Giao dịch chứng khoán chiều 29/4: Vui vẻ nghỉ lễ
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có phiên giao dịch khá nhẹ nhàng trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ dài ngày. Trong tháng 4, VN-Index có mức phục hồi khá ấn tượng hơn 16%.
Sự thận trọng của nhà đầu tư trước kỳ nghỉ lễ dài ngày, nhất là sau khi thị trường đã có chuỗi hồi phục ấn tượng trong tháng 4 khiến các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ dao động trong biên độ hẹp trong phiên hôm nay. Nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận với sự đột biến trong giao dịch của VGC do khối ngoại bán ra, thanh khoản hôm nay cũng sụt giảm khá mạnh so với phiên trước đó.
Trong phiên chiều, dù có lúc VN-Index nỗ lực bất phá để bứt qua ngưỡng 770 điểm, nhưng vì lực cản mạnh từ VHM, VNM, đặc biệt là SAB khiến chỉ số này không thể chinh phục được ngưỡng cản trên trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ, dù số mã tăng chiếm áp đảo trên bảng điện tử.
Tổng khối lượng giao dịch phiên hôm nay đạt 250 triệu đơn vị, giá trị 4.191 tỷ đồng, tăng 14% về khối lượng và 14,4% về giá trị so với phiên hôm qua. Tuy nhiên, giao dịch thỏa thuận hôm nay tăng đột biến khi đóng góp 39,2 triệu đơn vị, giá trị 889,7 tỷ đồng, tăng 77,4% về khối lượng và 76% về giá trị so với phiên hôm qua.
Đóng góp vào sự tăng mạnh trong giao dịch thỏa thuận hôm nay đến từ VGC khi khối ngoại bán thỏa thuận tới 15,3 triệu cổ phiếu, giá trị 283,05 tỷ đồng. Đây cũng là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất trong phiên hôm nay.
Trong các mã lớn, VIC không thể giữ được mốc tham chiếu khi đóng cửa giảm nhẹ 0,11% xuống 91.900 đồng, VHM cũng giảm 1,55% xuống 63.600 đồng, VNM cũng nới đà giảm khi mất 1,49% xuống 99.000 đồng, MSN giảm 1,51% xuống 58.800 đồng, đặc biệt là SAB giảm mạnh 4,12% xuống 163.000 đồng.
Ngoài ra, giảm giá hôm nay còn có VPB giảm 2,38% xuống 20.500 đồng, EIB, TPB, PNJ giảm nhẹ dưới 1%.
Trong khi đó, CTG gây ấn tượng khi leo lên mức cao nhất ngày 20.000 đồng, tăng 4,99%, khớp 9,34 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE.
Các mã ngân hàng khác cũng tăng tốt là VCB tăng 1,49% lên 68.000 đồng, BID tăng 1,28% lên 35.600 đồng, TCB tăng 0,58% lên 17.200 đồng, MBB tăng 0,95% lên 15.950 đồng, HDB tăng 0,49% lên 20.650 đồng.
Ngoài ra, nhóm hàng không cũng tăng mạnh hôm nay với VJC tăng 2,3% lên 115.500 đồng, HVN tăng 3,07% lên 26.900 đồng.
Video đang HOT
Trong khi đó, POW vẫn duy trì được đà tăng tốt với 2,43% lên 10.550 đồng, khớp 7,6 triệu đơn vị, đứng thứ 3 sau ITA (7,73 triệu đơn vị).
Các mã vừa và nhỏ cũng có sự phân hóa với ITA, KBC, QCG, HAG, DLG… giảm giá, thậm chí FIT giảm sàn, còn HHS, FLC, HQC, AMD, TSC… tăng giá, thậm chí OGC tăng trần.
Trên sàn HNX sau ít phút nới rộng đà giảm đầu phiên chiều, chỉ số chính của sàn này đã quay đầu và tăng vọt lên mức cao nhất ngày trong đợt ATC.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,57 điểm ( 0,54%), lên 106,84 điểm với 82 mã tăng và 68 mã giảm. Trong tháng 4, HNX-Index tăng 15,33%.
Tổng khối lượng giao dịch hôm nay đạt 52,2 triệu đơn vị, giá trị 364 tỷ đồng, tăng 25,6% về khối lượng và 18,4% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,3 triệu đơn vị, giá trị 34 tỷ đồng.
KLF vẫn là điểm nhấn chính trên HNX trong phiên hôm nay khi tăng trần lên 2.400 đồng, khớp 18,76 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần và ATC tới 11,7 triệu đơn vị.
Cùng với người anh em, ART cũng nổi sóng trong phiên chiều khi leo lên mức trần 2.600 đồng, khớp 3,92 triệu đơn vị và cũng còn dư mua giá trần.
Cũng có mức tăng trần hôm nay còn có một số mã khác là HUT lên 1.800 đồng, khớp 2,26 triệu đơn vị, khối ngoại bán ròng 1 triệu đơn vị. PLC tăng trần lên 17.000 đồng, khớp 1,3 triệu đơn vị và cũng còn dư mua giá trần.
Trong khi đó, ở nhóm cổ phiếu lớn, VCB đảo chiều tăng 0,99% lên 20.500 đồng, khớp gần 1,2 triệu đơn vị, SHB vẫn giảm 0,63% xuống 15.900 đồng, khớp 1,36 triệu đơn vị, PVS tăng 2,65% lên 11.600 đồng, khớp 1,45 triệu đơn vị, NVB giảm 1,25% xuống 7.900 đồng, khớp gần 3 triệu đơn vị.
Ngoài ra, VCG tăng 1,57% lên 25.900 đồng, VCS tăng 3,83% 62.300 đồng, VIF tăng 6,18% lên 18.900 đồng…
Trên UPCoM, chỉ số chính của thị trường này giao dịch lình xình trong suốt phiên chiều và đóng cửa giữ được sắc xanh nhạt.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,11 điểm ( 0,2%), lên 52,22 điểm với 108 mã tăng, 68 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 13,5 triệu đơn vị, giá trị 190 tỷ đồng, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,35 triệu đơn vị, giá trị 22,9 tỷ đồng.
Ngoài BSR, phiên chiều có thêm LPB khớp trên 1 triệu đơn vị. Cụ thể, BSR khớp 2,2 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 3,45% lên 6.000 đồng, LPB khớp 1,75 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,45% lên 7.000 đồng.
Trên thị trường phái sinh, diễn biến các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 lại trái ngược với chỉ số này. Cụ thể, trong khi VN30-Index giảm nhẹ 0,06% xuống 715,33 điểm, thì cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng điểm, trong đó hợp đồng có thời hạn đáo hạn gần nhất là VN30F2005 tăng 1,22% lên 702,5 điểm với 223.231 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 34.172 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, số mã tăng có phần ưu thế hơn với 21 mã, trong khi có 17 mã giảm, số còn lại đứng giá tham chiếu. Trong đó, mã CMWG2001 có thanh khoản nhất với 452.650 đơn vị, đóng cửa giảm 16,67% xuống 50 đồng.
Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh, dầu khí giảm sâu trong phiên sáng 22/4
Nhóm cổ phiếu ngân hàng có sự hồi phục tích cực, khi chuyển từ màu đỏ sang xanh. Trong khi đó, do ảnh hưởng tiêu cực từ sự sụt giảm của giá dầu, nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn chìm trong sắc đỏ.
Ngay khi mở cửa thị trường chứng khoán, các chỉ số lao dốc mạnh, có thời điểm VN-Index mất tới 16 điểm.
Nhưng đến khoảng 9 giờ 30 phút, dòng tiền nhập cuộc giúp chỉ số đảo chiều hồi phục.
Cuối phiên sáng 22/4, VN-Index tăng 1,97 điểm (0,26%) lên 768,81 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 145,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 2.345,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 153 mã tăng giá, 53 mã đứng giá và 175 mã giảm giá.
HNX-Index tăng 0,3 điểm (0,29%) lên 105 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 29,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 250,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 53 mã tăng giá, 53 mã đứng giá và 66 mã giảm giá.
Nếu như đầu phiên sáng, trong rổ cổ phiếu VN30 có tới 29 mã giảm giá và chỉ có 1 mã tăng giá thì cuối phiên sáng, trong rổ cổ phiếu này đã có tới 17 mã tăng giá.
Các mã cổ phiếu tăng giá mạnh trong nhóm VN30 có thể kể đến như: HPG tăng 3,2%, MSN tăng 1,8%, FPT tăng 1,2%, SAB tăng 1%...
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng có sự hồi phục tích cực, khi chuyển từ màu đỏ sang xanh.
Trong nhóm ngân hàng chỉ còn 3 mã giảm giá là VCB giảm 1,4%, NVB giảm 1,3%, SHB giảm 0,6%. Đa số các mã còn lại đều tăng giá; trong đó, BID tăng tới 6,8%, CTG tăng 3,5%, VPB tăng 3,3%, HDB tăng 3%, TPB tăng 2,3%, MBB tăng 1,9%, ACB tăng 1,5%...
Ở chiều ngược lại, do ảnh hưởng tiêu cực từ sự sụt giảm của giá dầu, nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn chìm trong sắc đỏ. Cụ thể, GAS giảm 2,3%, PLX giảm 2,2%, PVB giảm 4,6%, PVS giảm 2,6%, PVC giảm 3,9%, PVD giảm 5,3%...
Bên cạnh đó, vẫn còn một số cổ phiếu đầu ngành ở chiều giảm giá như: VNM, VHM, VIC, VRE, SBT, PNJ...; trong đó, VRE giảm mạnh với 3,9%, SBT giảm 3,5%.
Trên thị trường chứng khoán thế giới, trong phiên giao dịch ngày 21/4, thị trường chứng khoán Âu-Mỹ vẫn đồng loạt đi xuống do tiếp tục chịu ảnh hưởng từ sự bất ổn của giá dầu, một ngày sau khi lần đầu tiên giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ "rơi" xuống ngưỡng âm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 làm tê liệt nhu cầu năng lượng toàn cầu cũng như trầm trọng thêm tình trạng dư cung.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 2,7% xuống 23.018,88 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 3,1%, xuống 2.736,56 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite giảm 3,5%, xuống 8.263,23 điểm.
Sự mất giá của thị trường dầu mỏ cũng làm thị trường chứng khoán trên thế giới đi xuống, vì các nhà đầu tư lo ngại điều này có thể kết hợp với nguy cơ nền kinh tế toàn cầu suy thoái trầm trọng hơn nữa.
Trong khi đó, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu đều đi xuống với mức giảm có nơi lên tới 4%. Kết thúc phiên này, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 3%, xuống 5.641,03 điểm.
Tại thị trường Paris của Pháp, chỉ số CAC 40 mất 3,8%, xuống 4.357,46 điểm. Còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 giảm 4%, đóng cửa ở mức 10.249,85 điểm./.
Văn Giáp
Giao dịch chứng khoán sáng 22/4: Tiết cung giá thấp, VN-Index đảo chiều ngoạn mục Mở cửa giảm hơn 16 điểm, nhưng tại ngưỡng hỗ trợ 750 điểm, lực cầu bắt đáy gia tăng, trong khi bên bán không còn muốn bán giá thấp, giúp thị trường đảo chiều tăng điểm ngoại mục khi chốt phiên sáng nay (22/4). Trong phiên giao dịch hôm qua (21/4), cùng với sự sụp đổ của giá dầu trong ngày giao dịch...