Giảng viên dạy online không mở camera, 2 giây “trượt tay” bật nhầm khiến toàn bộ sinh viên không dám ngồi học tiếp vì quá sốc và bối rối
Sau sự cố gây hoang mang, nhà trường đã phải xin lỗi toàn thể sinh viên và vào cuộc điều tra để đưa ra hình phạt đối với vị giáo sư.
Ngày 27/10 vừa qua, một sự cố khi dạy và học online xảy ra tại trường Đại học Hanyang, Hàn Quốc đã gây xôn xao dư luận nước này. Theo đó, trong một buổi học, một giáo sư đã vô tình bật nhầm camera và làm lộ hình ảnh nhạy cảm của mình.
Thầy giáo bật nhầm camera trong buổi học vốn chỉ có âm thanh
Theo The Korea Times, từ đầu khóa học online này chỉ có âm thanh và giảng viên không bật camera trong suốt quá trình học. Tuy nhiên, chính giáo sư đã trượt tay bấm nhầm nút bật máy quay và toàn bộ sinh viên đang trong lớp đều nhìn thấy hình ảnh của thầy. Khi camera đột nhiên mở ra, mọi người thấy ông đang ngồi trong bồn tắm, vừa tắm vừa dạy học và phần trên cơ thể cũng lộ ra.
Video đang HOT
Sự cố hi hữu đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều của dư luận
Cảnh tượng này đã khiến các học sinh trong lớp lúc đó sốc và rất bối rối. Ngay sau đó vài giây, nam giáo sư đã tắt camera đi và không hề đả động gì đến sự cố, vẫn tiếp tục giảng bài tiếp. Sự việc đã bị một vài sinh viên đưa lên mạng xã hội và gây nên cuộc thảo luận, tranh cãi tại Hàn Quốc.
Theo một sinh viên trong lớp, sau khi giáo sư tắt camera, mọi người vẫn nghe thấy tiếng nước trong bồn tắm và nhiều người khó có thể tập trung học được nữa. Sinh viên này chia sẻ: “Điều này thực sự sốc. Tôi đến để tham dự lớp học, không phải để xem người khác tắm rửa. Giáo sư tiếp tục lên lớp như không có chuyện gì xảy ra, nhưng chúng tôi vẫn có thể nghe thấy tiếng nước bắn tung tóe”.
Một số sinh viên kể thêm trước đó trong lớp họ đã nghe thấy tiếng nước chảy, lúc nói chuyện giọng giáo sư cũng có tiếng vọng giống như đang nói trong phòng tắm. Nhưng tất nhiên khi đó không ai suy nghĩ gì nhiều vì họ đều không ngờ ông đang vừa tắm vừa làm việc.
Sau khi tin tức được đăng tải trên truyền thông, nam giáo sư đã gửi thư xin lỗi sinh viên. Thầy giải thích rằng mình vừa tiêm vaccine Covid-19 mũi thứ hai và bị sốt cao nhưng vẫn muốn làm việc, không bỏ buổi dạy. Để hạ sốt và cảm thấy thoải mái hơn, thầy đã đi tắm giữa chừng. Giảng viên cũng khẳng định rằng đây là lần đầu tiên ông tắm và làm việc riêng khi giảng dạy online. Hiện tại, phía Đại học Hanyang đã tuyên bố sẽ triệu tập một ủy ban để tìm ra sự thật và quyết định có phạt giáo sư này hay không.
Lộ diện ngành học ở Việt Nam chi 2 triệu đồng không đủ mua dụng cụ
Nếu nhắc đến trường dành cho rich kid, dân mạng thường nghĩ ngay tới Đại học RMIT, Đại học Ngoại thương hay những khoa đào tạo quốc tế của một số trường như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách Khoa,...
Thế nhưng mới đây, dân tình lại phát hiện thêm một ngôi trường phải đầu tư chi phí cho việc học "khủng" không kém mà nhà trường cũng hết sức tâm lý với sinh viên, đó là trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.
Hình ảnh xấp tiền được nam sinh đăng tải. (Ảnh chụp màn hình)
Theo đó, một nam sinh bất ngờ khoe trên trang cá nhân một xấp tiền đầy những tờ 500 nghìn đồng được nhà trường hỗ trợ. Anh chàng cũng không quên ghi thêm dòng caption: "Đi học mà cũng có tiền mang về. Cái trường gì không à". Nhìn hình ảnh trên, ước tính số tiền có thể lên tới vài chục triệu đồng. Ngay lập tức, cộng đồng mạng vô cùng tò mò và bàn tán xôn xao: "Không biết trường gì mà "đẳng cấp" đến vậy?".
Theo tìm hiểu của cư dân mạng, nam sinh trên đang theo học tại lớp học Quay phim Điện ảnh thuộc trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Như cậu bạn chia sẻ trên mạng xã hội thì tại lớp học này, mỗi năm sinh viên sẽ được nhà trường hỗ trợ 2 triệu đồng để mua thiết bị học tập. Đáng nói hơn nữa là để theo được ngành Quay phim, sinh viên sẽ phải tốn nhiều chi phí để mua máy ảnh hoặc máy quay, flycam, thuê studio,... và vô số việc lặt vặt khác. Số tiền mua những dụng cụ này ít nhất cũng rơi vào khoảng 20 - 30 triệu đồng, một con số không hề nhỏ với hầu hết các tân sinh viên.
Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của người đam mê nghệ thuật. (Ảnh: Bộ văn hoá Thể thao và Du lịch)
Tất nhiên, với những người theo ngành Quay phim thì những dụng cụ này là thứ không thể thiếu, lại gắn bó lâu dài nên việc chi tiền khủng ban đầu là điều hoàn toàn dễ hiểu. Dù số tiền 2 triệu đồng có thể chưa nhiều so với số tiền thực tế các sinh viên phải bỏ ra nhưng việc hỗ trợ này đã phần nào cho thấy trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội đã vô cùng tâm lý với sinh viên.
Kể từ khi bài viết của anh chàng xuất hiện trên mạng xã hội đã nhận được lượng tương tác cực lớn từ cộng đồng mạng. Phần lớn đều dành lời khen có cánh cho ngôi trường siêu tâm lý này. Bên cạnh đó, không ít ý kiến cho rằng để theo được trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, chắc hẳn mỗi sinh viên phải là một rid kid thứ thiệt bởi số tiền để đầu tư vào việc học là không hề nhỏ:
"- Trường gì mà tâm lý, dễ thương ghê. Số tiền có thể không nhiều nhưng là niềm động viên tinh thần rất lớn cho sinh viên!
- Không phải trường nào cũng tâm lý và sẵn sàng hỗ trợ sinh viên như vậy đâu.
- Bạn mình đang theo học trường này. Bạn kể phải đầu tư vài chục triệu để mua máy quay, rồi mỗi lần quay đều phải thuê studio hoặc thuê diễn viên, đạo cụ,... rất tốn kém. Vậy nên để theo được trường này phần lớn đều cần có kinh tế vững chắc.
- Sinh viên Đại học Sân khấu Điện ảnh hầu hết phải có một khoản kinh tế để đầu tư cho dụng cụ học tập. Bạn nào có bố mẹ hỗ trợ thì tốt. Bạn nào không có thì phải đi làm thêm. Nhưng bù lại thu nhập của các bạn ổn lắm."
Ngành Quay phim thường phải đầu tư nhiều thiết bị giá trị lớn. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Được biết, Quay phim Điện ảnh là một trong những ngành "hot" tại ngôi trường trên. Mỗi năm, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành này đều đi làm và nhận được khoản thu nhập khá. Nhiều người trong số đó đã trở thành những đạo diễn, quay phim chuyên nghiệp, có tên tuổi. Do đó có thể thấy, việc đầu tư cho việc học ban đầu sẽ không hề uổng phí nếu mỗi sinh viên có nỗ lực và đam mê trên con đường mình chọn.
Cùng đón xem những tin tức mới nhất trên YAN!
Những vụ bóc phốt ảnh kỷ yếu đình đám: 90% do nhiếp ảnh chụp xấu hơn tự chụp bằng điện thoại Chỉ hy vọng mỗi khi nhắc về hai từ "kỷ yếu", chúng ta sẽ nhận được nhiều câu chuyện vui vẻ, nhiều bộ ảnh độc đáo, sáng tạo thay vì những cuộc cãi vã! Thời gian gần đây, việc chụp ảnh kỷ yếu độc, lạ, "không đụng hàng" trở thành sự kiện chẳng thể thiếu đối với học sinh, sinh viên cuối cấp....