Giao dịch chứng khoán chiều 21/4: La liệt cổ phiếu giảm sàn, VN-Index mất hơn 28 điểm
Đổ đèo từ sớm do ảnh hưởng tâm lý từ việc giá dầu thô lao dốc, cộng với áp lực chốt lời dâng cao tại nhiều nhóm ngành đã khiến thị trường có phiên giao dịch đỏ lửa, trả lại hết số điểm có được sau chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp trước đó.
Sau phiên sáng giảm sâu với áp lực bán diện rộng, thị trường bước vào phiên chiều mà không có thông tin hỗ trợ nào, VN-Index mất thêm 7 điểm, trước khi nảy trở lại vùng trên 765 điểm và đi ngang cho đến khi đóng cửa, mặc dù vậy, số mã giảm và giảm hết hết biên độ lại gia tăng mạnh trên bảng điện tử.
Kết phiên, sàn HOSE có 56 mã tăng và 312 mã giảm (59 mã giảm sàn), VN-Index giảm 28,13 điểm (-3,54%), xuống 766,84 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 397,4 triệu đơn vị, giá trị 6.123,7 tỷ đồng, tăng 18% cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 28,8 triệu đơn vị, giá trị 1.003 tỷ đồng.
Rổ bluechip VN30 trong phiên sáng còn ghi nhận SAB tăng điểm níu kéo cho thị trường, thậm chí còn có thời điểm tăng kịch trần, thì sang đến phiên chiều cũng đã chịu áp lực lớn và đảo chiều, đóng cửa -3,9% xuống 170.000 đồng.
Trong nhóm có tới 6 mã đã giảm hết biên độ xuống mức giá sàn là ROS, VPB, SBT, VRE, CTD và PLX.
Còn lại giảm cũng không phanh, với nhóm mất từ 5 đến hơn 6% có BID -6,5%; GAS -6,3%; CTG -5,3%; MBB -6%; MWG -5,8%; HDB -5,9%; STB -5,9%; SSI -6,2%.
Mất hơn 4% cũng không ít như MSN -4,7%; TCB -4,8%; HPG -4,7%; BVH -4,7%. Còn lại giảm trên dưới 3% như VIC -3,3%; VNM -3,2%; FPT -3,9%: PNJ -3,8%
Mất điểm thấp nhất có VCB -0,6% xuống 71.500 đồng; VJC -1,9% xuống 115.000 đồng; NVL -0,4% xuống 52.500 đồng; POW -0,7% xuống 9.330 đồng; EIB -0,3% xuống 15.150 đồng…
Nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn bị xả mạnh, trong đó PVD chung số phận với PLX, PVT, PXS khi giảm xuống mức giá sàn -7% xuống 9.270 đồng, khớp hơn 10,4 triệu đơn vị.
Cùng với đó, nhiều mã tại các nhóm ngành khác nhau cũng đua nhau giảm sàn và phần lớn trắng bên mua như HSG, DXG, LDG, DBC, HBC, HHS, ASM, DRH, KBC, VND, HAR, GVR, TTB, HDG, BHN, LIX, ABS, DMC…
Một vài mã còn giữ được sắc xanh có AMD, DCM, KSB, FRT, VRC, NT2 và sắc tím tại SJF.
Thanh khoản sàn cao nhất vẫn là ROS với hơn 24,4 triệu đơn vị khớp lệnh STB đứng ngay sau với hơn 16,1 triệu đơn vị; ITA có 12,5 triệu đơn vị, và may mắn giữ được tham chiếu 2.350 đồng; HSG có 12,1 triệu đơn vị; HPG có 11,9 triệu đơn vị…
Video đang HOT
Trên sàn HNX, diễn biến tương tự, khi HNX-Index mất thêm điểm trong phiên chiều với số mã giảm sàn gia tăng.
Theo đó, hàng loạt cổ phiếu lớn như PVS, SHB, SHS, MST, ACM, PVC, DST, TTH giảm sàn.
Còn ACB -4,4% xuống 19.800 đồng; PVI -2,9% xuống 30.600 đồng; VCS -6,2% xuống 58.600 đồng; NTP -4,3% xuống 31.300 đồng; NVB -1,3% xuống 7.900 đồng; CEO -2,9% xuống 6.900 đồng; MBS -4,3% xuống 9.000 đồng; TNG -8,7% xuống 11.600 đồng…
2 mã đáng chú ý là KLF và MBG, khi được kéo lên mức giá trần lần lượt tại 1.600 đồng và 9.600 đồng. Còn HUT về tham chiếu tại 1.700 đồng.
Thanh khoản HUT và PVS cao nhất sàn với hơn 10,3 triệu đơn vị khớp lệnh. Tiếp theo là KLF với 9,37 triệu đơn vị; ACB có 6 triệu đơn vị; SHB có 5,57 triệu đơn vị; SHS có 3,4 triệu đơn vị; ART có 2,68 triệu đơn vị…
Đóng cửa, sàn HNX có 24 mã tăng và 58 mã giảm (25 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 4,99 điểm (-4,55%), xuống 104,7 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 73,6 triệu đơn vị, giá trị 661,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,4 triệu đơn vị, giá trị 68,5 tỷ đồng.
Trên UpCoM, tình hình cũng không khá hơn, khi chỉ số UpCoM-Index cũng liên tục dò đáy sau giờ nghỉ trưa và kéo dài cho đến hết phiên, đóng cửa ở mức gần thấp nhất trong ngày.
Vẫn là các mã quen thuộc giảm giá và giao dịch khối lượng lớn như BSR -10,8% xuống 5.800 đồng, khớp hơn 7,4 triệu đơn vị; LPB -5,6% xuống 6.700 đồng, khớp hơn 4,37 triệu đơn vị; OIL -10% xuống 7.000 đồng, khớp hơn 2,37 triệu đơn vị.
Một vài cổ phiếu có sắc xanh le lói là G36, PXL, HAM cùng VHG tăng kịch trần.
Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 1,46 điểm (-2,78%), xuống 51,18 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 24,6 triệu đơn vị, giá trị 246,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,32 triệu đơn vị, giá trị gần 17 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, ảnh hưởng từ VN30-Index giảm sân, cà 4 hợp đồng tương lai đều chìm trong sắc đỏ từ sớm vào giao dịch dưới tham chiếu đến khi đóng cửa.
Trong đó, hợp đồng VN30F2005 đáo hạn gần nhất giảm 5,62% xuống 670,1 điểm, khớp hơn 230.500 đơn vị, khối lượng mở hơn 29.000 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ cũng chiếm đa số với hơn 30 mã, trong đó CVNM1905 còn giảm sàn, và chỉ còn 5 mã tăng. Giao dịch sôi động nhất tại CROS2001 với hơn 1,1 triệu đơn vị khớp lệnh, giảm về 400 đồng/cq.
Lạc Nhạn
Giao dịch chứng khoán chiều 20/4: Dòng tiền chảy mạnh, hàng loạt nhóm ngành bùng nổ
Dòng tiền trong nước tiếp tục chảy mạnh đã tiếp sức cho đà tăng của thị trường. Trong đó, bên cạnh các nhóm cổ phiếu nhưng hàng không, phân bón tăng mạnh, bia đua nhau tăng trần, dòng P cũng có phiên giao dịch ấn tượng bất chấp giá dầu thô rơi xuống đáy 21 năm.
Mặc dù áp lực chốt lời xuất hiện khiến thị trường có những nhịp rung lắc nhưng dòng tiền nội hoạt động mạnh đã giúp thị trường nhanh chóng lấy lại đà tăng. Tuy nhiên, với diễn biến phân hóa của nhóm cổ phiếu lớn khiến thị trường không thể tiến xa.
Bước vào phiên giao dịch chiều, lực cầu tiếp tục giao dịch tích cực giúp thị trường nới rộng biên độ tăng. Tuy nhiên, không nằm ngoài dự đoán về xu hướng thị trường khi tiến vào vùng kháng cự mạnh 800 điểm, chỉ số VN-Index chỉ đi được quãng đường ngắn rồi hạ nhiệt.
Trong đó, cặp đôi lớn nhóm cổ phiếu bia tiếp tục tỏa sáng khi cả 2 cùng kéo trần thành công. Cụ thể, SAB 7% lên 176.900 đồng/CP và tính trong hơn nửa tháng qua đã tăng tới 43,82%; còn BHN 6,9% lên 57.700 đồng/CP và khớp 55.000 đơn vị.
Bên cạnh đó, dù giá dầu thô rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 2 thập kỷ do lo ngại thiếu hụt nơi dự trữ dầu thô sau khi việc cắt giảm sản lượng vừa qua là không đủ để bù đắp cho nhu cầu toàn cầu đang bị sụt giảm mạnh, nhưng nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước hôm nay giao dịch khá ấn tượng.
Cụ thể GAS 1,6% lên 68.800 đồng/CP, PLX 6% lên 43.900 đồng/CP, PVT tiếp tục có phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp với 6,8% lên 11.000 đồng/CP, PVD 6,6% lên mức giá trần 10.450 đồng/CP. Trong đó, PVD có khối lượng khớp lệnh sôi động với 12,18 triệu đơn vị được khớp lệnh và dư mua trần gần nửa triệu đơn vị.
Không chỉ nhóm cổ phiếu dầu khí, trong phiên hôm nay nhiều các nhóm ngành khác như phân bón và hóa chất với DPM, DCM; cổ phiếu bia với SAB và BHN; hàng không có HVN, MAS tăng trần, hay các mã khác trong ngành hàng không như ACV, NCS, NCT, SAS... cũng tăng vọt.
Ngoài ra, trong nhóm bluechip, một số mã lớn cũng giữ được đà tăng nhẹ như VNM, FPT, HPG, VIC, VCB với mức tăng chủ yếu chưa tới 1%, ngoại trừ HPG 2,42% lên 21.200 đồng/CP.
Trái lại, hầu hết các cổ phiếu bluechip mất điểm cũng trong biên độ hẹp trên dưới 1% như BID, CTG, BVH, TCB, VRE..., ngoại trừ MSN, MBB, VPB có mức giảm hơn 2%.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, ITA vẫn dẫn đầu thanh khoản trên sàn HOSE với 22,43 triệu đơn vị được khớp lệnh và với lực cầu nội giao dịch sôi động, kết phiên ITA đã tăng lên mức giá trần 2.350 đồng/CP, dư mua trần gần 1,5 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, cổ phiếu DBC sau chuỗi ngày dài tăng vọt với 9 phiên giao dịch tăng 63,74%, đã quay đầu giảm mạnh do gặp áp lực bán chốt lời. Hiện DBC -7% xuống mức giá sàn 26.050 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 7 triệu đơn vị và dư bán sàn hơn 0,14 triệu đơn vị.
Đóng cửa, sàn HOSE có 212 mã tăng và 154 mã giảm, VN-Index tăng 5,37 điểm ( 0,68%), lên 794,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 336 triệu đơn vị, giá trị 5.191,88 tỷ đồng, tăng 8,44% về khối lượng nhưng giảm nhẹ 3,39% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (17/4). Giao dịch thỏa thuận đóng góp 31,46 triệu đơn vị, giá trị 829,49 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, thị trường đã hồi phục ngay khi bước vào phiên giao dịch chiều, tuy nhiên, áp lực bán thường trực đã nhanh chóng khiến HNX-Index thoái lui và dần nới rộng biên độ giảm về cuối phiên.
Đóng cửa, sàn HNX có 98 mã tăng và 70 mã giảm, HNX-Index giảm 0,78 điểm (-0,71%), xuống 109,68 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 67,8 triệu đơn vị, giá trị 625,23 tỷ đồng, tăng 32,29% về lượng và 14,59% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 4,35 triệu đơn vị, giá trị hơn 69 tỷ đồng.
Các cổ phiếu trong họ P cũng giao dịch khởi sắc với PVB duy trì sắc tím khi 9,7% lên 14.700 đồng/Cp, PVS 5,7% lên 12.900 đồng/Cp, PVC 7,7% lên 5.600 đồng/CP. Trong đó, PVS có khối lượng khớp lệnh hơn 10,1 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên sàn HNX.
Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng tạo lực cản lớn nhất cho thị trường khi ACB -1,4% xuống 20.700 đồng/CP, NVB -2,4% xuống 8.000 đồng/Cp, SHB -3,3% xuống 17.400 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, hàng loạt ma HUT, KLF, TIG, HKB, ACM, DST, MPT... đều kết phiên trong sắc tím.
Trên UPCoM, thị trường vẫn duy trì đà tăng điểm ổn định.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,48 điểm ( 0,93%), lên 52,64 điểm với 122 mã tăng và 74 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 26,8 triệu đơn vị, giá trị 260,26 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,71 triệu đơn vị, giá trị 45,57 tỷ đồng.
Trong khi BSR hạ độ cao khi chỉ còn 1,6% lên 6.300 đồng/CP, thì OIL vẫn bảo toàn sắc tím. Phiên hôm nay, BSR vẫn dẫn đầu thanh khoản thị trường UPCoM với hơn 9,75 triệu đơn vị được giao dịch thành công, tiếp theo đó là OIL khớp 3,88 triệu đơn vị.
Cặp đôi cổ phiếu ngân hàng là LPB và VIB trên UPCoM cũng giao dịch không mấy tích cực khi LPB -2,7% xuống 7.100 đồng/CP và khớp gần 3,6 triệu đơn vị, còn VIB đứng giá tham chiếu 14.800 đồng/CP và khớp 1,31 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều quay đầu điều chỉnh, trong đó hợp đồng đáo hạn gần nhất ngày 21/5 là VN30F02005 đã ghi nhận mức giảm 0,9% xuống 710 điểm, với khối lượng khớp lệnh 159.470 đơn vị, khối lượng mở hơn 22.820 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, có 13 mã tăng, 11 mã đứng giá và 31 mã giảm, trong đó CSTB2001 được mua bán sang tay khối lượng cao nhất với 54.022 đơn vị, nhưng kết phiên giảm 13,56% xuống 510 đồng/CP
T. Thúy
Giao dịch chứng khoán sáng 14/4: Bluechip bị chốt lời, VN-Index quay đầu giảm gần 7 điểm Áp lực chốt lời gia tăng sau tuần tăng mạnh trước đó khiến nhiều cổ phiếu bluechip điều chỉnh, kéo VN-Index quay đầu giảm gần 7 điểm trong phiên giao dịch sáng nay (14/4). Trong phiên hôm qua, VN-Index giao dịch tích cực ngay khi mở cửa và có thời điểm đã tăng vọt 20 điểm. Tuy nhiên, dòng tiền chưa đủ mạnh...