Giao dịch chứng khoán chiều 2/7: Sức cầu yếu, VN-Index giảm điểm trở lại
Sau phiên hào hứng hôm qua, dòng tiền nhanh chóng trở nên dè dặt hơn trong phiên hôm nay, khiến thị trường sụt giảm cả điểm số và thanh khoản.
Dư âm từ phiên tăng điểm mạnh ngày 1/7 giúp VN-Index mở cửa ngày 2/7 trong sắc xanh. Tuy nhiên, đà tăng này nhanh chóng đảo chiều khi lượng cung giá thấp lớn được đẩy vào thị trường, trong khi bên mua tỏ ra dè dặt hơn rất nhiều, khiến diễn biến thị trường diễn ra chậm, VN-Index chỉ giằng co trong biên độ hẹp.
Tình trạng trên tiếp tục diễn ra trong phiên chiều, khiến VN-Index không có cơ hội để bứt khỏi sự giằng co, kết quả không thể giữ được sự tích cực từ phiên trước đó và giảm trở lại.
Đóng cửa, với 168 mã tăng và 210 mã giảm, VN-Index giảm 1,11 điểm (-0,13%) về 842,38 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 223,14 triệu đơn vị, giá trị 3.753,87 tỷ đồng, giảm 16% về khối lượng và 19% về giá trị so với phiên 1/7. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 32,89 triệu đơn vị, giá trị hơn 862 tỷ đồng.
Trong rổ VN30, số mã giảm chiếm gần gấp đôi số mã tăng với 18 mã, nhưng không mã nào giảm quá 2%, nên VN-Index không giảm sâu. Trong đó, giảm mạnh nhất là POW -1,9% về 9.100 đồng, tiếp đó là VNM -,15% về 113.000 đồng. Các mã ROS, STB, SSI, VIC giảm hơn 1%.
Ngược lại, một số mã tăng tích cực như MSN 3,1% lên 57.200 đồng, SAB 2,4% lên 166.900 đồng, BVH 2,1% lên 46.900 đồng…
Đáng chú ý, CTD tiếp tục treo cứng trong sắc tím cho đến hết phiên tại mức giá 79.00 đồng, khớp lệnh hơn 0,4 triệu đơn vị và còn dư mua trần gần 1,9 triệu đơn vị. Đây cũng là phiên tăng trần thứ 2 liên tục của mã này.
Diễn biến phân hóa mạnh cũng diễn ra tại nhóm cổ phiếu thị trường. Các mã FLC, HSG, HQC, DLG, LDG, DXG, HAI, AMD… giảm điểm, còn ITA, HBC, DBC, GTN, ASM, TNI, MHC, KSB… cùng tăng điểm.
FLC dẫn đầu thanh khoản với 21,25 triệu đơn vị, giảm 6,2% về 3.630 đồng. ROS đứng thứ 3 với 11,37 triệu đơn vị, giảm 1,3% về 3.000 đồng.
HPG đứng thứ 2 với hơn 13 triệu đơn vị, tăng 0,7% lên 27.600 đồng. HBC và DBC cùng tăng tích cực, lần lượt là 3,9% lên 10.750 đồng và 4,8% lên 47.900 đồng, khớp lệnh 5,87 triệu và 3,36 triệu đơn vị.
Video đang HOT
Trên sàn HNX, diễn biến giằng co mạnh hơn so với HOSE, nhưng cũng không về được tham chiếu khi sức cầu hạn chế. Trong 10 mã khớp lệnh cao nhất sàn, không có mã nào đạt tới 2 triệu đơn vị – đã thể hiện rõ điều này.
Đóng cửa, với 70 mã tăng và 75 mã giảm, HNX-Index giảm 0,08 điểm (-0,07%) về 111,61 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 25,3 triệu đơn vị, giá trị 241,5 tỷ đồng, giảm 30% về khối lượng và 27% về giá trị so với phiên 1/7. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,31 triệu đơn vị, giá trị 17,9 tỷ đồng.
Việc các mã vốn hóa lớn nhất như ACB, SHB, VCS, PVS, PVC, CEO… còn giảm điểm khiến chỉ số HNX-Index chưa thể tăng. Trong đó, ACB -0,4% về 23.100 đồng, SHB -1,5% về 13.000 đồng, CEO -2,5% về 7.800 đồng… NVB đứng giá 8.600 đồng.
HUT 2,8% lên 2.700 đồng, khớp lệnh 1,9 triệu đơn vị. TVC 4% lên 10.400 đồng, khớp lệnh 1,05 triệu đơn vị. DST tăng trần lên 6.000 đồng, khớp lệnh 1,03 triệu đơn vị. Bảy mã khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị còn lại là KLF, NVB, SHS, CEO, SHB, PVS, ACB.
Trên UPCoM, sau nhịp tăng đầu phiên, thị trường này chìm trong sắc đỏ sau đó, thanh khoản cũng trong tình trạng èo uột.
Đóng cửa, với 101 mã tăng và 53 mã giảm, UPCom-Index giảm 0,16 điểm (-0,29%) về 55,89 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 11,3 triệu đơn vị, giá trị hơn 160 tỷ đồng, giảm 27% về khối lượng và 36% về giá trị so với phiên 1/7. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 0,74 triệu đơn vị, giá trị 3,9 tỷ đồng.
Nhiều mã lớn trên sàn này tăng điểm, nhưng hiếm mã tăng quá 1%, nên UPCom-Index không thể bứt lên. Chẳng hạn, các mã BSR, VIB, VGI, OIL, QNS, ACV… đều không tăng quá 0,6%. VRG là mã hiếm hoi tăng 2,1%, CTR cũng chỉ tăng 0,9%.
LPB dẫn đầu thanh khoản với 1,96 triệu đơn vị, nhưng đứng giá 8.200 đồng. Ngoài ra chỉ có thêm 2 mã thanh khoản cao là BSR và VIB với lần lượt 1,88 triệu và 1,31 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều tăng, cho dù chỉ số cơ sở giảm. Trong đó, hợp đồng VN30F2007 đáo hạn ngày 16/7 tăng 0,57% lên 773 điểm với 219.722 hợp đồng được chuyển nhượng, cao nhất nhóm, khối lượng mở 26.643 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, có 16 mã tăng (1 mã tăng trần), 28 mã giảm và 2 mã đứng giá. Trong đó, mã có thanh khoản tốt nhất là CHDB2003 với 235.790 đơn vị được giao dịch, đóng cửa đứng giá 960 đồng. Mã tăng trần là CCTD2001 lên 2.370 đồng với 143.960 đơn vị được giao dịch.
Giao dịch chứng khoán chiều 26/6: Cổ phiếu vừa và nhỏ bị xả mạnh
Áp lực bán gia tăng trong phiên chiều, nhất là tại nhóm cổ phiếu thị trường khiến thị trường quay trở lại với sắc đỏ, ghi nhận phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp.
Sau 3 phiên điều chỉnh liên tiếp, thị trường đã có những tín hiệu tích cực ngay khi bước vào phiên giao dịch sáng cuối tuần 26/6. Sự hồi phục của nhóm cổ phiếu bluechip đã dẫn dắt VN-Index thử thách mốc 860 điểm.
Tuy nhiên, giao dịch diễn ra khá dè dặt trong bối cảnh dòng tiền tham gia thận trọng khiến thị trường thiếu động lực để bật cao. Chỉ sau chưa đầy 1 giờ giao dịch, một số bluechip hạ độ cao hoặc đảo chiều giảm đã tác động không mấy tích cực đến thị trường, khiến chỉ số VN-Index thu hẹp biên độ và lình xình đi ngang trong suốt thời gian còn lại.
Bước sang phiên giao dịch chiều, sau khoảng thời gian ngắn đầu phiên nỗ lực giữ sắc xanh, thị trường đã quay đầu điều chỉnh trước áp lực bán gia tăng.
Lực bán diễn ra trên diện rộng nhưng không quá mạnh trong khi bên mua vẫn tỏ ra thận trọng khiến thị trường giao dịch ảm đạm và chỉ số VN-Index đi ngang dưới mốc tham chiếu đến hết phiên giao dịch.
Đóng cửa, sàn HOSE có 253 mã giảm, gấp hơn 2 lần số mã tăng (124 mã), VN-Index giảm 2,61 điểm (-0,31%), xuống 851,98 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 300,39 triệu đơn vị, giá trị hơn 4.285 tỷ đồng, giảm 3,81% về khối lượng và 7,54% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 41,74 triệu đơn vị, giá trị 1.188,67 tỷ đồng.
Nhóm VN30 chỉ còn 7 mã tăng và có tới 18 mã giảm. Trong đó, hầu hết các cổ phiếu ngân hàng như VCB, BID, CTG, HDB, STB đều lùi về dưới mốc tham chiếu.
Đáng chú ý, "ông lớn" ngành bất động sản - VIC gia tăng sức ép khá lớn lên thị trường khi quay đầu -% xuống mức thấp nhất ngày 91.500 đồng/CP. Ngoài ra, một số mã lớn như VNM, GAS, BVH, HPG, MSN cũng giảm nhẹ.
Ở chiều ngược lại, bên cạnh các bluechip như VHM, TCB, MWG đều nhích nhẹ, SAB vẫn là điểm sáng khi tiếp tục nới rộng biên độ 3% lên mức 164.800 đồng/CP.
Không chỉ dừng lại ở nhóm cổ phiếu bluechip, ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ bị xả khá mạnh với các mã quen thuộc như FLC, HQC, ROS, HBC, ITA, HSG, DLG, SJF, AMD, HAG... đều dừng chân dưới mốc tham chiếu, trong khi đó HAI, TNI đóng cửa ở mức giá sàn.
Trong đó, FLC có thời điểm bị đẩy xuống mức giá sàn nhưng đã dần hồi về sát mốc tham chiếu khi -0,5% xuống 4.180 đồng/CP và vẫn là mã giao dịch sôi động nhất sàn HOSE đạt 36,69 triệu đơn vị; HQC -3,2% xuống 1.840 đồng/CP và khớp hơn 13 triệu đơn vị, ROS -1,5% xuống 3.070 đồng/CP và khớp gần 10,7 triệu đơn vị...
Trên sàn HNX cũng diễn ra tương tự. Sau ít phút đầu phiên duy trì sắc xanh, HNX-Index đã quay đầu điều chỉnh trước áp lực bán gia tăng, đặc biệt là gánh nặng ở nhóm cổ phiếu bluechip.
Ads by AdAsia
Chốt phiên, sàn HNX có 63 mã tăng và 87 mã giảm, HNX-Index giảm 0,62 điểm (-0,55%), xuống 113,45 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 50,27 triệu đơn vị, giá trị 378,56 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,62 triệu đơn vị, giá trị 97,22 tỷ đồng.
Bộ 3 cổ phiếu ngân hàng cũng đi lùi, cụ thể ACB -0,4% xuống 23.600 đồng/CP, SHB -2,1% xuống 14.000 đồng/CP, NVB -2,3% xuống 8.600 đồng/CP.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu có vốn hóa lớn khác như VCS, PVI, SHS lùi nới rộng biên độ giảm, trong khi VCG, PVS, IDC đứng giá tham chiếu.
Trái lại, DGC 3,1% lên 39.600 đồng/CP, NTP 4,3% lên 34.000 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, HUT vẫn dẫn đầu thanh khoản thị trường với 9,14 triệu đơn vị được khớp lệnh nhưng kết phiên lùi về mốc tham chiếu, trong khi KLF -4,55% xuống 2.100 đồng/CP, DST -7,14% xuống 5.200 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh cùng đạt hơn 4,2 triệu đơn vị...
Trên UPCoM, giao dịch cũng diễn ra theo hướng tiêu cực hơn.
Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,22 điểm (-0,39%), xuống 56,41 điểm với 110 mã tăng và 114 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 27,8 triệu đơn vị, giá trị gần 181,73 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,75 triệu đơn vị, giá trị hơn 17 tỷ đồng.
Các mã lớn nới rộng biên độ giảm như ACV -1,9% xuống 61.000 đồng/CP, MML -2% xuống 49.000 đồng/CP, VEA -0,5% xuống 43.500 đồng/CP, MSR -1,8% xuống 16.000 đồng/CP...
Top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất thị trường gồm PVX khớp hơn 6 triệu đơn vị, LPB khớp hơn 3,7 triệu đơn vị, KSH khớp 3,46 triệu đơn vị, BSR khớp 2,22 triệu đơn vị, G36 khớp 1,17 triệu đơn vị. Kết phiên ngoại trừ PVX giảm sàn về mức giá 1.200 đồng/CP, còn lại 4 mã đều có được mức tăng nhẹ 100 đồng/CP.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng đều giảm điểm. Trong đó, VNF2007 mất 0,37% xuống 778,1 điểm, với khối lượng khớp lệnh hơn 142.200 đơn vị, khối lượng mở hơn 21.790 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, cũng chỉ có 15 mã tăng và 4 mã đứng giá, còn lại đều giao dịch trong sắc đỏ, trong đó CSTB2003 vẫn là mã có thanh khoản cao nhất đạt 88.668 đơn vị khớp lệnh và kết phiên tiếp tục tăng lên 1.690 đồng/cq.
Cổ phiếu VIC của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bứt phá cuối phiên 19/6 Thanh khoản thị trường trên cả 3 sàn giao dịch hôm nay đạt gần 7.000 tỷ đồng. Đóng cửa phiên 19/6, chỉ số VN-Index tăng 13,29 điểm ( 1,55%) lên 868,56 điểm; HNX-Index tăng 2,32% lên 115,36 điểm và UPCoM-Index tăng 1,02% lên 56,34 điểm. Rổ VN30 có 22 mã tăng, 4 mã giảm và 4 mã đứng giá. Cổ phiếu VIC của...