Giao dịch chứng khoán chiều 2/6: VN-Index quay đầu trước áp lực chốt lời
Áp lực chốt lời gia tăng vào cuối phiên khiến VN-Index đảo chiều giảm điểm trong phiên 2/6, qua đó chặn đứng chuỗi 3 phiên tăng liên tiếp.
Dư âm từ phiên bùng nổ hôm qua khiến VN-Index bật tăng ngay khi mở cửa để vượt qua mốc 880 diểm. Dù vậy, đà tăng không duy trì lâu khi trước áp lực ở vùng giá cao này. Theo đó, VN-Index liên tục gặp thử thách và có những thời điểm đã lùi qua tham chiếu khi lượng cung giá thấp được đẩy mạnh vào thị trường. Nhờ sức cầu tốt mà chỉ số dần hồi trở lại và giữ được mốc 880 điểm khi kết phiên sáng.
Sau giờ nghỉ trưa, sức ép một lần nữa sớm gia tăng với cường độ mạnh hơn hẳn so với phiên sáng. Trong khi đó, cầu mua vào đã không còn mạnh mẽ khi tâm lý chốt lời đã thắng thế. Mất đi lực đỡ quan trọng, VN-Index đã nhanh chóng đảo chiều và dừng ở mức thấp nhất ngày. Phiên giảm tuy không mạnh, nhưng đã chặn đứng chuỗi 3 phiên tăng liên tiếp của chỉ số.
Đóng cửa, với 249 mã giảm và 129 mã tăng, VN-Index giảm 3,87 điểm (-0,44%) về 874,8 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 484,71 triệu đơn vị, giá trị 6.925,73 tỷ đồng, tăng 2% về khối lượng, nhưng giảm 6% về giá trị so với phiên 1/6. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 42,4 triệu đơn vị, giá trị gần 885 tỷ đồng.
Tại nhóm VN30, áp lực xả mạnh khiến lượng mã giảm gấp 2 lần lượng mã tăng, đạt 20 mã. Trong đó, nhiều mã nới rộng đà giảm như BID -2,17% về 40.550 đồng, HPG -2,17% về 27.050 đồng, GVR -2,33% về 12.550 đồng, STB -2,33% về 10.500 đồng; các mã VHM, VPB, NVL, PNJ… đều giảm trên 1,5%…
Đáng chú ý, CTD giảm kịch biên độ 7% về 71.900 đồng sau thông tin cổ đông lớn nước ngoài Kusto (hiện đang nắm giữ hơn 17% vốn) muốn triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu HĐQT mới và kiểm toán đặc biệt nhằm làm rõ các vấn đề xung đột lợi ích trong Công ty. Được biết, cổ phiếu CTD từng xác lập đỉnh giá gần 250.000 đồng vào cuối năm 2017.
Mặc dù có lượng mã giảm chiếm áp đảo, nhưng VN-Index không giảm sâu nhờ một số mã lớn còn tăng tốt như SAB, GAS, PXL, POW, MSN, VJC, VCB…, đặc biệt là HDB khi giữ vững sắc tím.
Một điểm tích cực khác là dòng tiền chảy vào vẫn duy trì ở mức cao, cho thấy tâm lý tích cực của nhà đầu tư trước sức ép lớn. Phiên này, nhóm cổ phiếu thị trường tiếp tục hút mạnh dòng tiền. Đáng kể nhất vẫn là ITA với 48,9 triệu đơn vị được khớp, dẫn đầu HOSE, tiếp đó là ROS với 46,6 triệu đơn vị. Nhiều mã khớp lệnh từ 11-19 triệu đơn vị gồm HAG, FLC, PVD, STB, HSG, HPG.
Thanh khoản mạnh, song đa phần nhóm cổ phiếu này giữ sắc đỏ. ITA -2,3% về 3.800 đồng, qua đó ngắt chuỗi tăng ở con số 7, trong đó tăng trần 6 phiên liên tục. ROS về sát mức giá sàn 3.200 đồng (-5,9%). Các mã OGC, TNI, TSC… đều giảm sàn, khớp lệnh từ 2-4 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, HQC vững sắc tím ở mức 1.260 đồng, khớp lệnh 2,35 triệu đơn vị và còn dư mua trần gần 23 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, diễn biến khá tương đồng với HOSE khi sắc xanh được duy trì từ đầu phiên, trước khi quay đầu giảm điểm kể từ nửa cuố phiên chiều. Thanh khoản rất tích cực.
Đóng cửa, với 103 mã giảm và 64 mã tăng, HNX-Index giảm 0,49 điểm (-0,43%) về 113,64 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 79,93 triệu đơn vị, giá trị 914,98 tỷ đồng, tăng 16,5% về khối lượng và 11,6% về giá trị so với phiên 1/6. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 3 triệu đơn vị, giá trị 38,2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Việc các mã ACB, SHB, PVI, PHP, MBS, PLC, TVC… đồng loạt giảm đã tạo sức ép lớn lên chỉ số, cho dù nhiều mã lớn khác còn duy trì sắc xanh như PVS, NVB, VNS, SHS, CDN, DL1… Trong đó, PVS 2,34% lên 13.100 đồng, NVB 4,5% lên 8.500 đồng; ACB -1,2% về 24.800 đồng, SHB -0,7% về 14.000 đồng…
PVS khớp lệnh 13,99 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn. Tiếp đến là ACB với 10,92 triệu đơn vị.
HUT giảm sàn về 2.200 đồng và khớp 8,39 triệu đơn vị, đứng thứ 3.
MBG và TAR cùng tăng trần lên 6.600 đồng và 25.000 đồng, khớp lệnh 3,14 triệu và 1,31 triệu đơn vị.
Trên sàn UPCoM, sắc xanh được duy trì từ đầu đến cuối phiên, cho dù đà tăng cũng giảm khá đáng kể trong nữa cuối phiên theo đà thị trường chung. Thanh khoản tăng vọt.
Đóng cửa, với 108 mã tăng và 84 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,39 điểm ( 0,71%) lên 55,98 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 49,74 triệu đơn vị, giá trị 477,52 tỷ đồng, tăng 102% về khối lượng và 67% về giá trị so với phiên 1/6. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,62 triệu đơn vị, giá trị 37,3 tỷ đồng.
Trong 5 mã thanh khoản tốt nhất sàn, ngoại trừ NCP đứng giá (khớp lệnh 2,21 triệu đơn vị), 4 mã còn lại đều tăng, trong đó VHG tăng trần lên 700 đồng và khớp 1,09 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, 2 mã LPB và BSR ghi nhân thanh khoản tăng đột biến, đạt lần lượt 18,03 triệu đơn vị và 12,35 triệu đơn vị, tăng tương ứng lên 8.700 đồng ( 10,1%) và 6.600 đồng ( 4,8%).
Nhiều mã lớn khác cũng tăng tích cực như VEA, ACV, VIB, CTR…
Trên thị trường phái sinh, trong 4 hợp đồng thì có 3 mã giảm và 1 mã tăng là VN30F2012. Mã VN30F2006 giao dịch mạnh nhất với khối lượng khớp lệnh đạt 205.386 đơn vị, khối lượng mở 23.731 đơn vị, đóng cửa giảm 0,4% về 808,1 điểm.
Trên thị trường chứng quyền, có 17 mã tăng và 4 mã đứng giá, còn lại đều giảm (2 mã giảm sàn). Trong đó, CHDB2001 giao dịch sôi động nhất với 109.397 đơn vị khớp lệnh, tăng 137,5% lên 19 đồng/CP.
Giao dịch chứng khoán chiều 1/6: Bùng nổ
Dòng tiền chảy mạnh đã tiếp sức cho các chỉ số bứt cao trong phiên chiều. Đáng chú ý, sau khi sóng lớn tại SHB bị dập tắt, thì "người anh em" ACB lại bùng nổ trong phiên đầu tiên của tháng 6.
Trái với lo ngại của giới phân tích về áp lực điều chỉnh của thị trường sau đợt tăng khá nóng cùng những dự báo kết quả kinh doanh quý II của doanh nghiệp sẽ ghi nhận mức giảm khá mạnh bởi tác động của đợt giãn cách xã hội vào tháng 4, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh ngay khi nhập cuộc trong phiên giao dịch sáng đầu tiên của tháng 6.
Đà tăng lan rộng từ nhóm cổ phiếu bluechip sang các mã vừa và nhỏ, đã hỗ trợ tốt giúp VN-Index dễ dàng vượt xa mốc 870 điểm. Trong đó, điểm nhấn của thị trường là nhóm cổ phiếu penny khi hàng loạt mã quen thuộc đua nhau "nở rộ trên cánh đồng tím".
Bước sang phiên giao dịch chiều, tâm lý nhà đầu tư vẫn duy trì đà hưng phấn, giúp thị trường tiếp tục tiến bước.
Sắc xanh lan rộng thị trường với "đôi cánh" bluechip được nối dài hơn ở nhóm cổ phiếu ngân hàng và mã lớn VHM, đã tiếp sức giúp VN-Index tăng vọt hơn 14 điểm và đứng tại mức cao nhất ngày. Tuy nhiên, sự thiếu đồng thuận khi một số trụ cột như VIC, VNM còn "dè dặt" khiến VN-Index vẫn lỗi hẹn với mốc 880 điểm.
Đóng cửa, sàn HOSE có 286 mã tăng (39 mã tăng trần) và 99 mã giảm, VN-Index tăng 14,2 điểm ( 1,64%), lên 878,67 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 476,52 triệu đơn vị, giá trị 7.354,16 tỷ đồng, tăng 49,76% về khối lượng và 50,23% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (29/5). G
Giao dịch thỏa thuận đóng góp tích cực với hơn 58,18 triệu đơn vị, giá trị 2.235,19 tỷ đồng, trong đó riêng VHM thỏa thuận gần 11,24 triệu đơn vị, giá trị 807,2 tỷ đồng.
Không chỉ thỏa thuận khủng, cổ phiếu lớn VHM cũng là một điểm tựa khá tốt cho thị trường khi kết phiên 3,3% lên mức 79.100 đồng/CP và khớp hơn 3,25 triệu đơn vị. Trong khi đó, bộ đôi còn lại của nhà Vingroup là VIC và VRE khá mờ nhạt khi chỉ tăng nhẹ.
Một trong những lực kéo chính của thị trường chính là dòng bank. Hầu hết các mã ngân hàng đều tiến xa so với phiên sáng.
Cụ thể, VCB 1,5% lên 86.500 đồng/CP, TCB 2,9% lên 21.300 đồng/CP, BID 3,4% lên 41.450 đồng/CP, CTG 4,4% lên 23.500 đồng/CP, VPB 5,1% lên mức cao nhất ngày 24.550 đồng/CP, HDB 3,1% lên 24.950 đồng/CP, MBB 3,8% lên 17.850 đồng/CP, STB 4,4% lên 10.750 đồng/CP.
Ngoài ra, một số mã bluechip khác như GAS, BVH, VNM, HPG, SAB cũng có mức tăng nhẹ trên dưới 1%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, ROS tiếp tục chịu áp lực bán khá lớn khiến có thời điểm bị đẩy xuống mức giá sàn, tuy nhiên lực cầu tăng mạnh đã giúp cổ phiếu này thoát sắc xanh mắt mèo.
Kết phiên, ROS -% xuống 3.400 đồng/CP và là mã giao dịch sôi động nhất thị trường với hơn 82,21 triệu đơn vị được khớp lệnh thành công.
Trong khi đó, "người anh em trong nhà" là FLC lại có phiên giao dịch tỏa sáng khi giữ vững sắc tím với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 24,83 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 3,26 triệu đơn vị.
Ngoài ra, hàng loạt các mã penny khác cũng giữ vững sắc tím cùng giao dịch tích cực như HAI, ASM, HAG, TSC, SJF, DRH, ITA... Trong đó đáng kể, HQC dư mua trần 16,58 triệu đơn vị, ITA dư mua trần 9,43 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, dòng tiền chảy mạnh cũng là điểm tựa đẩy HNX-Index lên vùng đỉnh của ngày.
Đóng cửa, sàn HNX có 114 mã tăng và 58 mã giảm, HNX-Index tăng 4,32 điểm ( 3,94%), lên 114,14 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 78,63 triệu đơn vị, giá trị 819,74 tỷ đồng, tăng 58,56% về lượng và gần 93% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (29/5). Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 7,77 triệu đơn vị, giá trị hơn 117 tỷ đồng.
Sau nhịp tăng khá mạnh trong phiên sáng, cổ phiếu ACB đã bứt tốc và trở thành trụ đỡ chính cho thị trường trong phiên chiều khi được kéo tăng vọt lên mức giá trần. Đóng cửa, ACB 9,6% lên 25.100 đồng/CP với khối lượng giao dịch sôi động đạt hơn 13,85 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX.
Bên cạnh đó, trong top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất, DGC cũng có phiên giao dịch tích cực khi 6,52% lên 39.200 đồng/CP. Ngoài ra, các mã PVB, PVS, SHB cũng tăng nhẹ.
Bên cạnh nhóm cổ phiếu bluechip giao dịch khởi sắc, nhóm cổ phiếu penny vẫn duy trì sóng lớn với hàng loạt mã như HUT, KLF, PVX, MST, SPI, HKB, DS3... đều khoác áo tím. Trong đó, HUT có khối lượng khớp lệnh đứng thứ 2 sau ACB, đạt 11,92 triệu đơn vị, KLF cũng sôi động với gần 7,5 triệu đơn vị được khớp lệnh, PVX khớp 5,21 triệu đơn vị...
Không chỉ ở thị trường niêm yết, trên hệ thống UPCoM, giao dịch cũng khởi sắc hơn trong phiên chiều.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,56 điểm ( 1,01%), lên 55,59 điểm với 126 mã tăng và 79 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 24,63 triệu đơn vị, giá trị 286,68 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,72 triệu đơn vị, giá trị 34,5 tỷ đồng.
Một số mã lớn đóng vai trò là trụ đỡ chính như VGI 3,4% lên 30.700 đồng/CP, MML 7,6% lên 54.000 đồng/CP, VEA 2% lên 41.400 đồng/CP, BCM 3,5% lên 26.900 đồng/CP, MCH 3,6% lên 72.00 đồng/CP...
Top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất thị trường gồm LPB khớp 6,37 triệu đơn vị, BSR đạt 4,34 triệu đơn vị, NCP đạt 2,29 triệu đơn vị, VIB với hơn 2 triệu đơn vị, VGI với 1,32 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng đều giao dịch khởi sắc. Trong đó, VN30F2006 tăng 3,31% lên 810,9 785 điểm, khối lượng khớp lệnh gần 147.530 đơn vị, khối lượng mở hơn 19.220 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, có 18 mã giảm và 4 mã đứng giá, còn lại đều tăng . Trong đó, CGMD2001 giao dịch sôi động nhất với 114.937 đơn vị khớp lệnh, giảm về 10 đồng/cq.
Góc nhìn chứng khoán: VHM, VCB dẫn VN-Index công phá vùng cản Đà tăng của VN-Index đột ngột mạnh trở lại phiên đầu tuần nhờ một số mã lớn nhất tăng giá chóng mặt. Cả tuần trước chỉ số tăng 11,7 điểm thì riêng hôm nay đã tăng 14,2 điểm. Các cổ phiếu vốn hóa lớn đang đẩy VN-Index lên cao hơn và tiến vào vùng kháng cự quan trọng tương đương 880-884 điểm. Rất...