Giảng viên đại học đáp trả việc du học sinh chê KTX cách ly “không thể sống được”: Các bạn nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương

Có hơn 5 năm làm trong ngành Quản lý Đời sống sinh viên Mỹ, nữ giảng viên cho rằng KTX ĐH Quốc gia TP.HCM hoàn toàn ổn cho môi trường cách ly và việc du học sinh chê bai nơi này là không thể chấp nhận được.

Khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến căng thẳng ở tất cả các quốc gia, rất nhiều du học sinh đã chọn về nước để có thể gần gia đình trong lúc khó khăn. Hầu hết du học sinh sẽ phải tạm thời cách ly 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế. Ai cũng hiểu đó là trách nhiệm nên đều cố gắng hoàn thành tốt thời gian này.

Tuy nhiên, cũng có không ít du học sinh mất điểm vì thái độ chê bai nặng lời khu vực KTX trường ĐH Quốc gia TP.HCM. Thay vì cố gắng cải thiện điều kiện tốt hơn thì dường như nhiều người lại có thái độ gay gắt “không thể ở được”, “quá sức chịu đựng của mình”…

Giảng viên đại học đáp trả việc du học sinh chê KTX cách ly không thể sống được: Các bạn nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương - Hình 1

Giảng viên đại học đáp trả việc du học sinh chê KTX cách ly không thể sống được: Các bạn nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương - Hình 2

Nữ du học sinh chê bai khu cách ly với những từ ngữ rất khó nghe “không thể sống nổi”, “quá sức chịu đựng”…

Mới đây, một nữ giảng viên hiện đang sinh sống và làm việc bên Mỹ tên là Bùi Diệu Hoa đã lên tiếng chia sẻ về vấn đề này. Chị từng là cựu sinh viên trường Colgate Univeristy và hiện đã gắn bó hơn 5 năm trong ngành Quản lý Đời sống sinh viên tại La Salle University. Nhờ quãng thời gian dài tìm hiểu về KTX các trường bên Mỹ, Diệu Hoa cho biết KTX ĐH Quốc gia TP.HCM hoàn toàn ổn cho môi trường cách ly và việc chê bai nơi này là không thể chấp nhận được.

Giảng viên đại học đáp trả việc du học sinh chê KTX cách ly không thể sống được: Các bạn nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương - Hình 3

Nữ giảng viên Bùi Diệu Hoa hiện đang làm trong ngành Quản lý đời sống sinh viên tại La Salle University.

“Du học sinh nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương giữa tâm dịch”

Các bạn du học sinh cần phải biết rằng mình được về quê hương đã sướng hơn rất nhiều các bạn du học sinh khác vẫn đang mắc kẹt ở nước ngoài. Mình nhìn hình ảnh chụp KTX trường ĐH Quốc gia TP.HCM thấy sảnh rộng rãi, không có rác cũng không có chuột hay gián thì sao lại chê bẩn được“, chị Diệu Hoa chia sẻ.

Nhiều người cho rằng du học sinh có thái độ như vậy vì điều kiện sống các trường nước ngoài sang chảnh nên nhiều người không dễ thích nghi. Trả lời cho vấn đề đó, Diệu Hoa cho biết không phải KTX nào cũng thực sự sang chảnh và hào nhoáng như những gì vẫn đồn đại. Tùy theo trường đại học giàu hay nghèo, trường công hay trường tư lại có điều kiện kí túc xá khác nhau. Phần lớn trường bên Mỹ đều đã hàng trăm tuổi nên điều kiện vất chật xuống cấp khiến không ít sinh viên Mỹ cũng phải chật vật.

Giảng viên đại học đáp trả việc du học sinh chê KTX cách ly không thể sống được: Các bạn nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương - Hình 4

Hàng loạt trường đại học Mỹ tuyên bố đóng cửa, nhiều sinh viên sống trong KTX phải rời khỏi chỗ ở ngay lập tức.

Giảng viên đại học đáp trả việc du học sinh chê KTX cách ly không thể sống được: Các bạn nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương - Hình 5

Giảng viên đại học đáp trả việc du học sinh chê KTX cách ly không thể sống được: Các bạn nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương - Hình 6

Sinh viên quốc tế chật vật vận chuyển đồ khỏi KTX.

Mình đã phải giải quyết rất nhiều vấn đề cơ sở vật chất ở các trường bên Mỹ. Như hè vừa rồi mình phải giải quyết vấn đề không có nước mát để tắm. Các đường ống xây lâu, để trong đất thời gian dài nên rất dễ hấp thụ nhiệt. Hoặc cứ 2-3 tuần thì sinh viên lại phải kêu nóng hoặc lạnh quá”.

Video đang HOT

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch, hầu hết các trường bên Mỹ đều không chuẩn bị kịp khi phải vội đưa ra thông báo cho sinh viên nghỉ đến khoảng giữa tháng 4 hoặc nghỉ cả kỳ. Nhiều trường đã yêu cầu sinh viên trong ký túc xá buộc phải chuyển ra ngoài ngay lập tức khiến không ít du học sinh “điêu đứng” vì không có chỗ ở.

Du học sinh Việt bên này đang rất khó khăn và vất vả. Một số trường tìm khách sạn ở tạm hoặc giúp các bạn đặt vé. Nhưng cũng có trường chỉ báo phải rời trong vòng 2-3 ngày, không thông báo hỗ trợ. Trường nào mà không có tiền hay không muốn chi thì coi như tự du học sinh phải cứu nhau. Hoang mang khi không có chỗ ở, nhiều bạn phải làm đơn xin ở lại, số khác thì vội vã về Việt Nam nhưng lại bị mắc kẹt vì chuyến bay liên tục bị hủy“.

Giảng viên đại học đáp trả việc du học sinh chê KTX cách ly không thể sống được: Các bạn nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương - Hình 7

Giảng viên đại học đáp trả việc du học sinh chê KTX cách ly không thể sống được: Các bạn nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương - Hình 8

Giảng viên đại học đáp trả việc du học sinh chê KTX cách ly không thể sống được: Các bạn nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương - Hình 9

Giảng viên đại học đáp trả việc du học sinh chê KTX cách ly không thể sống được: Các bạn nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương - Hình 10

Không chỉ khó khăn vấn đề nhà ở, du học sinh Mỹ còn phải đối mặt với nỗi lo bị kỳ thi, gánh nặng tiền viện phí vô cùng đắt đỏ nếu mắc bệnh. Đặc biệt sinh viên năm cuối còn gánh thêm nỗi lo thực tập và xin việc. Nhiều công ty ngưng trệ hoạt động, sa thải nhân viên vì doanh thu đợt dịch liên tục giảm.

Các em năm 1-2 còn đỡ nhưng các bạn sinh viên năm cuối cực kỳ vất vả. Sinh viên phải đi tìm việc mà bây giờ có rất ít cơ hội lựa chọn. Nếu về thì không được dùng thời gian làm việc sau khi tốt nghiệp, vậy là lại mất quyền lợi. Sinh viên quốc tế bình thường xin việc đã khó, bây giờ lại càng khó gấp trăm lần!“, chị Diệu Hoa cho biết thêm.

Du học sinh cần phải tự đấu tranh cho quyền lợi của mình

Sau khi di dời sinh viên, một số trường học đã triển khai giúp đỡ du học sinh ổn định chỗ ở. Nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời, chủ yếu du học sinh phải tự tìm cách cứu lấy chính mình. Diệu Hoa chia sẻ: “ Trường mình đã tìm được khách sạn cho các bạn. Có trường thì cho một khoản tiền nho giúp phần nào chi phí đi lại và thuê nhà. Có trường gom tất cả vào 1 tòa nhà để tiện quản lý nhưng rất hạn chế dịch vụ. Ăn uống cũng rất thiếu thốn khi chỉ là đồ đóng hộp, cũng không được tập trung ăn cùng nhau. Tất cả chỉ là tạm thời, không biết các trường sẽ cầm cự hỗ trợ được đến bao giờ”.

Giảng viên đại học đáp trả việc du học sinh chê KTX cách ly không thể sống được: Các bạn nên cảm thấy biết ơn vì được trở về quê hương - Hình 11

Du học sinh cần phải tự đấu tranh quyền lợi bằng việc tự liên lạc với ban đại diện trường.

Việc du học sinh cần làm nhất lúc này là phải tự đấu tranh quyền lợi bằng việc tự liên lạc với ban đại diện trường. Trong tình hình rối ren, các trường có rất nhiều việc cần giải quyết nên không thể bao quát hết vấn đề của từng sinh viên. Chị Diệu Hoa nhắn nhủ: “ Các bạn du học sinh ở lại cần phải tự đấu tranh cho quyền lợi của mình. Các bạn cần liên hệ hỏi đại diện nhà trường xem họ có thể cung cấp được điều gì. Nếu các bạn không hỏi, nhiều trường sẽ nghĩ không có vấn đề và hướng sự quan tâm đến các đối tượng sinh viên khác“.

Bên cạnh đó, du học sinh cần chủ động liên lạc với các nhóm sinh viên Việt Nam để có kế hoạch giúp đỡ, đặc biệt là kết nối tìm host. Nhiều nhóm đã cùng truyền tay nhau biện pháp chống dịch, cùng nhau tổ chức kế hoạch học tập như share tài liệu hay livestream bài học. Trên fanpage cũng cập nhật nhanh chóng thông tin dịch bệnh, thời gian các trường cho trở lại hay học cách bảo vệ và phòng chống dịch.

Du học sinh Việt tại Úc: Chuẩn bị lương thực cho 2 tháng đối phó Covid-19

Một nghiên cứu sinh Việt từ New South Wales (Úc) cho hay, đã tính đến những kịch bản xấu nhất của đại dịch Covid-19 và chuẩn bị đủ lương thực cơ bản có thể không phải ra khỏi nhà trong 2 tháng.

Anh V.T.T (quê Thanh Oai, Hà Nội) từng tốt nghiệp Đại học Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội sau đó trở thành giảng viên ĐH Thuỷ Lợi Hà Nội, hiện đang là nghiên cứu tiến sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính (khoá 2016-2020) tại Đại học Công nghệ Sydney (UTS), Úc.

Sinh sống tại Parramatta, Stanmore, bang New South Wales, Anh T. cho biết, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra ngày một phức tạp.

Lây lan trong cộng đồng ở New South Wales khá phức tạp

Trao đổi với PV Dân trí, nghiên cứu sinh này cho biết, tôi cảm thấy một chút lo lắng, trong bối cảnh chung của toàn thế giới.

"Đại dịch này sẽ ảnh hưởng tới nhiều thứ không chỉ trong ngắn hạn mà còn cả ở dài hạn. Ngắn hạn là vẫn đề liên quan tới sức khỏe, lương thực, và học tập. Dài hạn là vấn đề thất nghiệp, chia rẽ xã hội, và phân biệt chủng tộc", VT.T nhận định.

Trên toàn bang New South Wales, hiện có 818 ca nhiễm Covid-19. Gần hơn, cách đây hơn một tuần trường UTS nơi nghiên cứu Việt học tập có ghi nhận một sinh viên nhiễm Covid-19.

Sau đó, UTS chuyển sang hình thức học online và hủy bỏ các hoạt động đông người không cần thiết. Trong hôm nay, trường đã ghi nhận thêm một sinh viên nhiễm mới.

Để ứng phó, cộng đồng dân cư ở đây đã có sự chuẩn bị tích trữ lương thực và đồ thiết yếu cách đây vài tuần. Tuy nhiên, người dân ở đây có vẻ không quá lo lắng trước đại dịch.

Bang New South Wales và một số bang khác, đã yêu cầu công dân "cách ly xã hội" (social distancing) nhằm giảm sự lây lan của Covid-19.

Từ hôm 24/3, các dịch vụ không cần thiết trong bang và một số bang khác đã được yêu cầu đóng cửa. Chỉ các dịch vụ như siêu thị, nhà thuốc, trạm xăng mới được phép mở cửa. Ngoài ra, nước Úc đã tiến hành dừng các chuyến bay với các nước khác.

Ở Úc, các ca nhiễm Covid-19 được cập nhật hàng ngày và theo mối quan hệ tiếp xúc nào đó thay vì báo cáo theo từng khu vực nhỏ. Theo anh V.T.T, ban đầu đa số ca nhiễm ở bang anh sống là từ bên ngoài đem đến.

Tuy nhiên, đến nay số ca lây nhiễm trong bang đã tương đương với số ca nhiễm từ bên ngoài. Cụ thể, 425/818 ca nhiễm là từ bên ngoài nước Úc vào; 174 ca nhiễm do tiếp xúc với người bệnh đã được xác định; 72 ca nhiễm ở địa phương không xác định được nguồn gốc; 147 ca nhiễm đang xác định nguồn lây nhiễm.

Điều này cho thấy sự lây lan trong cộng đồng ở New South Wales đã khá phức tạp. Song, với việc thực hiện chính sách "cách ly xã hội" và đóng cửa các dịch vụ không cần thiết, có lẽ nước Úc sẽ không bị rơi vào thảm kịch như đang xảy ở nước Ý.

Du học sinh Việt tại Úc: Chuẩn bị lương thực cho 2 tháng đối phó Covid-19 - Hình 1


Hiện tại, trường UTS - nơi nghiên cứu sinh Việt V.T.T theo học đang khá là vắng do thực hiện "cách ly xã hội" và học trực tuyến. Đây là một bức ảnh nhìn từ trường UTS sang bên trung tâm mua sắm.

Tính đến kịch bản xấu nhất...

Hiện nghiên cứu sinh Việt này đã thực hiện học tại nhà, báo cáo và xử lý các thủ tục qua mạng. Tuy ở riêng phòng, anh vẫn có sự tiếp xúc nhất định với các phòng khác trong cùng khu nhà. Đó là sự tiếp xúc với bên ngoài thường xuyên nhất.

Ngoài ra, việc đi siêu thị hay bus sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Tuy nhiên, hoạt động này là không thường xuyên (một vài tuần mới cần đi siêu thị một lần).

Khi được hỏi về phương án phòng tránh dịch bệnh của bản thân, anh T. cho hay: "Tôi đã tính đến những kịch bản xấu nhất của đại dịch Covid-19. Bởi vậy, tôi đã chuẩn bị đủ lương thực cơ bản và đồ thiết yếu để có thể không phải ra khỏi nhà trong khoảng ba tháng".

Từ tuần này, anh T. bắt đầu không sử dụng phương tiện giao thông công cộng; chủ động giữ khoảng cách với người khác khi đi lại trên đường phố hoặc nơi cộng cộng; hạn chế hít thở sâu khi đi ngang qua người khác; tuyệt đối không mở miệng ở nơi công cộng...; ghi nhớ lịch sử đi lại và tiếp xúc của mình; xác định nguy cơ mỗi khi tay mình tiếp xúc vào một vật gì đó ở nơi cộng cộng; không chạm tay lên mặt khi ở nơi công cộng và rửa tay thường xuyên.

"Mỗi khi có việc ra ngoài về, việc đầu tiên tôi cần làm là rửa tay bằng nước diệt khuẩn. Tôi bắt đầu sử dụng giấy vệ sinh để tránh tiếp xúc trực tiếp với tay nắm cửa của tòa nhà hay nơi công cộng.

Ngoài ra, tôi cũng đã mua máy sấy quần áo để diệt khuẩn đề phòng dịch bệnh diễn biến phức tạp trong thời gian tới", V.T.T chia sẻ thêm.

Theo nghiên cứu sinh, cuộc sống nơi đây vẫn diễn ra như bình thường, chỉ có điều những nơi công cộng vắng người hơn. Các nhà hàng dần vắng khách và giờ phải đóng cửa theo lệnh của chính phủ. Trước đây, việc hắt hơi xổ mũi nơi công cộng được coi là bình thường, thì nay mọi người sẽ nhìn bạn và họ chủ động tránh xa.

Ngoài ra, có lẽ quan điểm về việc đeo khẩu trang ở phương Tây nói chung và Úc nói riêng rất khác với các nước châu Á khác, nên nếu bạn đeo khẩu trang nơi công cộng ở Úc, người khác sẽ chủ động tránh hoặc không thỏa mái khi gần bạn.

Không chủ quan cũng không quá hoang mang

Xác định đại dịch Covid-19 là vấn đề chung, nên anh V.T.T cũng như các du học sinh Việt tại Úc đều ý thức chủ động phòng tránh, không chủ quan cũng như không hoang mang.

"Dịch bệnh Covid-19 bùng phát tạo lên tâm lý lo lắng cũng ít nhiều ảnh hưởng tới việc học; Có thể, một số hoạt động trong khóa học của tôi như đánh giá tiến độ học tập sẽ bị chậm một hai tháng do sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của dịch bệnh", anh T. cho hay.

Theo khuyến cáo của chính phủ Úc về việc thực hiện cách ly xã hội (social distancing), Trường Đại học Công nghệ Sydney - nơi nghiên cứu sinh này theo học đã dừng việc lên lớp từ ngày 17/3 - 24/3 (sẽ có thông báo sau khoảng thời gian này), các hội thảo hay gặp mặt không cần thiết cũng sẽ tạm dừng.

Mặt khác, nghiên cứu sinh tiến sĩ như anh T. sẽ bị ảnh hưởng ít hơn do có rất ít môn học phải lên lớp trong chương trình đào tạo tiến sĩ.

Ở đây, V.T.T học tập và sinh hoạt như người bản địa nên cũng chủ động ứng phó (mua tích trữ nhu yếu phẩm, chủ động phòng tránh) dịch. Hiện nay, khu anh đang sống chưa ghi nhận ca bệnh nào nên anh chưa ở trong tình huống nguy hiểm hay khẩn cấp.

Do đó, anh T. chưa liên hệ với bất cứ cơ quan nào (chính phủ nước sở tại, các cơ quan ngoại giao, bộ chủ quản phía Việt Nam, Hội du học sinh Việt Nam tại Úc...) để yêu cầu sự giúp đỡ.

Tại thời điểm hiện tại, anh T. không có dự định về nước. Bởi theo anh, với đặc điểm của đại dịch Covid-19, mọi người nên hạn chế đi lại, đặc biệt là bằng đường hàng không.

Chú trọng phòng và tránh dịch bệnh ở nước ngoài, anh V.T.T cũng thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến dịch bệnh ở quê nhà Việt Nam qua các kênh thông tin.

"Tôi nghĩ Việt Nam đã phải chống dịch Covid-19 từ khá sớm. Qua số liệu được công bố chính thức và quan sát, tôi thấy Việt Nam đã và đang làm rất tốt việc ứng phó và khống chế dịch.

Tôi có hỏi một hai du học sinh khác thì họ đều tỏ ra lạc quan vời diễn biến dịch Covid-19 ở Việt Nam", anh T. tâm sự.

Anh T. cho rằng để đẩy lùi được đại dịch, tất cả các cá nhân phải có ý thức và trách nhiệm tạo ra một môi trường xã hội an toàn, không chỉ dừng lại ở việc tự bảo vệ cá nhân mình.

Khi xã hội bị mất an toàn, đại dịch bùng phát thì sự an toàn của mỗi cá nhân cũng sẽ không còn bởi nguồn lực y tế không đủ đáp ứng, chuỗi cung ứng nhu yếu phẩm bị đình trệ.

"Tôi nghĩ rằng các sinh viên đi du học cần hạn chế đi lại, nếu không rơi vào tình huống nguy cấp thì không nên về nước. Tình huống nguy cấp là hoàn cảnh mà bạn không thể đảm bảo sự an toàn cá nhân trong vòng 2 tháng.

Nếu bạn có thể tích trữ được nhu yếu phẩm để sống biệt lập tại nhà trong vòng 2 tháng thì nên cân nhắc giải pháp đó.

Mặt khác, việc di chuyển giữa các nước và việc cách ly khi về nước sẽ có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn là ở nguyên một chỗ. Chưa kể, việc di chuyển qua lại và cách ly sẽ làm hao tổn nguồn lực xã hội không đáng có", nam du học sinh nhấn mạnh.

Lệ Thu

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Đình chỉ công tác Trưởng Công an Tam HiệpVụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Đình chỉ công tác Trưởng Công an Tam Hiệp
23:56:15 13/05/2025
4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã
16:34:54 13/05/2025
Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xác minh thông tin cán bộ công an bị tố đánh ngườiGiám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xác minh thông tin cán bộ công an bị tố đánh người
22:13:10 13/05/2025
Vụ thanh niên 'gọi vốn' ở biển Nha Trang: đưa về trụ sở UBND viết cam đoanVụ thanh niên 'gọi vốn' ở biển Nha Trang: đưa về trụ sở UBND viết cam đoan
13:30:41 13/05/2025
Cố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vongCố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vong
20:29:46 14/05/2025
Vụ nhập lòng se điếu Trung Quốc: tiểu thương nước bạn phán 'chưa từng thấy'?Vụ nhập lòng se điếu Trung Quốc: tiểu thương nước bạn phán 'chưa từng thấy'?
13:32:57 13/05/2025
Vụ cháy kho xưởng ở Hà Nội: Thượng tá công an tham gia chữa cháy bị thươngVụ cháy kho xưởng ở Hà Nội: Thượng tá công an tham gia chữa cháy bị thương
11:15:39 14/05/2025
Căn nhà có 4 người đang ngủ bị cháy, hàng xóm hành động tức thìCăn nhà có 4 người đang ngủ bị cháy, hàng xóm hành động tức thì
11:43:33 14/05/2025

Tin đang nóng

Gia tộc Kim Sơn mà CEO nương tựa ở rể: 3 thế hệ tài giỏi, cực kín tiếngGia tộc Kim Sơn mà CEO nương tựa ở rể: 3 thế hệ tài giỏi, cực kín tiếng
21:39:36 14/05/2025
Kết quả gây sốc của Hoa hậu Ý Nhi tại Miss WorldKết quả gây sốc của Hoa hậu Ý Nhi tại Miss World
18:20:04 14/05/2025
"Tóm dính" Bích Phương tách biệt, lạc lõng giữa dàn Em Xinh Say Hi"Tóm dính" Bích Phương tách biệt, lạc lõng giữa dàn Em Xinh Say Hi
19:47:11 14/05/2025
HOT: Hồ Quỳnh Hương cưới ngày mai, thông tin chú rể được hé lộHOT: Hồ Quỳnh Hương cưới ngày mai, thông tin chú rể được hé lộ
22:15:59 14/05/2025
Bắt tạm giam Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương miền TrungBắt tạm giam Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương miền Trung
19:55:38 14/05/2025
Tóm 1 nam nghệ sĩ tới nhà riêng Triệu Lệ Dĩnh 3 ngày liền, bí mật tình ái bại lộ vì clip 44 giâyTóm 1 nam nghệ sĩ tới nhà riêng Triệu Lệ Dĩnh 3 ngày liền, bí mật tình ái bại lộ vì clip 44 giây
18:27:45 14/05/2025
Đàm Vĩnh Hưng: 17 năm không công khai vợ, ly dị mới hay, xem nhau người thânĐàm Vĩnh Hưng: 17 năm không công khai vợ, ly dị mới hay, xem nhau người thân
22:06:22 14/05/2025
Nữ Hiệu phó trường mầm non ở Huế bị kỷ luật vì quan hệ nam nữ không trong sángNữ Hiệu phó trường mầm non ở Huế bị kỷ luật vì quan hệ nam nữ không trong sáng
21:28:37 14/05/2025

Tin mới nhất

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện

23:46:25 14/05/2025
Theo thông tin đăng tải cùng hình ảnh, cô gái này sau khi nhận kết quả mắc ung thư máu giai đoạn 3 đã suy sụp, ngồi khóc nức nở, tay run bần bật.
Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

22:18:07 14/05/2025
Cơ quan chức năng ở Sóc Trăng đang điều tra vụ phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng các loại nhưng không có chứng từ, nguồn gốc xuất xứ.
Đường bị xẻ đôi nhiều năm chưa được khắc phục

Đường bị xẻ đôi nhiều năm chưa được khắc phục

21:31:26 14/05/2025
Nhiều năm nay, đoạn đường Lê Hồng Phong ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai bị sạt lở nghiêm trọng. Sau mỗi đợt mưa, sạt lở ngày càng lan rộng đã nuốt chửng nhiều hoa màu và đe dọa nhà của người dân.
Ba học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vong

Ba học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vong

16:43:59 14/05/2025
Ba học sinh ở xã Thượng Vực (Chương Mỹ, Hà Nội) bị điện giật khi dùng gậy sắt gỡ diều mắc trên đường dây cao thế 35kV. Vụ việc khiến 1 em tử vong, 2 em bị thương nặng.
Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét hàng giả

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét hàng giả

16:32:21 14/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm tổ trưởng tổ công tác đặc biệt đợt tấn công cao điểm đấu tranh truy quét hàng giả, hàng nhái.
Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

15:11:36 14/05/2025
Công ty TNHH Vũ Hoan, nhà thầu từng xây nhiều công trình, trụ sở tại Tây Ninh, là đơn vị trúng thầu xây lắp và đảm bảo giao thông tại đường dẫn cầu vừa xảy ra sự cố sụt lún.
Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy bên tảng đá lớn

Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy bên tảng đá lớn

15:03:18 14/05/2025
Người dân phát hiện một thi thể nam giới đang phân hủy mạnh tại khu vực núi Dinh, phường Tân Hải, TP Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
'Siêu âm' mặt đường tìm nguyên nhân sụt lún dự án 1.350 tỷ của Tập đoàn Phúc Sơn

'Siêu âm' mặt đường tìm nguyên nhân sụt lún dự án 1.350 tỷ của Tập đoàn Phúc Sơn

14:55:57 14/05/2025
Cơ quan chuyên môn đang tiến hành kiểm tra, bóc tách lớp nhựa, siêu âm để làm rõ nguyên nhân sụt lún tại vòng xuyến nút giao Ngọc Hội của dự án hơn 1.350 tỷ đồng ở TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).
Clip cô gái bị tàu hỏa húc văng khi đi bộ qua đường ray

Clip cô gái bị tàu hỏa húc văng khi đi bộ qua đường ray

14:49:23 14/05/2025
Một người phụ nữ trong lúc đi tập thể dục buổi sáng đã bị tàu hỏa hất văng khi người này đang đi vượt qua đường ray.
Buộc doanh nghiệp nộp lại 740 triệu đồng do khai thác khoáng sản trái phép

Buộc doanh nghiệp nộp lại 740 triệu đồng do khai thác khoáng sản trái phép

14:32:11 14/05/2025
UBND tỉnh Bình Định vừa xử phạt một doanh nghiệp vì vi phạm trong khai thác khoáng sản và buộc doanh nghiệp này nộp lại số tiền hơn 740 triệu đồng do khai thác vượt ranh giới cấp phép.
Visual cực phẩm: Vợ Bùi Tiến Dũng thả dáng chiếm trọn ống kính giới truyền thông

Visual cực phẩm: Vợ Bùi Tiến Dũng thả dáng chiếm trọn ống kính giới truyền thông

14:17:59 14/05/2025
Vợ của thủ môn Bùi Tiến Dũng, hiếm khi xuất hiện trên thảm đỏ nhưng mỗi lần xuất hiện, cô luôn thu hút mọi ánh nhìn nhờ vẻ đẹp quyến rũ và gu thời trang tinh tế. Dianka một lần nữa khẳng định phong cách nổi bật và sự tự tin của cô.
Thót tim cảnh người phụ nữ mắc kẹt trong thang máy phòng gym ở TP HCM

Thót tim cảnh người phụ nữ mắc kẹt trong thang máy phòng gym ở TP HCM

14:04:17 14/05/2025
Tới hiện trường, cảnh sát lập tức liên lạc, trấn an, làm công tác tư tưởng cho người phụ nữ mắc kẹt bên trong thang máy.

Có thể bạn quan tâm

Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"

Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"

Sao việt

23:33:53 14/05/2025
Sau thời gian im lặng giữa loạt ồn ào tình cảm, mới đây Lim Feng bất ngờ trở lại mạng xã hội với một tâm thư dài 6 trang, chia sẻ chi tiết về mối quan hệ đã qua với bạn trai cũ.
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'

Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'

Tv show

23:24:35 14/05/2025
Tham gia chương trình Em xinh say hi , Bích Phương từng lo lắng vì lớn tuổi nhất trong dàn nghệ sĩ. Khi đàn chị Tiên Tiên bị nhận xét trái chiều về ngoại hình, Phương Mỹ Chi lập tức phản bác.
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục

'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục

Phim châu á

23:19:38 14/05/2025
Bộ phim truyền hình cuối tuần của đài SBS The Haunted Palace với sự góp mặt của Yook Sung Jae đã giành vị trí số 1 trên BXH nội dung với tỷ suất người xem kỷ lục.
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?

'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?

Hậu trường phim

23:17:33 14/05/2025
Bộ phim cổ trang Khom lưng vừa lên sóng đã phải nhận về một số tranh cãi. Nam chính Lưu Vũ Ninh bị chê bai nhan sắc.
Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí

Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí

Góc tâm tình

23:12:12 14/05/2025
Bạn trai nổi giận khi biết tôi bấm cả 2 nút trên bồn cầu nhà anh, xả hết 6 lít nước; tôi đã 34 tuổi rồi, có nên chấp nhận lấy một người keo kiệt như vậy?
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'

'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'

Phim âu mỹ

22:54:22 14/05/2025
Sau 10 năm chờ đợi, tác phẩm cũng bước lên màn ảnh rộng với tựa phim điện ảnh cùng tên Until Dawn (tựa Việt: Until Dawn - Bí mật kinh hoàng) do đạo diễn tài năng David F. Sandberg thực hiện.
Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn

Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn

Thế giới

22:54:09 14/05/2025
New Delhi đã phản bác tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về lệnh ngừng bắn do Washington làm trung gian hòa giải giữa Ấn Độ và Pakistan đạt được là do ông đưa ra sức ép thương mại.
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu

V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu

Sao châu á

22:42:36 14/05/2025
Được biết đến với vẻ ngoài điển trai cổ điển, V thường được ví như một bông hoa nhờ những đường nét thanh tú và khí chất nhẹ nhàng, thanh thoát.
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris

Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris

Sao âu mỹ

22:22:52 14/05/2025
Ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian bị trói và chĩa súng vào người khi 5 gã đàn ông đeo mặt nạ cướp số trang sức trị giá khoảng 9 triệu USD vào tháng 10.2016.
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?

Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?

Nhạc quốc tế

22:02:59 14/05/2025
MXH bỗng chốc nở rộ thành vườn cúc khuyết một cánh. Hình ảnh quen thuộc này xuất hiện dày đặc từ các bài chia sẻ của cộng đồng mạng cho đến nhiều fanpage lớn khiến không ít người dùng phải tò mò
Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động

Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động

Sức khỏe

21:53:13 14/05/2025
Trong lúc làm sạch hồ thủy sản, người đàn ông hít phải khí độc gây suy hô hấp nặng. Từ chỗ là lao động chính, tai nạn khiến bệnh nhân và gia đình lâm vào khánh kiệt, khi viện phí điều trị rất lớn.