Giao dịch chứng khoán chiều 28/5: Áp lực gia tăng, VN-Index vẫn đứng vững
Lực bán lớn dần cùng sự phân hóa mạnh hơn trong phiên chiều đã cản bước thị trường. Điểm đáng chú ý là sóng tại nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn còn tương đối lớn. Trong khi đó, giao dịch cũng đáng chú ý ở thỏa thuận hơn 2.200 tỷ đồng của VHM.
Sau phiên sáng nỗ lực bất thành khi giữ mốc 865 điểm, thị trường bước vào phiên chiều nhanh chóng thử thách lại mốc điểm trên, nhưng lực cung tỏ ra dè dặt sau đó, cùng áp lực bán luôn chực chờ khiến chỉ số bị đẩy lui trở lại về quanh mức điểm kết phiên sáng tại trên 861 điểm.
Đóng cửa, sàn HOSE có 162 mã tăng và 206 mã giảm, VN-Index tăng 3,91 điểm ( 0,46%), lên 861,39 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 322,2 triệu đơn vị, giá trị 7.315,57 tỷ đồng, giảm 17% về khối lượng nhưng tăng gần 10% về giá trị so với phiên hôm qua.
Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 60,77 triệu đơn vị, giá trị 2.816,9 tỷ đồng, với diễn biến bất ngờ trong những phút cuối của hơn 31,4 triệu cổ phiếu VHM, trị giá 2.220,9 tỷ đồng.
Rổ bluechip VN30 phân hóa mạnh với 10 mã giảm, 6 mã về tham chiếu và 14 mã tăng.
Trong đó, một số biến động mạnh hơn phần còn lại như VRE 5,5% lên 26.900 đồng; BID 2,3% lên 40.700 đồng; VCB 1,9% lên 84.500 đồng; STB 2% lên 10.300 đồng; CTD 3,6% lên 76.800 đồng.
Các cổ phiếu tăng còn lại chỉ nhích nhẹ như VIC 0,1%; VPB 0,4%;MSN 0,5%; CTG 0,7%; POW 1%. VHM có thỏa thuận “khủng”, nhưng cổ phiếu chỉ tăng 0,4% lên 75.000 đồng.
Giảm điểm đáng kể chỉ còn GAS -1,5% xuống 73.900 đồng; EIB -1,7% xuống 16.900 đồng, còn lại giảm nhẹ như VNM -0,2%; PLX -0,2%; MWG -0,1%; BVH -0,2%; SSI -0,3%…
Nhóm các mã đứng tham chiếu là SAB, HPG, MBB, FPT, TCB, FPT và HDB.
Video đang HOT
Thanh khoản tốt nhất nhóm là STB với hơn 16,7 triệu đơn vị khớp lệnh; HPG có 14,4 triệu đơn vị; VRE có 6,48 triệu đơn vị; VPB có 6,4 triệu đơn vị; ROS có gần 6 triệu đơn vị; CTG có 5,93 triệu đơn vị; SSI có 4,87 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu thị trường một số nổi sóng như ITA, TNI, DBC, OGC, TTB, TVB, EVG, khi đồng loạt tăng hết biên độ. Trong đó, ITA thanh khoản cao nhất sàn với hơn 19,6 triệu đơn vị khớp lệnh và còn dư mua giá trần hơn 2,3 triệu đơn vị. Các mã còn lại cũng đều trắng bên bán.
Ở chiều ngược lại, đóng cửa giảm có PVD, NKG, LDG, CTH, ASM, FRT, CRE, PVT, cùng DPM, HQC, DLG, GEX, CTM dừng chân ở tham chiếu.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index vẫn nhận được sự trợ lực lớn từ cặp đôi ACB và SHB nên duy trì giao dịch trên tham chiếu khi đóng cửa, mặc dù phần còn lại đa số giao dịch yếu.
Theo đó, ACB 0,44% lên 22.900 đồng; SHB 3,7% lên 14.100 đồng. Cùng DGC 3,7% lên 36.800 đồng.
Còn lại phần lớn giảm như PVS -1,6% xuống 12.600 đồng; NVB -1,2% xuống 8.100 đồng; IDC -3,9% xuống 17.100 đồng; SHS -1,1% xuống 8.900 đồng; TAR -8,3% xuống 24.200 đồng.
Các nhỏm HUT, KLF, ART, MST, VGI đứng tham chiếu; DST và AAV giữ sắc tím, trong khi KVC, HKB, PVX giảm sàn.
Thanh khoản SHB vẫn vượt trội phần còn lại với 9,24 triệu đơn vị khớp lệnh; PVS có 4,59 triệu đơn vị; ACB có 3,56 triệu đơn vị; HUT có 2,8 triệu đơn vị; NVB có 1,63 triệu đơn vị.
Đóng cửa, sàn HNX có 43 mã tăng và 36 mã giảm, HNX-Index tăng 0,74 điểm ( 0,68%), lên 109,64 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 39,2 triệu đơn vị, giá trị 455,44 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 2,1 triệu đơn vị, giá trị 24,7 tỷ đồng.
Trên UpCoM, diễn biến không khác phiên sáng là mấy, khi chỉ số UpCoM-Index nhích lên ngay khi giao dịch trở lại, nhưng rung lắc mạnh và kết phiên ở gần tham chiếu.
BSR từ sắc đỏ đã tìm được đường đi lên, nhưng cũng chỉ lên được tham chiếu tại 6.400 đồng, khớp lệnh cao nhất với hơn 2,4 triệu đơn vị khớp lệnh.
Các mã khác như LPB, VIB, C4G, VGI, OIL, QNS, VEA, LTG, CTR, ACV đóng cửa trong sắc đỏ.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,09 điểm ( 0,16%), lên 55,01 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 11,5 triệu đơn vị, giá trị 160,88 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,31 triệu đơn vị, giá trị 27,6 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, duy nhất còn hợp đồng VN30F2009 giảm, còn lại tăng, trong đó, VN30F2006 nhích 0,91% lên 790 điểm, khối lượng khớp lệnh hơn 234.000 đơn vị, khối lượng mở gần 19.000 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ bao phủ với hơn gần 50 mã và lác đác hơn 10 mã tăng. Trong đó, CHDB2001 giao dịch sôi động nhất với hơn nửa triệu đơn vị khớp lệnh, giảm về 700 đồng/cq.
Tuần giao dịch 4-8/5: Khối ngoại bán ròng gần 2.800 tỷ đồng, thoả thuận đột biến VHM
Khối ngoại giao dịch thoả thuận 36 triệu cổ phiếu VHM trong phiên giao dịch ngày 6/5.VNM, VPB được dòng vốn ngoại mua trở lại 110 tỷ đồng và 86 tỷ đồng sau khi đều bán ròng 5 tuần liên tiếp.
Tuần giao dịch 4-8/5, thị trường chứng khoán trong nước tăng mạnh với tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư, VN-Index dừng ở mức 813,73 điểm, tăng 44,62 điểm (5,8%) so với phiên cuối tuần trước. HNX-Index tăng 3,18 điểm (3%) lên 110,02 điểm.
Về khối ngoại, nhóm này giao dịch thoả thuận 36 triệu cổ phiếu VHM với mức giá 60.000 đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 6/5 khiến cho giá trị bán ròng tuần này lên đến 2.771 tỷ đồng. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 96,6 triệu cổ phiếu, trị giá gần 3.305 tỷ đồng, trong khi bán ra 187,4 triệu đơn vị với giá trị tương ứng 6.076 tỷ đồng.
Tại HoSE, nhà đầu tư nước ngoài đã rút ròng 2.627 tỷ đồng, cao nhất 7 tuần trở lại đây, nhưng trong phiên cuối tuần, họ đã mua ròng nhẹ trở lại với hơn 73 tỷ đồng. Nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì khối ngoại sàn này bán ròng chỉ gần 380 tỷ đồng.
Tính cả giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận, VHM bị bán ròng hơn 2.084 tỷ đồng. Ngoài VHM bị bán ròng đột biến thì 2 cổ cùng họ 'Vin' là VIC và VRE cũng bị bán ra với giá trị lần lượt là 140 tỷ đồng và 55,4 tỷ đồng. Ngoài ra, STB tiếp tục bị khối này kéo dài chuỗi bán ròng lên thành 8 tuần liên tiếp với tổng giá trị hơn 481 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, VNM, VPB được dòng vốn ngoại mua trở lại 110 tỷ đồng và 86 tỷ đồng sau khi đều bán ròng 5 tuần liên tiếp. Tương tự, CCQ E1VFVN30 cũng được mua ròng trở lại với 15,1 tỷ đồng sau 2 tuần rút vốn. MSN được nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn khi mua vào 56,3 tỷ đồng.
Đối với HNX, nhóm này bán ròng hơn 92 tỷ đồng, gấp 2,85 lần so với tuần trước. Đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài đã rút gần 1.605 tỷ đồng trên sàn này sau 14 tuần bán ròng liên tiếp.
Đứng đầu trong danh sách bán ròng là PVS với 68 tỷ đồng. Tính rộng ra thì cổ phiếu này liên tục bị khối ngoại rút vốn kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (22/1). Một cổ phiếu khác là SHB cũng bị rút mạnh 12 tuần liên tiếp với tổng giá trị đạt hơn 703 tỷ đồng. Trong khi đó, VCS được mua ròng 7,3 tỷ đồng trong tuần này, theo sau là VCG và HDA với 1,2 tỷ đồng và 950 triệu đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng trở lại 52,4 tỷ đồng. ACV tiếp tục bị rút ròng mạnh nhất với 43,9 tỷ đồng. Đây là tuần thứ 7 liên tiếp cổ phiếu này bị dòng vốn ngoại bán ra; còn LPB được mua vào với 14,5 tỷ đồng, tiếp theo sau là VEA với 9,8 tỷ đồng và VTP là 4 tỷ đồng.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch ngày 29/5: Giằng co có lẽ vẫn là diễn biến chính Khả năng chỉ số vượt được vùng kháng cự 860-880 vẫn còn khá thấp trong nhịp tăng hiện tại. Thị trường vẫn có thể sẽ chịu áp lực điều chỉnh về đường MA100 quanh vùng 840-850 điểm. Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 29/5....