Giành giật sự sống cho bệnh nhân trong những ngày Tết
Ngày Tết khi nhà nhà, người người sum họp đầm ấm bên gia đình, các thầy thuốc vẫn miệt mài bên giường bệnh, trong những bộ đồ phòng hộ cá nhân cấp 4, âm thầm, lặng lẽ, giành giật sự sống từ “lưỡi hái tử thần”.
Hạnh phúc giản dị
Sau hơn một tháng với sự nỗ lực của các thầy thuốc BV Trung ương Huế, ngày mùng 2 Tết Nhâm Dần, bệnh nhân Nguyễn Thị M. (Quảng Trị) từng vỡ động mạch chủ bụng, sức khỏe đã hồi phục.
Trước đó, bệnh nhân M. được chuyển từ BVĐK tỉnh Quảng Trị lên BV Trung ương Huế trong tình trạng vỡ động mạch chủ bụng, tình trạng hết sức nguy kịch, huyết áp lúc tăng lúc giảm, tim đã có lúc ngưng đập, sự sống rất mong manh.
Với quyết tâm của thầy thuốc, còn nhịp thở là còn tia hy vọng, sau hội chẩn chuyên môn, 15 phút sau khi người bệnh nhập viện kíp mổ đã được thành lập.
Nhờ vào “đôi bàn tay vàng” của các bác sĩ, sau nhiều giờ đồng hồ ca mổ thành công tốt đẹp. Sau mổ bệnh nhân được chuyển đến phòng Hồi sức, Khoa Gây mê hồi sức A (BV Trung ương Huế).
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng lãnh đạo BV Trung ương Huế thăm, chúc Tết bệnh nhân, thầy thuốc trực trong ngày Tết. Ảnh: Nguyễn Hiển.
Điều dưỡng Trần Thị Diễm Lan – Điều dưỡng trưởng Khoa Gây mê hồi sức A (BV Trung ương Huế) cho biết, tại đây nhiều lúc bệnh nhân rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc, không ít lần chết đi sống lại trên giường bệnh vì máu trên cơ thể thiếu trầm trọng, các bác sĩ của khoa đã nhiều lần huy động để tiếp máu kịp thời lúc thì hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
Đủ máu rồi phải lọc máu, lọc thận hơn thế nữa huyết áp người bệnh lúc tăng lúc giảm, dịch tràn màng phổi phải thở bằng máy, bằng oxy… tưởng chừng có lúc không qua được nhưng nhờ vào sự quyết tâm của các y bác sĩ, người bệnh đã hồi phục một cách ngoạn mục trong niềm vui của gia đình.
Người mẹ đặc biệt giữa tâm dịch khắc nghiệtĐỌC NGAY
Trong niềm vui khó tả khi chứng kiến sự hồi sinh kỳ diệu của vợ, ông Thắng – chồng bệnh nhân nói: “Thành công của ca mổ là quả là một điều tuyệt vời với gia đình tôi. Năm nay có lẽ là cái Tết vui nhất, hạnh phúc nhất và đặc biệt nhất với gia đình tôi khi mà vợ tôi đã vượt qua cơn thập tử nhất sinh”.
Video đang HOT
Hơn một tháng nằm tại phòng hồi sức, gia đình không được vào thăm, trăm sự nhờ thầy thuốc nhưng gia đình hoàn toàn yên tâm và tin tưởng. Gia đình xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể ban lãnh đạo BV Trung ương Huế đã kịp thời chỉ đạo và dày công rèn luyện đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, có tâm, có tầm, có đạo đức, thực sự giỏi y thuật, sáng y đức, xứng danh với lời dạy của Bác Hồ “lương y như từ mẫu” – ông Thắng, chồng bệnh nhân chia sẻ.
Điều dưỡng Lan không giấu hết niềm vui trên khóe mắt khi bệnh nhân được ra viện, bồi hồi: “Hạnh phúc và vinh dự lớn nhất của nghề y là chữa bệnh cứu người. Niềm vui lớn nhất của thầy thuốc là khi thấy bệnh nhân khỏe mạnh trở lại với cuộc sống đời thường”.
Bệnh nhân nặng được các bác sĩ trực theo dõi sát sao. Ảnh: BVCC.
Điều trị tốt bệnh nhân COVID-19
Không chỉ tại các khoa điều trị thông thường mà tại Trung tâm Nghiên cứu và điều trị COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế, những ngày nghỉ Tết Nguyên Đán đội ngũ y – bác sĩ cũng luôn túc trực ngày đêm để giành lấy sự sống cho những bệnh nhân nặng.
Được đưa vào hoạt động ngày 7/12/2021 với quy mô 300 giường bệnh, Trung tâm có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại đảm bảo cho công tác điều trị và hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch.
Đến nay sau hơn 1 tháng thành lập, Trung tâm đã tiếp nhận 1.032 ca mắc COVID-19 có triệu chứng nặng, bệnh nền. Hiện Trung tâm có khoảng 160 người đang điều trị và không thể về Tết với gia đình.
TS.BS Nguyễn Thanh Xuân, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: “Trong dịp Tết, trung tâm vẫn bố trí lực lượng y bác sĩ túc trực để chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân.
Tết ai cũng muốn quây quần bên gia đình nhưng do bệnh tật nên họ phải ở bệnh viện. Ngoài việc điều trị bệnh thì đội ngũ nhân viên y tế của chúng tôi cũng thường xuyên điều trị tâm lý, chia sẻ, động viên bệnh nhân để họ yên tâm điều trị”.
Những di chứng hậu COVID-19 nguy hiểm các F0 cần biết
Nhiều trường hợp F0 hậu COVID-19 có những biến chứng nguy hiểm cần được theo dõi kỹ.
Sau thời gian dài vật lộn với COVID, hành trình phục hồi sức khoẻ mới bắt đầu
Sau một tuần lập Đơn vị Phục hồi chức năng sau COVID-19, Bệnh viện 1A (Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM) đã tiếp nhận khoảng 40 bệnh nhân nặng.
Giám đốc Bệnh viện 1A Đỗ Trọng Ánh cho biết, có những trường hợp suy kiệt khó qua khỏi nếu không điều trị phục hồi". Hiện bệnh viện có quy mô 60 giường, dự kiến có thể mở rộng quy mô đến 100 giường.
Theo bác sĩ Ánh, mỗi ngày, bệnh viện đều nhận nhiều cuộc gọi hội chẩn để chuyển bệnh từ các bệnh viện điều trị COVID-19, sau khi bệnh viện thông báo tiếp nhận phục hồi chức năng bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19.
"Có nhiều trường hợp chuyển đến khi vừa cai máy thở chưa lâu, bệnh nhân thở nhanh, chụp phim phổi phát hiện xẹp phổi phải dẫn lưu. Những trường hợp này nếu không xử lý kịp thời rất dễ tử vong", BS Ánh cho hay.
Ngoài ra, một số bệnh nhân sau khi về nhà cảm thấy chưa hồi phục sức khoẻ cũng chủ động đến khám và nhập viện. Đối với những bệnh nhân đã trải qua một thời gian dài vật lộn với COVID-19, khi đã âm tính thì hành trình tập luyện để hồi phục hoàn toàn sức khỏe mới thật sự bắt đầu.
Lấy ví dụ một số trường hợp cụ thể, bác sĩ Ánh cho biết, một bệnh nhân tên Huỳnh, 70 tuổi vừa trải qua nửa tháng thở máy xâm lấn do suy hô hấp diễn tiến nặng khi điều trị COVID-19, phải nằm an thần một chỗ, nuôi ăn qua sonde dạ dày. Xét nghiệm âm tính hai lần, đủ điều kiện xuất viện tại bệnh viện điều trị COVID-19 nhưng sức khỏe vẫn còn yếu, bà được chuyển đến Bệnh viện 1A.
"Tôi nằm lâu nên tay chân yếu, run rẩy khó bước đi, khi nuốt cũng dễ sặc, lại thêm mất ngủ", bà Huỳnh chia sẻ.
Suốt tuần qua, bà được các chuyên gia vật lý trị liệu tập phổi, tập thở, tập cử động các khớp tay chân, tập đi, phục hồi chức năng nuốt... Ngày 20/9, sau một tuần được các y bác sĩ phối hợp nhiều bài điều trị, bà Huỳnh có thể đứng lên đi những bước chập chững, nuốt được cháo, ngủ ngon giấc hơn. "Bác sĩ bảo tôi cố gắng tập giỏi thì sẽ sớm khỏe mạnh về nhà", bà Huỳnh nói.
Hay một trường hợp khác, bệnh viện mới đây vừa hội chẩn với Khoa Cấp cứu một bệnh viện dã chiến về nam bệnh nhân 58 tuổi. Bệnh nhân phát hiện dương tính hồi đầu tháng 8, vừa âm tính trở lại vào giữa tháng 9.
Một tháng rưỡi từ khi mắc COVID-19, hiện SpO2 của ông cũng tụt dao động 88-92% khi thở khí trời, gắng sức nhẹ thì thở mệt. Trong quá trình điều trị trước đó, ông bị viêm phổi nặng do COVID và phải thở áp lực dương liên tục.
Kết quả chụp X-quang mới nhất ghi nhận phổi của ông tổn thương nặng, theo dõi xơ phổi, mắc dù xét nghiệm đã âm tính. "Bệnh nhân COVID-19 nặng dù sau đó điều trị âm tính nhưng có thể để lại nhiều di chứng, đặc biệt là suy kiệt rất nhiều cần phải phục hồi thời gian dài", bác sĩ Ánh chia sẻ.
Bệnh nhân đang tập Hô hấp ký - dụng cụ đo chức năng phổi gắng sức, theo dõi khả năng hít vào tối đa của bệnh nhân.
Các bài tập được bác sĩ hướng dẫn phục hồi hậu COVID-19
Theo bác sĩ Ánh, người bệnh âm tính vào khu điều trị phục hồi hậu COVID-19 của Bệnh viện 1A sẽ được lượng giá bởi bác sĩ phục hồi chức năng một cách tổng quát về chức năng hô hấp, vận động, nhận thức, tâm lý và các bệnh lý nền, kể cả những bệnh nhân sau tai biến mạch não có mắc bệnh COVID-19.
Từ đó, bệnh viện sẽ có chương trình tập riêng biệt cụ thể, phù hợp với thể trạng của từng người bệnh, như các bài tập cải thiện dung tích phổi, bài tập điều hòa đường thở, tập vận động tăng sức bền, tăng sức cơ cùng máy móc và dụng cụ hỗ trợ hiện đại... "Những trường hợp bị tụt SpO2, sau khi tập xong đều tăng lên 96-98% và thể lực được cải thiện đáng kể", bác sĩ Ánh cho biết.
Bác sĩ Ngô Anh Tuấn, Bệnh viện 1A, cho biết phục hồi chức năng sau điều trị COVID-19 có nhiều điểm khác với các bệnh lý mà bệnh viện hay tiếp nhận trước đây.
" Chẳng hạn, bệnh nhân tai biến mạch máu não thường yếu cơ, yếu liệt nửa người hoặc một bộ phận cơ thể, tay chân, cần tập phục hồi vận động, sức cơ là chủ yếu. Phục hồi cho người cai máy thở thì chỉ vỗ rung, thông khí phổi, chủ yếu là về mặt hô hấp.
Riêng bệnh lý COVID này cần phải điều trị tổng hợp, virus tấn công vào đa cơ quan, bệnh nhân vừa tổn thương phổi do nằm lâu, khi ngồi dậy ngộp, khó thở, vừa ảnh hưởng sức cơ nên tay chân yếu, khó đi đứng, phải có đội ngũ phối hợp hỗ trợ .
Trong quá trình thở máy, được nuôi ăn qua sonde nên sau khi tỉnh dậy bệnh nhân thường dễ sặc khi ăn. Hầu hết bệnh nhân đều suy kiệt nặng đòi hỏi phải quan tâm dinh dưỡng. Chưa kể, virus còn tấn công vào hệ thần kinh thực vật, khiến nhiều người gặp vấn đề rối loạn thần kinh thực vật như vã mồ hôi, run lẩy bẩy, bồn chồn... Nhiều bệnh nhân còn gánh chịu nỗi đau mất người thân sau đại dịch nên tâm lý càng bất ổn", bác sĩ Tuấn nói.
Do đó, bên cạnh việc điều trị thực thể, bác sĩ cần phải kết hợp động viên tinh thần, giúp bệnh nhân thêm lạc quan chiến đấu với bệnh để mau chóng phục hồi.
"Nếu bệnh nhân ở những cơ sở có điều kiện kết hợp phục hồi chức năng tốt ngay trong lúc điều trị COVID-19, bệnh nhân phục hồi sức khỏe sớm, ít di chứng hậu COVID hơn. Ngược lại, quá trình hồi phục hậu COVID thường đối diện nhiều gian nan hơn.
Nếu trước đây, bệnh nhân COVID-19 được điều trị bệnh, phục hồi chức năng, tổng trạng ổn định mới xuất viện.
Tuy nhiên, những tháng qua, với hàng nghìn ca mắc mới mỗi ngày được ghi nhận tại TP HCM, nhiều bệnh viện quá tải nên khi bệnh nhân âm tính COVID-19, chỉ tương đối ổn buộc phải cho xuất viện để nhường chỗ các bệnh nhân mắc mới khác nên nhiều ca hậu COVID gặp nhiều khó khăn. Hiện, một số bệnh viện tại TP HCM bắt đầu tiếp nhận phục hồi bệnh nhân sau điều trị COVID-19", bác sĩ Tuấn cho hay.
'Bài' vaccine, chi phí gấp 100 lần cho thuốc trị Covid-19 Nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 do không chịu tiêm vaccine, đã chi phí điều trị bằng thuốc kháng thể đơn dòng có giá cao gấp 100 lần và khiến nguồn cung khan hiếm. Lanson Jones, một vận động viên quần vợt tại Houston, chưa từng nghĩ minh sẽ mắc Covid-19. Không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi đại dịch, ông từ chối tiêm...