Giao dịch chứng khoán chiều 6/5: Dòng tiền chảy mạnh, VN-Index bứt phá
Thị trường có phiên giao dịch khởi sắc trong phiên chiều với các chỉ số chính bứt phá mạnh lên đỉnh của ngày khi đóng cửa phiên hôm nay.
Diễn biến VN-Index phiên 6/5/2020. (Nguồn: TVSI)
Trong phiên giao dịch sáng, sau nửa phiên đầu lình xình, thị trường đã có nửa phiên cuối giao dịch sôi động, bắt đầu tư lúc con số thanh khoản trên bảng điện tử nhảy đột biến nhờ giao dịch thỏa thuận của VHM (lúc gần 11h), VN-Index theo đó cũng bật lên dễ dàng qua ngưỡng 770 điểm, chinh phục thành công cả ngưỡng 775 điểm khi chốt phiên với thanh khoản tăng mạnh so với phiên sáng qua.
Bước vào phiên giao dịch chiều, sự hứng khởi được thể hiện rõ ràng khi cả VN-Index và HNX-Index đều bật lên mạnh mẽ sau ít phút giao dịch. Diễn biến giao dịch cũng sôi động khi dòng tiền tham gia mạnh dạn hơn, kéo hàng trăm mã tăng giá, qua đó đưa cả 2 chỉ số chính lên mức cao nhất ngày khi đóng cửa phiên. Trong đó, VN-Index vượt qua ngưỡng 780 điểm.
Chốt phiên, VN-Index tăng 18,43 điểm ( 2,41%), lên 782,59 điểm với 247 mã tăng và 104 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 272,4 triệu đơn vị, giá trị 6.372 tỷ đồng, tăng 28,3% về lượng và 86,5% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 62,5 triệu đơn vị, giá trị 2.934 tỷ đồng, chủ yếu là từ giao dịch thỏa thuận VHM trong phiên sáng.
Không chỉ đột biến trong phiên thỏa thuận, VHM cũng khởi sắc trong phiên khớp lệnh khi tăng tới 5,35% lên 67.000 đồng, khớp 4,29 triệu đơn vị.
VIC cũng nới rộng đà tăng lên mức cao nhất ngày 95.000 đồng, tăng 2,48%, khớp 0,77 triệu đơn vị. VRE thậm chí còn tăng mạnh nhất trong họ Vin với mức tăng 6,16% lên mức cao nhất ngày 25.000 đồng, khớp 5,2 triệu đơn vị.
Trong nhóm bluechip, ngoại trừ HDB giảm 1,15% xuống 21.400 đồng và EIB đứng giá tham chiếu 15.000 đồng, còn lại đều tăng giá. Trong đó, tăng mạnh có GAS tăng 4,73% lên 68.600 đồng, SAB tăng 4,15% lên 158.000 đồng, cổ phiếu bia khác là BHN tăng 4,21% lên 54.500 đồng, FPT tăng 3,93% lên 52.900 đồng, PLX tăng 3,84% lên 41.950 đồng, HPG tăng 3,74% lên 22.200 đồng, BVH cũng đảo chiều tăng 3,33% lên 46.500 đồng.
Các mã BID, MSN, VPB, MWG, CTG, STB, TPB tăng trên dưới 2%, còn VNM, VCB, TCB, MBB, PNJ tăng trên dưới 1%, các mã khác tăng trên dưới 0,5%.
Trong nhóm này, STB là mã có thanh khoản tốt nhất với 8,42 triệu đơn vị, tiếp đến là HPG hơn 7,62 triệu đơn vị và CTG 6,89 triệu đơn vị…
Với giao dịch diễn ra sôi động trong phiên chiều, ROS thay thế HSG trở thành mã có thanh khoản tốt nhất với 12,2 triệu đơn vị, đóng cửa tăng nhẹ 0,56% lên 3.610 đồng. HSG tăng 5,46% lên 8.120 đồng, khớp 9,9 triệu đơn vị, đứng thứ 2 sau ROS và trên STB.
Trong các mã thị trường, sắc đỏ cũng chỉ còn xuất hiện ở ITA, DLG, KBC và HQC đứng tham chiếu, còn lại đều tăng giá, trong đó QCG vẫn giữ sắc tím.
Video đang HOT
Trên sàn HNX, sau gần nửa phiên đầu lình xình như buổi sáng, HNX-Index đã nhảy vọt lên sau gần 1 tiếng giao dịch trong phiên chiều, sau đó chịu ít nhiều rung lắc, chỉ số này đã vọt tăng trở lại trong cuối phiên và đóng cửa ở mức cao nhất ngày.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 1,25 điểm ( 1,18%), lên 106,66 điểm với 98 mã tăng và 63 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 52,8 triệu đơn vị, giá trị 417 tỷ đồng, tăng 80,8% về khối lượng và 50% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,5 triệu đơn vị, giá trị 16,9 tỷ đồng.
Diễn biến HNX-Index phiên 6/5/2020. (Nguồn: TVSI)
Trong nhóm cổ phiếu lớn, ACB tăng vọt lên mức cao nhất ngày 21.200 đồng lúc gần 2h, cùng thời điểm HNX-Index bứt tốc, nhưng sau đó hạn nhiệt trở lại và đóng cửa ở mức 20.800 đồng, tăng 2,46% với 4,45 triệu đơn vị được khớp.
SHB cũng đảo chiều tăng 1,97% lên 15.500 đồng, khớp 2,73 triệu đơn vị. VCS tăng 0,98% lên 61.600 đồng, khớp 0,32 triệu đơn vị. PVS tăng 2,54% lên 12.100 đồng, khớp 5,66 triệu đơn vị.
Trong khi đó, NVB giảm 1,27% xuống 7.800 đồng, khớp gần 1 triệu đơn vị.
Trong khi đó, tưởng chừng lực cầu bắt đáy sẽ giúp KLF có phiên đảo chiều ngoạn mục để bước vào đợt sóng thứ 2 hôm nay, nhưng lực bán quá mạnh nên mã này không thể thoát khỏi mức giá sàn 1.800 đồng khi đóng cửa, dù không còn dư bán sàn như 2 phiên trước. Chốt phiên, KLF khớp hơn 15 triệu đơn vị.
Như vậy, với những nhà đầu tư mua vào đúng đỉnh 2.600 đồng trong phiên đầu tuần mới, đến nay đã mất hơn 30,7% giá trị khi chứng khoán chưa về tài khoản.
Cùng với KLF, PVX cũng giảm sàn trong phiên hôm nay xuống 800 đồng với thanh khoản 5,39 triệu đơn vị và còn dư bán giá sàn.
UPCoM cũng có diễn biến tương tự 2 sàn niêm yết khi nới rộng dần đà tăng trong phiên chiều đóng cửa gần mức cao nhất ngày.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,36 điểm ( 0,7%), lên 52,34 điểm với 122 mã tăng và 63 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 17,4 triệu đơn vị, giá trị 230 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,9 triệu đơn vị, giá trị 33,6 tỷ đồng.
BSR vẫn là mã có thanh khoản tốt nhất UPCoM với 4,97 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại bán ròng gần 1,2 triệu đơn vị, đóng cửa BSR tăng 1,7% lên 6.000 đồng.
LPB và OIL là 2 mã lớn tiếp còn lại trên thị trường này có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị và cùng đóng cửa tăng giá. Trong đó, LPB khớp 1,35 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,43% lên 7.100 đồng, OIL khớp 1,1 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 5,41% lên 7.800 đồng.
Một mã khác có thanh khoản tốt hôm nay là G36 với gần 1,47 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2,17% lên 4.700 đồng.
Trên thị trường phái sinh, giống như chỉ số VN30, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số này đều tăng mạnh hôm nay, thậm chí tăng mạnh hơn VN30. Cụ thể, VN30-Index tăng 2,1% lên 725,94 điểm, còn hợp đồng tương lai VN30F2005 đáo hạn 21/5 tăng 3,26% lên 718 điểm với 179.060 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 32.845 hợp đồng. Hợp đồng có thời hạn đáo hạn tiếp theo tăng 3,15% lên 705 điểm, còn 2 hợp đồng còn lại tăng hơn 2,5%.
Trên thị trường chứng quyền, số mã tăng cũng chiếm thế áp đảo giống như trên thị trường cơ sở với 30 mã tăng, trong khi chỉ có 12 mã giảm. Trong đó, CROS2001 có thanh khoản nhất với 794.610 đơn vị, đóng cửa ở mức tham chiếu 20 đồng. Tiếp đó là CHDB2004 với 550.760 đơn vị và cũng đóng cửa ở mức tham chiếu 10 đồng. CMSN1902 khớp 530.470 đơn vị, nhưng đóng cửa giảm 33,33% xuống 20 đồng.
Phiên chiều 27/3: Thoát hiểm
Áp lực bán tiếp tục gia tăng trong phiên chiều khiến thị trường quay đầu điều chỉnh, tuy nhiên sự hỗ trợ tích cực của một số mã lớn, đặc biệt là VIC đã giúp VN-Index thoát hiểm. Thị trường duy trì trạng thái xanh vỏ đỏ lòng khi số mã giảm trên bảng điện tử chiếm hơn gấp đôi số mã tăng.
Áp lực chốt lời gia tăng sau 2 phiên khởi sắc cùng tâm lý nhà đầu tư muốn nắm giữ tiền mặt an toàn trong bối cảnh đại dịch ngày càng phức tạp, khiến thị trường nhanh chóng quay đầu điều chỉnh khi mở cửa phiên giao dịch sáng cuối tuần 27/3.
Ngay khi rơi xuống vùng giá 680 điểm, lực cầu bắt đáy được kích hoạt đã tiếp đà bật cao của một số mã lớn, hỗ trợ tốt giúp VN-Index giao dịch khởi sắc trở lại. Đà tăng càng được nới rộng hơn về cuối phiên nhờ tâm lý nhà đầu tư có phần hứng khởi hơn. Chỉ số VN-Index đã tăng tới khoảng 20 điểm so với thời điểm giảm sâu nhất, chính thức vượt mốc 700 điểm khi chốt phiên sáng.
Bước sang phiên giao dịch chiều, đà tăng tiếp tục được nhích bước nhưng chỉ cầm cự chưa đầy 20 phút giao dịch đã dần đuối sức trước áp lực bán gia tăng.
Tuy nhiên, thị trường đã chứng kiến thêm một phiên xanh vỏ đỏ lòng khi phần lớn các cổ phiếu vẫn giao dịch dưới mốc tham chiếu nhưng chỉ số VN-Index đã giữ được nhịp tăng.
Đóng cửa, với 241 mã giảm, hơn gấp đôi số mã tăng là 105 mã, VN-Index tăng 1,85 điểm ( 0,27%) lên 696,06 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 328 triệu đơn vị, giá trị 4.420,11 tỷ đồng, tăng 47,85% về khối lượng và 9,12% về giá trị so với phiên 26/3. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 115,65 triệu đơn vị, giá trị 1.542,34 tỷ đồng.
Trong nhóm VN30, cổ phiếu VIC vẫn là đầu tàu hỗ trợ thị trường. Mặc dù không bảo toàn được sắc tím như 2 phiên trước nhưng lực cầu sôi động giúp VIC tăng khá tốt 6,11% lên 86.800 đồng/CP.
Bên cạnh đó, một số bluechip khác cũng giữ được sắc xanh như VCB 1,4% lên 64.100 đồng/CP, SAB 3,7% lên 129.600 đồng/CP, CTG 1,1% lên 19.000 đồng/CP, các mã VNM, MSN, PLX, NVL nhích nhẹ.
Trái lại, MWG sau quyết định tạm đóng cửa các siêu thị T-hế giới di động và Điện máy xanh tại các vùng có dịch Covid-19 đã chính nằm sàn, xuống mức giá 63.300 đồng/CP; HDB cũng giảm sàn trong phiên hôm nay.
Ngoài ra, nhiều bluechip cũng mất điểm như VHM -1,6% xuống 60.000 đồng/CP, BVH sau 3 phiên tăng trần cũng rơi xuống mức giá thấp nhất ngày 38.000 đồng/CP, khi -3,8%; HPG -4,4% xuống 16.200 đồng/CP...
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, trong khi ROS thoát sắc xanh mắt mèo, thì các mã khác trong nhóm FLC là FLC, HAI, AMD đều dừng chân tại mức giá sàn. Trong đó, ROS dẫn đầu thanh khoản với 23,58 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công; FLC đứng ở vị trí thứ 2 với gần 13,5 triệu đơn vị khớp lệnh.
Trên sàn HNX, áp lực bán gia tăng mạnh và tập trung vào nhóm bluechip khiến thị trường giảm sâu. Tuy nhiên, lực cầu gia tăng cuối phiên đã giúp HNX-Index thu hẹp biên độ.
Đóng cửa, với 52 mã tăng và 88 mã giảm, HNX-Index giảm 0,46 điểm (-0,47%) về 97,35 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 40,6 triệu đơn vị, giá trị 316,17 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,77 triệu đơn vị, giá trị 128,8 tỷ đồng.
Trong bộ 3 cổ phiếu ngân hàng, ACB quay đầu về mốc tham chiếu, còn SHB -0,8% xuống 12.400 đồng/CP, NVB -1,2% xuống 8.300 đồng/CP.
Trái lại, một số bluechip giữ được sắc xanh nhưng biên độ tăng khá hạn chế chỉ trên dưới 0,5% như VCG, PVI, PVB. Còn PVS, VCS đứng giá tham chiếu.
Cặp đôi cổ phiếu vừa và nhỏ KLF và HUT dẫn đầu thanh khoản với hơn 5,5 triệu đơn vị được khớp lệnh, tuy nhiên kết phiên cả 2 mã này đều giảm sàn.
Tương tự, thị trường UPCoM cũng quay đầu giảm trong nửa cuối phiên chiều.
Đóng cửa, với 93 mã tăng và 96 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,18 điểm (-0,38%) về 48,82 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 10,43 triệu đơn vị, giá trị 79,39 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,38 triệu đơn vị, giá trị 62,62 tỷ đồng.
Cổ phiếu LPB không giữ được sắc xanh nhạt và quay đầu giảm 1,64% xuống mức 6.000 đồng/CP và vẫn là mã dẫn đầu thanh khoản với 2,12 triệu đơn vị được giao dịch thành công.
Bên cạnh đó, nhiều mã lớn cũng đảo chiều giảm như VGI -3,8% xuống 20.000 đồng/CP, VEA -4,5% xuống 29.800 đồng/CP, ACV -2,2% xuống 44.000 đồng/CP, BCM -0,6% xuống 17.900 đồng/CP...
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm điểm, trong đó hợp đồng có thời gian đáo hạn gần nhất (ngày 16/4) là VN30F2004 được giao dịch mạnh nhất với 204.113 hợp đồng, khối lượng mở 19.868 hợp đồng, kết phiên giảm 1,77% về 615 điểm.
Trên thị trường chứng quyền, chỉ có 7 mã tăng và 10 mã đứng giá, còn lại đều giảm. Trong đó, CHPG1909 là mã có thanh khoản cao nhất với 118.859 đơn vị được chuyển nhượng, đóng cửa đứng tại mức tham chiếu 60 đồng.
Giao dịch chứng khoán sáng 5/5: Nhà đầu tư thận trọng, thanh khoản sụt giảm mạnh Sự khởi sắc ngay từ khi mở cửa đã nhanh chóng biến mất, thay vào đó là sự thận trọng, dè dặt tham gia của dòng tiền cùng sự phân hóa cao trên bảng điện tử đang khiến các chỉ số gặp khó trong việc tìm ra xu hướng. Trong phiên hôm qua, khi giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ lễ kéo...