trước.
Theo lẽ tư duy đó, tâm lý chung sẽ có sự so sánh về mặt lý lẽ cho VN-Index có thể vượt ngưỡng kháng cự, tâm lý này là hiển nhiên, dễ tư duy và phổ biến, do đó thị trường đương nhiên gặp khó khăn nhất định ở ngưỡng kháng cự.
Vậy đâu là những yếu tố có thể tác động đến diễn biến của TTCK trong tháng 6 mà nhà đầu tư cần lưu tâm? Không ít ý kiến cho rằng, diễn biến của dịch Covid-19 trên thế giới và Việt Nam sẽ là điểm mấu chốt có sức tác động đến TTCK, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh ở nhiều nước hiện vẫn trầm trọng.
Theo quy định, các doanh nghiệp niêm yết phải công bố báo cáo tài chính quý II/2020 sau 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý, tức trong tháng 7.
Tuy nhiên, ở giai đoạn tháng 6, việc một số doanh nghiệp hé lộ thông tin về kết quả hoạt động quý II và nhiều báo cáo phân tích của khối công ty chứng khoán có thể giúp thị trường sớm hình dung về bức tranh kinh doanh quý này.
Do vậy, kết quả kinh doanh quý II cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến TTCK.
Một yếu tố khác có thể tác động đến thị trường trong tháng 6, đó là dòng tiền nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các quỹ ETF.
Tính đến thời điểm hiện tại, mức độ bán ròng của khối ngoại đã giảm mạnh, chỉ còn hơn 550 tỷ đồng kể từ đầu tháng 5, chỉ bằng 1 phiên bán ròng trong giai đoạn cao điểm.
Trong khi đó, các quỹ ETF mới đang thu hút vốn ngoại. Đây là điểm sáng trong thời gian gần đây về dòng tiền khối ngoại.
Tuy nhiên, theo ông Huy, xu hướng thị trường trong tháng 6 nhiều khả năng sẽ chững lại quanh ngưỡng kháng cự, sau đó giằng co và giá các cổ phiếu có sự phân hóa mạnh.
Hầu hết các phân tích về thị trường trong thời gian gần đây là phân tích về phía cầu, sẽ là thiếu sót nếu không đánh giá nguồn cung. Giá cổ phiếu là kết quả của cung cầu, chiều lên do cầu, còn chiều xuống do cung.
Hiện tại, có 3 nguồn cung chủ yếu: cung sơ cấp từ IPO, niêm yết, khối ngoại và nhà đầu tư nội. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, cung ở thời điểm hiện tại thấp, bởi hàng mới từ niêm yết và IPO nhưng hầu như không có thương vụ nào đáng kể.
Một điểm đáng lưu ý là khả năng sẽ có nhiều nhà đầu tư nội chốt lời. Đây có thể là nguồn cung tiềm năng, nhất là khi thị trường tiếp tục tăng.
Mặc dù vậy, dòng tiền đầu tư xoay vòng trong thời gian vừa qua, nên cung chốt lời sau đó có thể trở thành cầu tiềm năng.
Hậu Covid-19, kênh đầu tư bất động sản không còn sôi động như trước, chứng khoán nổi lên như kênh đầu tư hấp dẫn và có thể kỳ vọng sẽ giữ chân dòng tiền. Xu hướng này chưa có dấu hiệu đảo ngược trong ngắn hạn.
Tất nhiên, những yếu tố khó đoán từ TTCK thế giới, nhất là dịch bệnh có thể thay đổi quan điểm của các nguồn cung tiềm năng, nhưng nhìn chung, dòng tiền vẫn sẽ ở lại thị trường và xoanh vòng giữa các nhóm cổ phiếu, giúp chỉ số không biến động quá mạnh.
Ông Ngô Thế Hiển, Phó trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) nhận định, thanh khoản trong tháng 6 có thể sẽ giảm và chỉ số ở trong trạng thái tích lũy.
Dòng tiền sẽ có sự phân hóa rõ nét hơn ở các nhóm cổ phiếu cũng như các cổ phiếu riêng lẻ có những thông tin hỗ trợ riêng. Với dòng tiền ngoại, sau chuỗi bán ròng kéo dài thì khối này có thể dần quay trở lại thị trường trong tháng 6.
Phiên điều chỉnh khá mạnh với thanh khoản lớn ngày 27/5 có thể là một tín hiệu mà nhà đầu tư cần chú ý.
Thị trường đang bước vào những phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5, trước khi bước sang tháng 6 với những đặc tính của thị trường mùa hè (summer market) có thể giống như mùa hè năm 2019.
Theo đó, thị trường trong tháng 6 có thể đi ngang và giằng co trong biên độ 840 - 880 điểm (tương ứng mức fibonacci retracement 50 - 61,8%) trên chỉ số VN-Index và 770 - 815 điểm (tương ứng mức fibonacci retracement 50 - 61,8%) trên chỉ số VN30.
Chọn nhóm cổ phiếu đầu tư
VN-Index đã vượt qua ngưỡng 800 điểm một cách nhẹ nhàng, nhưng khi chạm đến mốc 850 điểm, không ít nhà đầu tư quan ngại sẽ có sự điều chỉnh mạnh. Nhưng ở thời điểm này, thay vì lo ngại về biến động chỉ số, nhà đầu tư dành sự quan tâm hơn đến từng mã cổ phiếu cụ thể. Liệu có cổ phiếu nào mà thị giá đang thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại của doanh nghiệp?
Một số cổ phiếu đã ghi nhận tăng giá trên 50% trong vòng 2 tháng như BVH, FTR, hay nhóm ngân hàng như VCB, BID, CTG hồi phục gần 30% kể từ đáy, nhưng thị giá vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh thì liệu còn có cơ hội?
Nhìn lại diễn biến thị trường cho thấy, dòng tiền ồ ạt tham gia bất chấp việc khối ngoại bán ròng, bất chấp nhận định trái chiều của các tổ chức quốc tế cũng như các khuyến nghị của khối công ty chứng khoán trong nước.
Chính niềm tin của nhà đầu tư đã giúp thị trường vững vàng đi lên. Hiện tại, thị trường bắt đầu có diễn biến "giật cục", với biên độ dao động khá lớn.
Diễn biến VN-Index và giá trị giao dịch bình quân theo tuần trên HOSE (Đơn vị: điểm và tỷ đồng).
Cụ thể, phiên giao dịch ngày 27/5, VN-Index chốt phiên sáng ở mức 872,6 điểm, nhưng sang phiên chiều giảm còn 857,5 điểm. Ở thời điểm mà cơ hội và rủi ro gần như đang chia đều, việc chọn chiến lược đầu tư "từ dưới lên" (bottom up), tức đầu tư dựa trên phân tích về các mã cổ phiếu cụ thể, không quá quan tâm đến các khía cạnh của nền kinh tế hay chu kỳ thị trường) được cho là phù hợp, nhằm sàng lọc các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí đầu tư giá trị.
"Việc tham gia thị trường giai đoạn hiện tại có thể hàm chứa nhiều rủi ro nếu không chọn đúng nhóm phù hợp. Chính vì vậy, nhóm cổ phiếu có câu chuyện dài như nông nghiệp, phân đạm hoặc cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công vẫn sẽ thu hút dòng tiền và đem lại cơ hội cho các nhà đầu tư", trưởng phòng phân tích một công ty chứng khoán tại Hà Nội nói.
Tâm lý nhà đầu tư cải thiện tích cực
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Thị trường trong ngắn hạn có thể sẽ tiếp tục đà tăng, hướng tới vùng kháng cự 880 điểm của chỉ số VN-Index và 833 điểm của chỉ số VN30.
Dòng tiền tăng mạnh trở lại và lan tỏa đều giữa các nhóm cổ phiếu cho thấy, xu hướng tăng ngắn hạn được củng cố.
Ngoài ra, tâm lý nhà đầu tư cải thiện tích cực, lạc quan với diễn biến hiện tại của thị trường.
Hệ thống chỉ báo xu hướng của Yuanta Việt Nam vẫn duy trì mức tăng, VN-Index có hỗ trợ ở 836,53 điểm và nâng mức xu hướng ngắn hạn của chỉ số HNX-Index từ giảm lên tăng.
Do đó, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu trong danh mục và tận dụng các nhịp điều chỉnh để mua mới hoặc gia tăng tỷ trọng.
Tỷ trọng khuyến nghị ngắn hạn là 82% cổ phiếu và 18% tiền mặt.
Nhà đầu tư nên tránh mua đuổi giá
Ông Phạm Quang Huy, Giám đốc Trung tâm tư vấn khách hàng cao cấp, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam
Tính từ đầu năm đến nay, TTCK đã trải qua đợt sụt giảm mạnh, chỉ số VN-Index giảm từ mốc gần 1.000 điểm xuống quanh 650 điểm vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, tính từ thời điểm đó đến nay, thị trường đã có mức hồi phục mạnh mẽ khi chỉ số tiếp cận mốc 880 điểm trong phiên giao dịch 27/5.
Theo quan điểm của tôi, vùng kháng cự 890 /-20 là tương đối mạnh, nhiều cổ phiếu đã phục hồi về giá trị cân bằng, vậy nên cần tránh mua đuổi giá. Thay vào đó, nhà đầu tư nên hạ dần tỷ trọng và tập trung cơ cấu lại danh mục, duy trì tỷ trọng hợp lý, bởi rủi ro vẫn còn (nhiều khả năng, kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp vẫn khó khăn).
Dự báo, chỉ số VN-Index trong tháng 6 sẽ dao động trong biên độ từ 800 /-20 điểm đến 900 /-20 điểm. Tình hình dịch bệnh
Covid-19 vẫn là một trong những yếu tố có khả năng tác động mạnh đến thị trường, bên cạnh đó là cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn và động thái bán ròng của khối ngoại vẫn chưa dừng lại.
Coi chừng tâm lý "Bán trong tháng 5" sẽ chuyển sang tháng 6
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng Việt Nam
Thị trường nhiều khả năng sẽ duy trì diễn biến tích cực trong giai đoạn đầu tháng 6, nhờ dòng tiền vẫn tốt, bất chấp các thông tin xấu, đồng thời sự kỳ vọng của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư chuyên nghiệp rất lớn.
Tuy vậy, đà tăng có thể sẽ chậm lại vì mức tăng trong 2 tháng qua vượt quá mong đợi của không ít nhà đầu tư trước đó. Bên cạnh đó, dù VN-Index vẫn còn cách xa đỉnh cũ, nhưng do giá không ít cổ phiếu tăng nhanh khiến mức định giá P/E trở nên cao, dễ kích hoạt lực bán.
Thêm vào đó, tâm lý "Bán trong tháng 5" (Sell In May) đã qua, dễ bị chuyển sang "Bán trong tháng 6).
Trong tháng 6, kỳ vọng sự mở cửa sau dịch bệnh của các nền kinh tế và số lượng doanh nghiệp phá sản, tạm ngưng hoạt động giảm, số liệu kinh tế tăng trở lại, giúp các doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh khả quan hơn.
Áp lực chốt lời đang tăng
Công ty Chứng khoán MB (MBS)
TTCK đã trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang tàn phá nhiều nền kinh tế trên thế giới.
Riêng đối với TTCK Việt Nam, việc kiểm soát tốt dịch bệnh kèm theo việc mở cửa trở lại các địa điểm công cộng, các cơ sở kinh doanh, cung cấp dịch vụ..., đã và đang khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên tốt hơn.
Bên cạnh đó, có thể sau đợt giảm mạnh do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư đã nhận định đây chính là cơ hội mua cổ phiếu với mức giá hấp dẫn. Do vậy, lượng nhà đầu tư tìm đến các công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch tăng vọt.
Tâm lý nhà đầu tư tích cực, đặc biệt thị trường liên tục tăng điểm khi khả năng hồi phục của nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch được nhiều tổ chức kinh tế đánh giá cao.
Theo Ngân hàng Thế giới, kinh tế Việt Nam có thể sẽ khởi sắc sau khi nới lỏng giãn cách xã hội và mức xếp hạng "ổn định" của Fitch đưa ra gần đây khẳng định viễn cảnh tăng trưởng mạnh trong trung hạn của Việt Nam, dựa trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, mức nợ chính phủ thấp và khu vực kinh tế đối ngoại có khả năng chống chịu, bao gồm cả dự trữ ngoại hối ở mức khá lớn.
Chứng khoán toàn cầu thoát đáy đã gần 2 tháng và câu hỏi của phần lớn giới đầu tư đến lúc này xoay quanh câu chuyện vì sao các chỉ số chứng khoán lại tách rời khỏi các chỉ báo kinh tế.
Hay nói cách khác, bất chấp số liệu kinh tế u ám do đại dịch Covid-19 gây ra, vi sao các tài sản rủi ro như cổ phiếu phục hồi mạnh?
Câu trả lời đến từ các ngân hàng trung ương khi triển khai tổng cộng khoảng 4.000 tỷ USD để mua tài sản trong 8 tuần qua và vốn hóa thị trường cổ phiếu toàn cầu đã tăng thêm 15.000 tỷ USD. Đồng thời, các ngân hàng trung ương đã chi ra 2,4 tỷ USD mỗi giờ để mua tài sản tài chính.
Ở thị trường trong nước, cùng chung xu hướng của nhiều nước trên thế giới nhằm hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với tác động của dịch Covid-19, ngày 12/5, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các quyết định hạ một số loại lãi suất điều hành.
Đây là lần thứ 2 trong năm 2020 và lần thứ 3 trong vòng 1 năm qua, cơ quan này có động thái như vậy.
Do vậy, trong ngắn hạn, dòng tiền nội vẫn đang là yếu tố quan trọng nâng đỡ thị trường hồi phục. Tuy nhiên, áp lực chốt lời đang tăng, khi đa phần các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá mạnh.
Về phân tích kỹ thuật, sau một nhịp tăng dài và mạnh, tốc độ tăng của thị trường chung đã chững lại,thể hiện sự đuối sức nhất định khi VN-Index đối mặt với mốc kháng cự 860 điểm. Đây cũng là vùng kháng cự kỹ thuật Fibonacci 61,8%.
Trong khi đó, chỉ báo Momentum cho thấy động lực tăng yếu đi, RSI đã rơi vào vùng quá mua sau 2 tháng tăng vừa qua và đang cho thấy có tín hiệu giảm khỏi vùng này, ngụ ý khả năng điều chỉnh có thể sớm diễn ra.
VN-Index hứa hẹn chinh phục mốc 900 - 920 điểm
Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (VNCS)
Về mặt giao dịch, hiện tại, nguồn giao dịch ký quỹ (margin) trên thị trường tại các công ty chứng khoán tăng chậm, trong khi thị trường hồi phục khá tốt bởi tiền thật của nhà đầu tư mới.
Chưa có hiện tượng căng thẳng margin nên áp lực thị trường giảm điểm là không lớn, rủi ro ngắn hạn chưa cao.
Về mặt kỹ thuật, thị trường Việt Nam và toàn cầu đã hồi phục, hình thành xu thế tăng điểm, xu hướng này hiện chưa kết thúc.VN-Index hứa hẹn sẽ chinh phục mốc 900 - 920 điểm trong tháng 6/2020.
Về dòng tiền, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới và Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ kinh tế.
Điều này tạo ra dòng tiền lớn giá rẻ chảy mạnh qua các kênh đầu tư, tạo động lực cho sự hồi phục của doanh nghiệp và các thị trường tài sản.
Đồng thời, tháng 5 - 6, hầu hết các nền kinh tế lớn đã và sẽ mở cửa trở lại, bắt đầu khôi phục kinh tế nội địa, khôi phục kinh doanh, gia tăng việc, làm giảm thất nghiệp, qua đó khôi phục niềm tin tiêu dùng và đầu tư của người dân.
Thị trường trong nước đang được dẫn dắt bởi dòng tiền nội khá mạnh, trong khi khối ngoại giao dịch hạn chế.
Các quỹ ETF nội thu hút được lượng vốn lớn là minh chứng cho thực tế này, dòng tiền mới có thêm kênh đầu tư để đón cơ hội từ sự hồi phục kinh tế nói chung mà không phải mất công nghiên cứu nhiều.
Trong tháng 6 sẽ diễn ra hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ ETF, đây là yếu tố đáng lưu ý. Tuy nhiên, tác động của nhóm ETF ngoại đang ngày càng giảm và chiếm tỷ trọng thấp hơn trong thời gian gần đây, sau khi rút ròng mạnh mẽ trong quý I.
Khối ngoại giảm bán ròng còn hơn 225 tỷ đồng trong phiên thị trường lao dốc HPG tiếp tục được khối ngoại mua ròng mạnh nhất thị trường trong phiên giao dịch ngày 21/4. Áp lực bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài đều giảm trên 3 sàn. Phiên giao dịch ngày 21/4, các chỉ số giảm điểm mạnh khi nhiều cổ phiếu nhóm ngành có tính thị trường cao như chứng khoán, ngân hàng, dầu khí, bất...