Giảng viên Bách khoa TP.HCM chế tạo bộ phận dẫn khí hỗ trợ điều trị COVID-19
Thiết bị y tế kết nối mặt nạ thở có ống cấp khí kết nối với màng lọc khuân bằng công nghệ in 3D được giảng viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) nghiên cứu và thiết kế thành công.
Mặt nạ thở với ống cấp khí kết nối với màng lọc khuân do giảng viên Trường ĐH Bách khoa chế tạo – Ảnh: THY HUYỀN
Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu vật liệu Polymer, Khoa công nghệ vật liệu Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) phối hợp với bác sĩ Nguyễn Thiên Bình – trưởng khoa hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Trưng Vương (TP.HCM) vừa nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công thiết bị y tế kết nối mặt nạ thở bằng công nghệ in 3D.
Theo PGS.TS Huỳnh Đại Phú – trưởng khoa công nghệ vật liệu nhà trường – trước tình hình bùng phát dịch COVID-19 hiện nay, một trong những vấn đề cấp bách là tình trạng thiếu vật tư trang thiết bị y tế toàn cầu.
Đối với bệnh nhân COVID-19, ngoài việc phải đeo khẩu trang, khi bệnh trở nặng thì cần phải thở bằng máy không xâm lân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các phương pháp này vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ khi thưc hiên cac thu thuât điêu tri như thu thuât trên đương thơ khi hit phai giot băn, hat khi dung. Từ đó, nguy cơ lây nhiêm cho nhân viên y tê khi lam viêc nhiêu giơ liên tiêp trong môi trương không co phong ap lưc âm.
“Đối với đội ngũ y bác sĩ điều trị, việc sử dụng các loại khẩu trang, quần áo bảo hộ, mặt nạ kính bảo vệ, măt na thơ để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm là vô cùng quan trọng. Do vậy, chúng tôi nghĩ đến việc cần nghiên cứu chế tạo bộ phận dẫn khí mặt nạ thở khắc phục tình trạng trên”, ông Phú chia sẻ.
Bộ phận dẫn khí hỗ công tác điều trị COVID-19 của nhóm nghiên cứu đã được sử dụng tại Bệnh viện Trưng Vương – Ảnh: THY HUYỀN
Sau gần một tháng, nhóm nghiên cứu gồm PGS.TS Huỳnh Đại Phú, NCS Nguyễn Thái Hòa và bác sĩ Nguyễn Thiên Bình đã hợp tác nghiên cứu, chế tạo bộ phận dẫn khí hỗ công tác điều trị COVID-19.
Theo NCS Nguyễn Thái Hòa, thiết bị này gồm ba bộ phận được thiết kế để cổng cấp khí vào có thể kết nối với màng lọc khuân, không khí trước khi vào mặt nạ sẽ được lọc sạch bảo đảm việc tránh lây nhiễm chéo. Lưu lương khi đươc câp đu cho phep y, bac si mang thiêt bi nay trong nhiêu giơ.
Cổng khi thơ ra qua van một chiêu không lam mơ măt kinh anh hương tâm quan sat, thuân tiên khi thao tac. Thiêt kê nay cung cho phep sư dung lam măt na thơ cho bênh nhân khi thay đôi vi tri van thơ ra.
“Măt na nay khăc phuc đươc một sô khuyêt điêm cua măt na mui miêng trong mua dich bênh. Để bảo vệ môi trường, chúng tôi sử dụng vật liệu Polymer phân hủy sinh học thân thiện với môi trường”, ông Phú cho biết thêm.
Hiện nhóm đã cung cấp sản phẩm cho Bệnh viện Trưng Vương để đội ngũ y bác sĩ sử dụng trong điều trị bệnh.
TRẦN HUỲNH
TP.HCM: 2 bệnh nhân dương tính trở lại với Covid-19
Ngày 27/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết đã theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm các bệnh nhân xuất viện sau điều trị Covid-19 và phát hiện 2 trường hợp dương tính trở lại.
Hai bệnh nhân dương tính trở lại với Covid-19 đang được điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi. Ảnh: B.D.
Trong 47 trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm, cơ quan này ghi nhận 2 bệnh nhân có kết quả dương tính vào ngày thứ 5 sau khi xuất viện. Hai trường hợp này là bệnh nhân 207 (xuất viện ngày 18/4) và bệnh nhân 224 (xuất viện ngày 20/4) được đưa vào Bệnh viện dã chiến Củ Chi theo dõi điều trị. Đây là hai bệnh nhân nam, quốc tịch Brazil, trú tại phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM. Các trường hợp này đều liên quan đến ổ dịch quán bar Buddha.
Ngoài ra, bệnh nhân 151 (xuất viện ngày 18/4) có tiếp xúc gần với bệnh nhân 207 cũng được chuyển vào Bệnh viện dã chiến Củ Chi để theo dõi.
Trước đó, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia, lý giải về những trường hợp đã khỏi bệnh nhưng dương tính trở lại với Covid-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, có thể những người bệnh này chưa khỏi bệnh hoàn toàn, quá trình điều trị chưa đào thải hết mầm bệnh, virus vẫn tồn tại trong cơ thể, đặc biệt trong tế bào niêm mạc phổi.
Hoặc, bệnh nhân đã khỏi bệnh nhưng quá trình đào thải virus ở dạng bất hoạt (xác virus) chưa hoàn tất. Cũng có thể, đó là hiện tượng "người lành mang trùng", cơ thể chưa sản xuất đủ kháng thể có thể khống chế và tiêu diệt virus.
Ông Long cho biết, các trường hợp đã khỏi bệnh nhưng nay dương tính trở lại sẽ giao cho 2 labo đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 3 của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP.HCM nuôi cấy, nếu virus đó sống chứng tỏ bệnh nhân chưa khỏi bệnh, từ đó sớm có câu trả lời một cách khoa học.
Bạch Dương
Cô gái Đan Mạch: 'Tôi từng tuyệt vọng' Một mình điều trị Covid-19 tại đất nước xa lạ, Josefine Schutten Hoslund rơi vào trạng thái hoang mang và tuyệt vọng. Hoslund, 19 tuổi, được đưa vào bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị ngày 24/3. Không tổn thương phổi, nhưng cô là bệnh nhân nhẹ có thời gian điều trị lâu nhất. "Điều trị cho bệnh nhân này gặp...