Giao dịch chứng khoán chiều 17/4: Dòng tiền chảy mạnh, VN-Index vẫn lỗi hẹn mốc 790 điểm
Thị trường tiếp tục ghi nhận phiên giao dịch khởi sắc ngày cuối tuần ngày 17/4 nhờ dòng tiền chảy mạnh. Tuy nhiên, thiếu vắng trụ đỡ mạnh khiến VN-Index “lỗi hẹn” với ngưỡng 790 điểm.
Trái với những lo ngại rủi ro thị trường quay đầu điều chỉnh trước áp lực bán sẽ gia tăng sau chuỗi ngày dài tăng điểm, chỉ số VN-Index tiếp tục tiến bước và đã thử thách mốc 790 điểm. Tuy hạ độ cao khi chạm vào vùng giá này nhưng thị trường đã bảo toàn đà tăng điểm trước sắc xanh bao phủ trên diện rộng bảng điện tử.
Bước sang phiên giao dịch chiều, tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư tiếp tục giúp dòng tiền tham gia sôi động. Mặc dù số mã tăng giá vẫn gấp hơn 3 lần số mã giảm, nhưng điểm tựa chính của thị trường là nhóm bluechip vẫn chỉ duy trì đà tăng nhẹ khiến VN-Index chưa thể bay cao và đã lỗi hẹn với ngưỡng 790 điểm.
Đóng cửa, sàn HOSE có 281 mã tăng và 87 mã giảm, VN-Index tăng 8,9 điểm ( 1,14%), lên 789,6 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 309,86 triệu đơn vị, giá trị 5.373,92 tỷ đồng, tăng 23,5% về khối lượng và 33,49% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 41,39 triệu đơn vị, giá trị 1.177,5 tỷ đồng.
Nhóm VN30 có MSN, ROS và VPB giảm nhẹ trên dưới 1%, VNM và VRE đứng giá tham chiếu, còn lại đều khởi sắc với biên độ tăng khá hẹp.
Hầu hết các mã chỉ tăng trên dưới 1%, ấn tượng có CTD 3,9% lên 61.700 đồng/CP, FPT 1,8% lên 51.200 đồng/CP, HDB 2,6% lên 21.500 đồng/CP, HPG 2,2% lên 20.700 đồng/CP, MBB 3% lên 17.000 đồng/CP, MWG 6,6% lên 82.000 đồng/CP, SAB 4,9% lên 165.400 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, sắc tím tiếp tục mở rộng với sự góp mặt của nhiều mã mới như DXG, DRH, TSC, LCG, SJF, MCG… bên cạnh các mã bảo toàn đà tăng trần như ITA, PVT, LMH, TTB, TLH, VRC…
Nhiều mã khác cũng đã tăng hết biên độ cùng lượng dư mua trần khá lớn như DBC, TCH, BMI, NAF, FRT, SZL, DQC…
Video đang HOT
Trong đó, ROS vẫn là mã dẫn đầu thanh khoản với khối lượng khớp lệnh đạt 16,24 triệu đơn vị và kết phiên -2% xuống 3.920 đồng/CP. Tiếp theo, HPG khớp lệnh 8,82 triệu đơn vị, CTG và PVD khớp hơn 8,5 triệu đơn vị, STB khớp 8,38 triệu đơn vị…
Trên sàn HNX, đà tăng cũng được nới rộng hơn trong phiên chiều nhờ dòng tiền chảy mạnh.
Đóng cửa, sàn HNX có 104 mã tăng và 60 mã giảm, HNX-Index tăng 0,42 điểm ( 0,38%), lên 108,75 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 51,25 triệu đơn vị, giá trị 545,61 tỷ đồng, tăn 37% về lượng và 38,55% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 2,29 triệu đơn vị, giá trị 11,36 tỷ đồng.
Nhóm HNX30 có PVB, DTD, HUT kết phiên tại mức giá trần, ngoài ra, một số mã khác cũng có mức tăng tốt hỗ trợ cho thị trường như ACB 2,9% lên 21.000 đồng/CP, DGC 4,3% lên 24.400 đồng/CP, CEO 6% lên 7.100 đồng/CP, DHT 2,7% lên 49.300 đồng/CP, L14 4,3% lên 58.000 đồng/CP, SHB và VCG đều nhích nhẹ…
Trái lại, PVI tiếp tục nới rộng biên độ giảm do lực bán tăng với -1,5% xuống mức thấp nhất ngày 32.000 đồng/CP, VCS -0,8% xuống 64.500 đồng/CP, TNG -1,5% xuống 13.000 đồng/CP.
Cổ phiếu HUT bảo toàn sắc tím và vẫn là mã giao dịch sôi động nhất với khối lượng khớp lệnh hơn 6,88 triệu đơn vị; tiếp theo đó PVS khớp hơn 5,6 triệu đơn vị, SHB khớp 4,93 triệu đơn vị, ACB khớp hơn 4,8 triệu đơn vị…
Trên UPCoM, các mã lớn cũng hỗ trợ tốt cho đà tăng của thị trường.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,62 điểm ( 1,21%), lên 52,16 điểm với 163 mã tăng và 82 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 33,39 triệu đơn vị, giá trị 272,25 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,9 triệu đơn vị, giá trị 16,98 tỷ đồng.
Cổ phiếu BSR có phiên giao dịch khá bùng nổ khi có hơn 14,3 triệu đơn vị được giao dịch thành công và kết phiên ngấp ghé giá trần khi 12,5% lên 6.300 đồng/CP.
Đứng ở vị trí thứ 2, cổ phiếu OIL kết phiên 13,85% lên mức giá trần 7.400 đồng/CP và khớp hơn 3 triệu đơn vị.
Ngoài ra, nhiều mã lớn khác vẫn tăng khá tốt như VGI 1,5% lên 26.400 đồng/CP, ACV 3,1% lên 56.000 đồng/CP, QNS 2,7% lên 23.100 đồng/CP, VEA 2,3% lên 35.300 đồng/CP…
Trên thị trường phái sinh, hợp đồng đáo hạn gần nhất ngày 21/5 là VN30F02005 đã ghi nhận tăng gần 2% lên 716,5 điểm, với khối lượng khớp lệnh hơn 178.180 đơn vị, khối lượng mở hơn 17.040 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, có tới 32 mã tăng, 9 mã giảm và 14 mã đứng giá, trong đó CROS2001 tiếp tục được mua bán sang tay khối lượng cao nhất với 126.221 đơn vị, nhưng kết phiên giảm 33,33% xuống 40 đồng/CP
T. Thúy
Cổ phiếu họ Vin, FLC tiếp tục giảm sàn, VN-Index chưa thể hồi phục
Dù phiên giao dịch hôm nay, sắc xanh đã quay lại với nhiều mã bluechips BVH, GAS, VNM... cũng như các mã ngân hàng VCB, BID... nhưng vẫn chưa đủ sức chống đỡ với lực kéo của số bluechips còn lại, nhất là nhóm cổ phiếu họ Vin.
Sau phiên giao dịch đầy hoảng loạn hôm qua, có vẻ như đến sáng nay nhà đầu tư đã phần nào trấn tĩnh trở lại. Cảnh bán tháo mọi cổ phiếu bất chấp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đang tiến triển tốt đã giảm phần nào, nhiều mã cổ phiếu được mua mạnh, sắc xanh đã quay trở lại với BVH, GAS, VNM, VCB, BID...
Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu họ Vin, bao gồm VIC, VHM, VRE hay các mã vốn hóa lớn như MSN, HPG, FLC... lại diễn biến ngược lại, khiến VN-Index nửa phiên sáng vẫn giảm gần 10 điểm.
Sang đến phiên chiều, giao dịch khối ngoại tiếp tục diễn ra khá tiêu cực khi họ bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 700 tỷ đồng, lực bán tập trung vào hàng loạt bluechips như MSN, HPG, VRE, SVC...
Mặc dù tâm lý nhà đầu tư đã trấn tĩnh trở lại nhưng lực bán của khối ngoại khiến VN-Index chưa thể hồi phục
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/3, đà giảm của VN-Index được thu hẹp với mức đóng cửa giảm 7,38 điểm còn 659,21 điểm. Ở chiều ngược lại, HNX-Index tăng nhẹ 0,4% lên 96,84 điểm và UPCoM-Index tăng 1,58% lên 48,32 điểm.
Thanh khoản thị trường đạt khá cao với 4.150 tỷ đồng trên sàn HoSE và 618 tỷ đồng trên HNX.
Trợ lực của thị trường đến từ đà tăng của BVH khi mã này bất ngờ tăng trần sau phiên giảm sàn ngày hôm qua. Ngoài ra, GAS cũng bứt phá với mức tăng 4,3%; VNM tăng 2,9%. Hai mã này đều giảm sàn trong phiên giao dịch hôm qua.
Hai mã ngân hàng là VCB và BID cũng bất ngờ quay đầu tăng với mức tăng lần lượt là 1,4% và 2,6%. VJC hôm nay cũng hồi phục trở lại với mức tăng nhẹ 0,7%.
Ở chiều ngược lại, lực kéo chủ yếu đến từ 3 cổ phiếu vốn hóa lớn họ Vin là VIC, VHM, VRE do lực bán của khối ngoại. Các mã này đều giảm sàn cuối phiên đã kéo lùi nỗ lực tăng điểm của VN-Index. Ngoài ra, MWG cũng giảm 4,2%.
Bên cạnh đó, 2 mã họ FLC là ROS và FLC cũng tiếp tục "vũ khúc buồn" khi ROS giảm sàn, còn FLC thì giảm thêm 3,7%.
Đáng nói, ROS đã có chuỗi giảm sâu liên tục trong vòng hơn 3 tháng trở lại đây, khiến giá cổ phiếu này lao dốc từ mức gần 25.000 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn 4.540 đồng/cổ phiếu chốt phiên hôm nay.
Trong phiên giao dịch hôm nay, các nhà đầu tư của ROS còn đón nhận thêm tin không mấy vui khi Công ty chứng khoán (CTCK) HDB vừa ra thông báo về việc bán giải chấp chứng khoán cầm cố của cổ đông lớn là ông Trịnh Văn Quyết với số lượng cổ phiếu bán ra là 3 triệu cổ phiếu. Trước đó, 2 triệu cổ phiếu ROS của Công ty TNHH Một Thành viên Quản lý khách sạn và khu nghỉ dưỡng FLC cũng đã được HDBS thông báo bán giải chấp.
Trong đợt cơ cấu danh mục gần đây, FTSE ETF và VNM ETF cũng đã loại cổ phiếu ROS ra khỏi danh mục của mình.
Chứng khoán 21/1: Tiền muốn nghỉ nhưng Ngân hàng chưa cho phép Giá trị giao dịch của HOSE cả phiên sáng chỉ đạt 1.661 tỷ đồng nhưng dòng tiền chỉ tập trung vào Ngân hàng. Sắc xanh đang ngập tràn thị trường với 171 mã tăng so với 120 mã giảm và 42 mã đứng giá tham chiếu. Nhân tố Ngân hàng vẫn quá quan trọng với thị trường giúp cho nhiều mã tăng giá...