Giảng viên trẻ nhiều sáng kiến, dấn thân cống hiến vì cộng đồng
Không chỉ giỏi chuyên môn, anh Phạm Văn Dương, giảng viên Trường Chính trị tỉnh ắk Lắk, còn năng nổ trong các hoạt động oàn, luôn dấn thân cống hiến vì cộng đồng. Anh là cán bộ oàn tiêu biểu tỉnh ắk Lắk đạt giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2021.
Anh Phạm Văn Dương, giảng viên Trường Chính trị tỉnh ắk Lắk (bên phải) trong một chuyến đi thiện nguyện
i để trưởng thành
Ngay từ những năm đầu sinh viên, anh Phạm Văn Dương đã đăng ký tham gia các đội tình nguyện về buôn làng vùng sâu, xa hỗ trợ bà con. Chuyến đi đầu tiên của anh là về Dur Kmăl (huyện Krông Ana, Đắk Lắk), một xã vùng sâu, nơi có đông đồng bào Êđê sinh sống. “Cuộc sống của đồng bào nơi đây còn rất nhiều khó khăn, dân trí thấp khiến chúng tôi đầu tiên phải làm công tác dân vận thật tốt”, anh nói.
Hằng ngày, anh Dương cùng nhóm tình nguyện lên nương rẫy phụ giúp bà con, hướng dẫn các em nhỏ học bài, tối đến mò mẫm trong đêm đi đến từng nhà vận động đồng bào làm kinh tế, từ bỏ các hủ tục. “Sống cùng dân mới thấu hiểu nỗi nghèo khó của họ. Chúng tôi lắng nghe, chia sẻ và tìm ra giải pháp nâng cao đời sống cho đồng bào”, anh Dương chia sẻ.
Video đang HOT
Sau mỗi chuyến đi là thêm kinh nghiệm. Cùng với sự nhiệt huyết, anh được mọi người tin tưởng giao làm đội trưởng đội tình nguyện. Cứ hè đến anh lại dẫn các bạn sinh viên về buôn làng giúp đỡ bà con. “Mục đích của tôi lúc đó rất rõ ràng: Đi để trưởng thành. Với tôi, hoạt động của thanh niên tình nguyện rất thiết thực, giúp mình hòa đồng để trưởng thành hơn, rèn luyện bản lĩnh và tinh thần kỷ luật cao”, anh nói.
Năm 2012, tốt nghiệp Trường Đại học Tây Nguyên (khoa Lý luận Chính trị), anh về giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk. Dành nhiều thời gian nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh Dương cho biết, học và làm theo lời Bác không chỉ bằng trách nhiệm mà bằng cả trái tim. “Có như thế mới thấm nhuần và coi đây là những việc làm thường xuyên, giống như ăn cơm, uống nước hằng ngày…”, anh nói.
Trong 99 cán bộ oàn tiêu biểu trên toàn quốc được T.Ư oàn chọn trao giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2021, tỉnh ắk Lắk có 2 cá nhân. ó là anh Phạm Văn Dương, Phó Bí thư oàn Trường Chính trị tỉnh và anh inh Xuân Hoàng, Bí thư oàn Thanh niên Công an tỉnh. Giải thưởng Lý Tự Trọng là phần thưởng cao quý của oàn TNCS Hồ Chí Minh dành cho cán bộ oàn tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động và công tác, có nhiều cống hiến trong công tác oàn và phong trào thanh thiếu nhi.
Nhiều sáng kiến
Hiện nay, với cương vị Phó Bí thư Đoàn trường, Phó Bí thư Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Đắk Lắk, anh Dương có nhiều sáng kiến, ý tưởng sáng tạo áp dụng vào thực tiễn, góp phần lan tỏa những tích cực đến cộng đồng.
Từ năm 2013 đến nay, anh Dương đã có 4 đề tài các cấp, 1 bài hội thảo quốc tế và hơn 30 bài báo trên tạp chí chuyên ngành. Tiêu biểu như đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”; đề tài khoa học cấp cơ sở “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk hiện nay”; “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu thực tế ở Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk”; “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ khoa, phòng tại Đảng bộ cơ sở Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk”…
Trong số 50 cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi toàn quốc năm 2019, anh Dương là cá nhân duy nhất của tỉnh Đắk Lắk vinh dự nhận Bằng khen của T.Ư Đoàn. Mới đây, (tháng 3/2021) anh được trao giải trong Cuộc thi vận động “Hiến kế xây dựng và phát triển tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh” với chủ đề “Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”.
TS Đỗ Văn Dương, Phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk nhận xét, anh Phạm Văn Dương là một trong những giảng viên trẻ của nhà trường luôn tràn đầy nhiệt huyết, có năng lực, trình độ chuyên môn giảng dạy tốt. Trong những năm qua anh Dương có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu giảng dạy, phong trào của đoàn trường, nhận nhiều giải thưởng.
Lào Cai đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp công dân
Nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, tỉnh Lào Cai đã ban hành, triển khai đề án "Đổi mới công tác quản lý, tổ chức tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2017 - 2020".
Mô hình trồng bưởi da xanh của người dân xã Khánh Thành (huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) cho thu nhập ổn định. Ảnh: HỒNG
Theo đó, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã có nhiều chương trình, giải pháp thực hiện. Tại trụ sở tiếp công dân tỉnh, cấp huyện và các sở, ngành, phần mềm "Theo dõi, quản lý công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo" được xây dựng và nâng cấp; áp dụng công nghệ thông tin phục vụ tiếp công dân trực tuyến kết nối giữa trụ sở tiếp công dân tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã tại các buổi tiếp công dân định kỳ để các địa phương cùng trực tiếp tiếp dân, trả lời các kiến nghị, phản ánh của công dân. Với nhiều giải pháp đồng bộ, từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh đã đón tiếp gần 14 nghìn lượt với gần 18 nghìn người đến kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo. Trong đó, tiếp dân thường xuyên hơn 8.700 lượt, tiếp dân định kỳ và đột xuất của lãnh đạo gần 4.900 lượt; có 478 đoàn đông người với 4.636 người.
Giai đoạn này, tình hình công dân đến các cơ quan nhà nước thắc mắc, khiếu kiện giảm hơn so với thời kỳ trước, cả về số vụ và vụ việc đông người, phức tạp. Song, vẫn còn tồn tại một số nội dung liên quan trách nhiệm người đứng đầu, công tác tiếp công dân; công tác phối hợp, xử lý liên quan các kiến nghị, kết luận; hiệu quả giám sát đối với công tác tiếp công dân có lúc, có nơi chưa được thường xuyên...
Để thực hiện tốt công tác tiếp công dân gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và trả lời các kiến nghị của công dân, tỉnh Lào Cai chủ trương nghiên cứu, ban hành đề án về đổi mới công tác quản lý và tiếp công dân giai đoạn 2020 - 2025 với mục tiêu tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân trên địa bàn.
* Nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị tỉnh Khánh Hòa đã tập trung nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác dân vận. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực đổi mới phương thức hoạt động nhằm tập hợp nhân dân tạo sự đồng thuận góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước trong tỉnh hướng mạnh về cơ sở, được các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên tham gia tích cực. Nổi bật như các cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", "Tuổi trẻ sáng tạo", "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững". 5 năm qua toàn tỉnh tổ chức hơn 100 hoạt động hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết, Nhà nhân ái... cho người nghèo, người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ khó khăn, thanh niên yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, trị giá hơn 100 tỷ đồng. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm trọng tâm hoạt động...
Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã thực hiện hơn 930 cuộc giám sát và hơn 250 cuộc phản biện xã hội. Các ý kiến phản biện đã thể hiện trí tuệ, trách nhiệm, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, góp phần tăng tính khả thi trong các chương trình, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh. Những nỗ lực trên đã góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và mối quan hệ mật thiết của Đảng với nhân dân.
Quân khu 1 làm tốt công tác dân vận vùng sâu, biên giới ến nay, Quân khu 1 đã thành lập 76 đội công tác chuyên ngành, 113 đội công tác liên ngành với hơn ba nghìn đội viên tham gia công tác dân vận giúp đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới thuộc 319 xã, phường. Các đội công tác đã tiến hành tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết, pháp luật, pháp lệnh...