Giao dịch chứng khoán: Chờ cơ hội mới
Trong khi lũ lụt tại miền Trung tiếp tục nhấn chìm nhiều căn nhà và tài sản của người dân thì trên thị trường chứng khoán tuần qua, nhà đầu tư cũng phải trải qua một chuỗi ngày giảm điểm mạnh nhất kể cuối tháng 7. Nhiều người đã bán tháo cổ phiếu, nhưng không ít người khác giữ kỳ vọng, thị trường sẽ sớm ổn trở lại khi “bão tan”.
“Bão” tâm lý
Kết thúc tuần giao dịch 26 – 30/10, VN-Index giảm 3,7% về 925,47 điểm, chỉ số VN30 giảm 4,1% về 892,55 điểm. Khối ngoại bán ròng 1.639,72 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung bán các cổ phiếu trụ như MSN (1.148 tỷ đồng), VRE (178,2 tỷ đồng), VIC (80,1 tỷ đồng)…
Nhóm cổ phiếu tác động mạnh tới chỉ số VN-Index trong tuần từ 26 – 30/10.
Nhịp giảm trong tuần diễn ra trên diện rộng, từ nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn, vừa và nhỏ. Nếu như trong tuần trước đó, nhóm cổ phiếu trụ nâng đỡ chỉ số, trong khi các cổ phiếu vừa và nhỏ bị bán, tâm lý nhà đầu tư được nâng đỡ trong hiện trạng “xanh vỏ đỏ lòng”, thì tuần qua, tâm lý có dấu hiệu kém tích cực khi màu đỏ tràn sàn.
Hầu hết các cổ phiếu trụ đều giảm giá mạnh trong tuần, trong đó BID kéo giảm 4,77 điểm chỉ số, VCB là 4,67 điểm, VHM là 3,23 điểm… Ở chiều ngược lại, mức đóng góp tích cực vào chỉ số chủ yếu là VIC với 2,83 điểm.
Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao khi dòng tiền vẫn nhiệt tình chảy vào chứng khoán. Trong đó, dòng tiền từ các nhà đầu tư mới (F0) tiếp tục hoạt động mạnh mẽ khi chưa từng trải qua một nhịp điều chỉnh đáng kể nào kể từ tháng 7.
Diễn biến VN-Index từ tháng 3/2020 đến nay.
Bên cạnh thói quen chốt lời kiểu “tin ra là bán”, tuần qua, tâm lý nhà đầu tư chịu tác động không nhỏ từ các yếu tố bất ổn bên ngoài.
Video đang HOT
Đầu tiên, đại dịch Covid-19 bùng lên mạnh mẽ ở châu Âu, Mỹ với số ca nhiễm cũng như quy mô ngày một lớn.
Đại dịch vẫn là thách thức lớn đối với sự hồi phục của kinh tế toàn cầu trong bối cảnh chính phủ nhiều nước phải áp dụng trở lại việc giãn cách, tái phong toả nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Cùng với đó, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đi vào giai đoạn cuối, sẽ kết thúc vào ngày 3/11 là một ẩn số lớn cho thị trường tài chính toàn cầu.
Chính sách của tân Tổng thống về kinh tế, chính trị, trong đó đặc biệt là các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, cũng như áp dụng các gói hỗ trợ tiếp theo như thế nào, là những câu hỏi ngỏ mà nhà đầu tư tài chính phải chờ cái kết của bầu cử mới có thể đoán định.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, 4 phiên đầu tuần qua, cả 3 chỉ số chính đều giảm mạnh. Dow Jones giảm 5,9%, tương ứng giảm 1.676,46 điểm về 26.659,11 điểm, S&P 500 giảm 4,5% về 3.310,11 điểm Nasdaq Composite giảm 3,1% về 11.185,59 điểm. Diễn biến này khiến chỉ báo nỗi sợ hãi (VIX S&P 500) tăng đáng kể.
Diễn biến chỉ số bất ổn VIX S&P 500 trên TTCK Mỹ.
Chờ cơ hội mới
Diễn biến thị trường chứng khoán tuần qua cho thấy nhiều công ty chứng khoán bị hớ khi sau vài tuần dự báo thị trường đang đứng trước thách thức lớn mà tiền vẫn ồ ạt chảy vào và điểm số chứng khoán không giảm. Thực tế, tự doanh công ty chứng khoán đã mua ròng trở lại 1.379 tỷ đồng trong tuần trước đó như để củng cố cho luận điểm này.
Tuy nhiên, sau phiên 27/10 giảm nhẹ, phiên 28/10 giảm mạnh được xem là một phiên xác nhận cho tín hiệu đảo chiều xu hướng tăng vốn kéo dài 3 tháng, tính từ đáy gần nhất vào tháng 8/2020.
Phiên 28/10 là phiên bất thường nhất tuần qua khi buổi sáng chỉ ghi nhận mức giảm điểm nhẹ, lực bán bắt đầu đẩy mạnh sau 11h giờ, cảm nhận về một lực cầu bắt đáy được đẩy vào thị trường lúc 1h30 từ mức giảm hơn 8 điểm, thị trường đã hồi phục chỉ còn giảm 4 điểm nhưng ngay sau đó là những lệnh bán mạnh.
Mô hình Rising Wedge xuất hiện trong đồ thị VN-Index.
Diễn biến trong phiên 28/10 cũng như 2 tuần gần đây cho nhiều nhà đầu tư cảm nhận về mô hình Rising Wedge, với một dạng biến thể khó nhìn nhận. Thị trường khi đi đến cuối mô hình, chính thức bứt phá ( breakout) cạnh trên kèm theo dòng tiền mạnh, khiến nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích nhận định chỉ số sẽ tiếp tục xu hướng tăng. Tuy nhiên, thị trường sau đó đột ngột đảo chiều và gãy luôn cạnh dưới của mô hình Wedge.
Dù có cái đầu “lạnh” cũng không dễ đạt được chiến thắng trên thị trường chứng khoán. Sự đứt gẫy của thị trường tuần qua có thể liên tưởng đến người chơi bộ môn thể thao lướt sóng. Một vận động viên đang cưỡi trên một con sóng, nhưng không tận dụng được đỉnh cao của sóng để thoát ra mà quyết quay trở lại lúc sóng cao thì ngay lập tức có thể chịu nguy hiểm.
Chiến thuật an toàn ở thời điểm này là chờ đợi, bơi ra xa một chút để quan sát một con sóng khác. Giữ sự bình tĩnh là cần thiết, không nhất thiết nhà đầu tư phải lập tức vào lại thị trường nhằm bắt đáy.
Trong góc nhìn tích cực, nhiều nhà đầu tư cho rằng, thị trường giảm mạnh đã tạo ra một mặt bằng giá thấp hơn và yếu tố này khiến cổ phiếu trở nên hấp dẫn. Bên cạnh đó, với việc được tăng thêm tỷ trọng trong rổ thị trường cận biên, thời gian tới, các nhóm cổ phiếu trụ sẽ đón nhận dòng tiền mới.
Việc duy trì vùng giá ổn định sẽ giúp nhà đầu tư trong nước cụ thể hoá lợi nhuận khi chuyển dịch hàng sang các quỹ mô phỏng theo chỉ số của thị trường cận biên.
Tiêu điểm xử phạt tuần qua: Nhiều doanh nghiệp và cá nhân bị phạt nặng
Trong đó có quyết định phạt 550 triệu đồng đối với một cá nhân thao túng giá cổ phiếu
Tuần qua UBCKNN đã ban hành rất nhiều quyết định phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với nhiều doanh nghiệp và cá nhân. Trong đó có 1 cá nhân bị phạt nặng vì hành vi thao túng giá cổ phiếu. Cụ thể:
Thao túng giá cổ phiếu DTL, một cá nhân bị phạt nặng
Ngày 29/4/2020 UBCKNN đã căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra và ban hành quyết định phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thanh Loan có địa chỉ tại số 23/28 đường D2 Cư xá Văn Thánh Bắc, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh số tiền 550 triệu đồng.
Nguyên nhân, do bà Nguyễn Thanh Loan đã sử dụng 05 tài khoản để liên tục mua bán, tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu DTL của Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc.
Căn cứ kết quả kiểm tra và các tài liệu có trong hồ sơ, xem xét tính toán số lợi bất hợp pháp từ việc thực hiện hành vi vi phạm cho thấy không có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm của bà Nguyễn Thanh Loan.
Thông tin thêm, trước đó cuối năm 2019 Đại Thiên Lộc đã trình cổ đông phương án huỷ niêm yết tự nguyện trên HoSE, mặc dù đạt được tỷ lệ đồng ý 89,75% trên tổng số cổ phần đang lưu hành. Song phía cổ đông không phải cổ đông lớn đồng loạt từ chối (tỷ lệ phủ quyết hơn 99% tổng số cổ phần đang lưu hành không phải cổ đông lớn) nên DTL không thể thông qua việc huỷ niêm yết bắt tự nguyện.
Một thông tin khác, bà Nguyễn Thanh Loan là con gái của Chủ tịch Nguyễn Thanh Nghĩa, từng nắm giữ vị trí Tổng Giám đốc Công ty tuy nhiên đã từ nhiệm. Theo đó ông Nghĩa (bố) thay thế kiêm nhiệm 2 chức vụ từ tháng 7/2019. Vợ ông Nghĩa là bà Nguyễn Thị Bích Liên cũng đang nắm giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Công ty. Xem thêm thông tin tại đây
Diễn biến giá cổ phiếu DTL trong 1 năm gần đây.
Xây dựng Bình Dương và Đá Núi Nhỏ bị phạt 85 triệu đồng
Cũng trong ngày 29/04/2020, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Vật liệu và Xây dựng Bình Dương (mã chứng khoán MVC) số tiền 85 triệu đồng.
Nguyên nhân, do công ty Xây dựng Bình Dương đã vi phạm quy định pháp luật quản trị công ty về giao dịch với người có liên quan, giao dịch với người có liên quan của Tổng giám đốc. Cụ thể, công ty là người có liên quan với Công ty cổ phần Đá Núi Nhỏ (mã chứng khoán NNC). Bên cạnh đó, Công ty và NNC cũng là người có liên quan của người nội bộ (ông Mai Văn Chánh là Tổng Giám đốc Công ty, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị NNC).
Theo Báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán năm 2018 và BCTC soát xét 06 tháng đầu năm 2019 của Công ty và NNC, Công ty và Đá Núi Nhỏ có phát sinh các khoản phải thu và phải trả. Tuy nhiên, các giao dịch nêu trên không được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị của Công ty thông qua theo quy định.
Bên cạnh đó Đá Núi Nhỏ cũng bị phạt 85 triệu đồng với cùng nguyên nhân với Xây dựng Bình Dương.
Trước đó ngày 27/4/2020, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định phạt đối với ông Trương Minh Thuận Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư - Kinh doanh nhà (mã chứng khoán ITC) số tiền 60 triệu đồng.
Nguyên nhân do ông Trương Minh Thuận đã không tuân thủ đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ về quản trị công ty. Cụ thể, Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên số 01/ĐHĐCĐ ngày 25/04/2019 của Công ty cổ phần Đầu tư - Kinh doanh nhà đã thông qua việc trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu; tuy nhiên, ngày 07/02/2020 ông Trương Minh Thuận - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty, thay mặt Hội đồng quản trị ký Nghị quyết số 01/QĐ-HĐQT để triển khai thực hiện việc chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu (quá 06 tháng kể từ ngày Nghị quyết số 01/ĐHĐCĐ có hiệu lực), vi phạm quy định.
Các quyết định trên đều có hiệu lực từ ngày ký.
Bitcoin lao dốc, thị trường tiền ảo rực lửa Tiền ảo giá trị nhất thế giới giảm 2,2% xuống quanh khu vực 8.800 - 8.900 USD trong bối cảnh thị trường bao phủ bởi sắc đỏ, tổng vốn hóa kéo lùi về 248 tỷ USD. Theo đó, lúc 7h30 trên sàn CoinDesk, giá mỗi Bitcoin tạm đứng ở mức 8.889 USD, giảm 2,2%, tương đương mỗi coin mất 202 USD. Thị trường...