Giao công an làm rõ thông tin đưa người hấp hối về quê bị gây khó dễ
UBND H.Lý Sơn giao công an xác minh, làm rõ thông tin đăng trên mạng xã hội Facebook nói về việc Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi gây khó dễ, khiến một người dân mất 20 triệu đồng đưa người thân hấp hối về đảo Lý Sơn.
Chiều 22.8, trao đổi với PV Thanh Niên, bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND H.Lý Sơn (Quảng Ngãi), cho biết đơn vị này đã nhận được công văn do Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi gửi yêu cầu xác minh, xử lý thông tin trên mạng xã hội Facebook do chủ tài khoản “P.T” đăng tải nội dung không đúng sự thật, chưa được kiểm chứng.
“Sau khi nhận được công văn khẩn do Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi gửi, UBND H.Lý Sơn đã giao cho Công an H.Lý Sơn xác minh, điều tra làm rõ thông tin vụ việc. Hiện chủ tài khoản “P.T” đã tự gỡ bỏ thông tin đăng tải sự việc trên trang Facebook cá nhân”, bà Hương nói.
Trước đó, ngày 20.8, tài khoản Facebook “P.T” đăng tải thông tin về việc bị Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi gây khó dễ khi có một gia đình đưa người thân đang hấp hối về đảo Lý Sơn.
Nội dung bài viết cho rằng một người dân ở đảo Bé (H.Lý Sơn) bị tai biến, chữa trị ở TP.Đà Nẵng, nhưng tình trạng của bệnh nhân không tiến triển và bác sĩ khuyên người thân đưa bệnh nhân về nhà.
Lúc 4 giờ ngày 20.8, người nhà đưa bệnh nhân từ TP.Đà Nẵng về cảng Sa Kỳ để chờ tàu ra Lý Sơn.
Do bệnh nhân là dân đảo Bé nhưng theo quy định thì tuyến tàu chỉ có thể di chuyển từ đất liền cập cảng đảo Lớn. Biết vậy, người nhà đã thương thuyết với chủ tàu, khi cập bến đảo Lớn trả khách thì nhờ tàu đưa bệnh nhân về đảo Bé.
Theo người này, chủ tàu đã đồng ý với phương án trên nhưng Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi không đồng ý. Sự việc chỉ được giải quyết khi người nhà của bệnh nhân phải bỏ ra 20 triệu đồng thuê riêng một chuyến tàu về đảo Bé.
Thông tin này nhanh chóng nhận được nhận sự quan tâm của nhiều người trên mạng xã hội. Đặc biệt là người dân huyện đảo Lý Sơn, nhiều người bày tỏ bức xúc, yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ vụ việc.
Tàu cao tốc từ cảng Sa Kỳ đi ra huyện đảo Lý Sơn. Ảnh HẢI PHONG
Sau khi thông tin này lan truyền trên mạng xã hội, ngày 21.8, Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi đã ban hành công văn khẩn gửi UBND H.Lý Sơn về việc xác minh, xử lý thông tin trên mạng xã hội Facebook.
Phản ánh của chủ tài khoản Facebook “P.T” là không đúng sự thật
Theo Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi, vào khoảng 6 giờ 25 phút ngày 20.8, trực ban của Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi tại Lý Sơn nhận được điện thoại từ anh Bùi Đạt, quản lý tàu Super 2 Biển Đông và lúc 7 giờ nhận được điện thoại của anh Bùi Văn Sánh, thuyền trưởng tàu Super 2 Biển Đông, trao đổi về việc xin tàu Super 2 Biển Đông chở khách hành trình trên tuyến từ Sa Kỳ ra đảo Lý Sơn trả khách, nhưng muốn cập cảng An Bình trước để trả người mất (theo thông tin từ chủ tàu và thuyền trưởng tàu Super 2 Biển Đông). Sau đó, tiếp tục di chuyển về cảng Bến Đình để trả khách.
Tuy nhiên, trực ban của Cảng vụ hàng hải có giải thích rõ việc cầu cảng An Bình (đảo Bé) chưa được công bố khai thác, cũng như độ sâu chưa được khảo sát công bố theo quy định. Nếu để tàu hành trình cập cầu cảng sẽ có nguy cơ mất an toàn, không bảo đảm an toàn cho 152 hành khách trên tàu và tàu chở khách hoạt động không đúng tuyến hành trình. Đồng thời, trực ban cũng giải thích và hướng dẫn phía chủ tàu hành trình theo đúng quy định cập cảng Bến Đình trước, sau đó di chuyển chở người mất qua đảo Bé…
Qua diễn biến sự việc nêu trên, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi thấy phản ánh của chủ tài khoản Facebook “P.T” là không đúng sự thật.
Đồng thời, để bảo đảm tình hình an ninh trật tự tại khu vực, không gây hiểu nhầm cho dư luận, không làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước và sàng lọc, loại bỏ việc đăng thông tin không đúng sự thật, để “câu like, câu view” trên mạng xã hội gây phản cảm, Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi đề nghị UBND H.Lý Sơn sớm chỉ đạo cơ quan chức năng xác minh, xử lý sự việc theo đúng quy định.
Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 22.8
Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cách đất liền khoảng 17 hải lý. Lý Sơn có 2 đảo, gồm: đảo Lớn và đảo Bé với diện tích hơn 10 km 2, dân số khoảng 22.000 người. Đảo Bé cách đảo Lớn khoảng 3 hải lý.
Người dân, du khách muốn đến đảo Bé phải mua vé đi cano từ đảo Lớn sang đảo Bé. Hành trình này mất khoảng 15 phút.
Công an TP.HCM làm việc với ông Đặng Anh Quân, 'cố vấn pháp lý' cho bà Phương Hằng
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, sáng 26-6, Công an TP.HCM đã mời ông Đặng Anh Quân lên làm việc. Trước đó, ông Quân từng tham gia nhiều buổi livestream với bà Nguyễn Phương Hằng.
Ông Đặng Anh Quân đến trụ sở Công an TP.HCM - Ảnh: HỮU HẠNH
Trước đó, ông Đặng Anh Quân bị bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh) và bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni) tố giác về hành vi làm nhục người khác, vu khống và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo đơn tố giác của ca sĩ Vy Oanh, ông Đặng Anh Quân được biết đến với vai trò là cố vấn pháp lý cho bà Hằng tại các buổi livestream.
Theo bà Hằng giới thiệu, ông Quân có học vị tiến sĩ luật và đang công tác tại Trường đại học Luật TP.HCM nên các buổi livestream của bà Hằng có ông Quân tham gia thu hút rất nhiều lượt xem, bình luận và chia sẻ vì người xem muốn được biết quy định của pháp luật liên quan đến từng chủ đề livestream của bà Hằng.
Tuy nhiên, trong các buổi livestream cùng bà Hằng, ông Quân không chia sẻ nhiều về các quan điểm pháp lý hoặc nếu có cũng chỉ là những suy diễn dựa trên những thông tin chưa được xác thực, kiểm chứng.
"Phần lớn thời gian ông Quân tham gia cùng bà Hằng là để phụ họa, tạo điều kiện thuận lợi về mặt tinh thần, cũng như giúp sức, củng cố cho quan điểm sai trái của bà Hằng. Ông Quân đã dùng những lời lẽ xuyên tạc, bịa đặt nhằm vu khống, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của tôi" - bà Vy Oanh viết trong đơn.
Ông Quân cầm theo giấy tờ đi vào trụ sở Công an TP.HCM - Ảnh: HỮU HẠNH
Còn bà Hàn Ni thì cho rằng sự xuất hiện thường xuyên, liên tục của ông Quân - tiến sĩ luật, giảng viên Trường đại học Luật TP.HCM, trong các buổi bà Hằng livestream là một cách để củng cố, ủng hộ và cố vấn pháp luật và làm tăng độ tin cậy cho bà Hằng.
"Việc ông Quân đồng hành trong các buổi livestream của bà Hằng, dù không phát ngôn nhiều, nhưng dựa trên sự có mặt của ông Quân, người được xã hội đánh giá và thừa nhận là có học thức, trình độ đã góp phần làm cho dư luận hiểu những phát ngôn của bà Hằng về tôi là có căn cứ, có cơ sở dẫn đến một bộ phận người nghe đã đánh giá không đúng về tư cách đạo đức, phẩm hạnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh bản thân tôi" - bà Hàn Ni nêu trong đơn tố giác.
Ông Quân làm thủ tục trước khi vào cổng - Ảnh: ĐAN THUẦN
Cuối năm 2021, trước khi bà Hằng bị bắt, một số người đã đồng gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ông Đặng Anh Quân đến ban giám hiệu Trường đại học Luật TP.HCM.
Những người tố cáo cho rằng ông Quân đã vi phạm chuẩn mực về tư cách đạo đức của người thầy theo Luật giáo dục đại học khi livestream chung với bà Hằng về vấn đề mang thai và sinh con của một người phụ nữ.
Ông Quân đã nhân danh giải thích pháp luật về hợp đồng đẻ thuê để công khai chế giễu, moi móc đời tư, xúc phạm danh dự nhân phẩm công dân của một người phụ nữ và người đàn ông được cho là cha đứa bé, đưa ra nhiều giả định nhằm bôi nhọ họ.
Ngoài ra, ông Quân dùng chính tư cách giảng viên Trường đại học Luật TP.HCM để livestream, sử dụng từ ngữ phản cảm, không đúng chuẩn mực của một giảng viên đại học. Tuy nhiên, Trường đại học Luật TP.HCM cho biết trường không có thẩm quyền xử lý vụ việc này.
Công an TP.HCM: Cấp căn cước công dân còn thiếu sót, sẽ nỗ lực khắc phục Sau phản ánh của Tuổi Trẻ Online về thông tin chậm trả hoặc để người dân chờ lâu mới làm được căn cước công dân gắn chip, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an TP.HCM - thừa nhận có thiếu sót trong quá trình nhập liệu. Thượng tá Trần Trung Hiếu trao đổi với phóng...