Giáng sinh trầm lắng khắp thế giới
Người dân các nước đón lễ Giáng sinh trầm lắng khi những biện pháp giãn cách xã hội được áp đặt nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan.
Các nhóm nhạc hướng đạo sinh diễu qua quảng trường Manger ở Nhà thờ Giáng Sinh, một vương cung thánh đường ở Bethlehem, Palestine, hôm 24/12.
Theo truyền thống, các tín đồ Kitô giáo xem đây là nơi chào đời của Chúa Jesus. Tuy nhiên, năm nay có rất ít người có mặt tại nhà thờ này để theo dõi buổi diễu hành, do đại dịch Covid-19 và lệnh phong tỏa nghiêm ngặt mà chính quyền đưa ra. Ảnh: AP
Giáo hoàng Francis cử hành thánh lễ mừng Giáng sinh tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Vatican vào lúc 19h30 tối 24/12, sớm hơn 2 tiếng so với thông thường do Italy bắt đầu giới nghiêm từ 22h.
Chỉ có chưa đến 100 người được tham dự trực tiếp buổi lễ thay vì 10.000 như mọi năm. Tất cả những người tham dự đều phải đeo khẩu trang, ngoại trừ Giáo hoàng và một dàn hợp xướng nhỏ. Ảnh: Reuters .
Quảng trường trước Vương cung thánh đường Thánh Phêrô hoàn toàn vắng lặng với vài người cầu nguyện ở bên ngoài cổng.
Italy đã áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc từ hôm 24/12 xuyên suốt dịp Giáng sinh và năm mới, cấm các hoạt động thương mại và người dân không được ra ngoài nếu không cần thiết, nhằm kiềm chế làn sóng lây nhiễm nCoV mới. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Các xơ đi qua cây thông giả được trang trí theo chủ đề Covid-19 trước thánh lễ tại nhà thờ ở Bali, Indonesia, hôm 24/12. Ảnh: AP .
Carolyn Ellis, trái, sáng tạo ra tấm chắn kèm găng tay nilon chống Covid-19, để ôm mẹ của cô, bà Susan Watts, 74 tuổi, tại sân nhà vào đêm Giáng sinh ở Guelph, bang Ontario, Canada. Bà Watts là một y tá nghỉ hưu sống ở căn hộ gần đó và rất vui khi được ra ngoài gặp gia đình của con gái dịp này. Ảnh: AP .
Thông điệp “Chúa Jesus sẽ tháo khẩu trang cho thế giới” được giăng trước một tiểu cảnh Giáng sinh vào đêm 24/12 ở thành phố Mumbai, Ấn Độ. Dù người Hồi giáo và Hindu chiếm phần lớn dân số nước này, Giáng sinh vẫn là một ngày lễ quốc gia được nhiều người chờ đón. Ảnh: AP .
Mọi người mặc đồ Noel và đeo khẩu trang khi dạo chơi ở khu vực Cảng Victoria, Hong Kong, đêm Giáng sinh. Ảnh: AP .
Tình nguyện viên của một nhóm Công giáo trong vai ông già Noel đi phát quà cho trẻ em vào đêm Giáng sinh ở thành cổ Jerusalem. Trong bối cảnh Covid-19 khiến quy mô ngày lễ năm nay bị thu hẹp, nhóm tình nguyện mong muốn tặng quà miễn phí cho các gia đình để khích lệ tinh thần của họ. Ảnh: AP .
Khung cảnh vắng vẻ trước thánh lễ Giáng sinh tại nhà thờ St. Stephen Basilica ở thủ đô Budapest, Hungary. Các quốc gia khắp châu Âu đón Giáng sinh năm nay với các biện pháp phòng dịch được siết chặt, sau khi phát hiện chủng nCoV mới tại Anh. Ảnh: AP .
Một nhóm trẻ em chụp ảnh cùng ông già Noel tại điểm phát thực phẩm và đồ chơi miễn phí dịp Giáng sinh cho những người khó khăn ở thành phố New Castle, bang Delaware, Mỹ, hôm 24/12. Ảnh: Reuters .
Nhân viên y tế mặc trang phục Noel để khích lệ tinh thần của mọi người tại trung tâm xét nghiệm Covid-19 ở thành phố Gwangju, Hàn Quốc, hôm 24/12.
Hàn Quốc đang áp đặt các quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay cho kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới ngằm ngăn làn sóng Covid-19 mùa đông, khi số người nhiễm mới hàng ngày dao động ở mức 1.000 ca. Ảnh: Yonhap .
Myeongdong, phố mua sắm nổi tiếng ở thủ đô Seoul, năm nay (ảnh trên) thưa người hơn hẳn năm ngoái (ảnh dưới).
Vùng thủ đô Seoul (Seoul, Incheon và các thành phố vệ tinh), nơi sắp hết giường điều trị tích cực, cấm tụ tập từ 5 người trở lên bắt đầu từ ngày 23/12. Chính phủ đã chỉ thị tất cả các trường học ở Vùng thủ đô Seoul đóng cửa trong một tháng nhưng không ban lệnh phong tỏa do lo ngại về thiệt hại đối với nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.
Các biện pháp nghiêm ngặt nhất cũng được áp dụng trên toàn quốc từ 24/12. Các khu nghỉ mát trượt tuyết và địa điểm du lịch nổi tiếng đã bị đóng cửa để ngăn virus lây lan trong mùa lễ Giáng sinh và năm mới. Ảnh: Yonhap .
Giáo hoàng Francis không đọc thông điệp mừng Giáng Sinh theo cách thường lệ
Ngày 22/12, Tòa thánh Vatican thông báo Giáo hoàng Francis sẽ đọc thông điệp mừng Giáng Sinh ở bên trong tòa thánh thay vì đọc từ ban công chính ở Vương cung thánh đường Basilica vì các biện pháp hạn chế mới áp dụng tại Italy.
Giáo hoàng Francis phát biểu tại Vatican. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngoài thông điệp này, 5 bài phát biểu khác trong thời gian từ ngày 26/12/2020 đến 6/1/2021 cũng dự kiến được Giáo hoàng đọc trong phòng thay vì ngoài trời.
Vì các biện pháp hạn chế, Giáo hoàng sẽ không thể đến Quảng trường Thánh Peter. Tuy nhiên, bài chúc mừng của ông sẽ được truyền trực tiếp trên mạng xã hội và truyền thông đại chúng.
* Ủy ban châu Âu (EC) ngày 22/12 khuyến cáo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nên dỡ bỏ lệnh cấm đi lại đang áp đặt với những người đến từ vương quốc Anh, nhằm cho phép nối lại các chuyến đi quan trọng.
Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại nhà ga quốc tế ở London, Anh, ngày 20/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Một thông báo từ EC nêu rõ: "Các lệnh cấm đi lại bằng đường hàng không và đường sắt cần được dỡ bỏ vì nhu cầu đảm bảo hoạt động đi lại thiết yếu và tránh làm gián đoạn chuỗi dây chuyền cung ứng".
Trước đó, hàng loạt nước châu Âu đã ban bố lệnh cấm đi lại với Anh do nước này phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan rất nhanh.
* Cùng ngày 22/12, Hungary là nước mới nhất ban bố lệnh cấm các chuyến bay chở khách từ Anh cho đến ngày 8/2/2021 nhằm hạn chế sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Tuy nhiên, sắc lệnh của Thủ tướng Viktor Orban không áp dụng với trường hợp hạ cánh khẩn cấp.
* Trong một diễn biến khác, Ireland ngày 22/12 thông báo các biện pháp hạn chế mới cho đến ngày 12/1/2021 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch. Thủ tướng Michael Martin cho biết Ireland sẽ trở lại "mức 5 trong kế hoạch sống chung với dịch". Theo quy định mới, mọi người được đề nghị ở trong nhà, trừ một số ngoại lệ.
* Trong một diễn biến mới nhất, Bộ trưởng Tài chính Slovakia Eduard Heger đã có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, trở thành quan chức thứ 6 trong chính phủ nước này nhiễm bệnh sau khi Thủ tướng Igor Matovic cũng mắc COVID-19 hồi tuần trước. Bộ trưởng Heger sẽ tự cách ly tại nhà, ông không có triệu chứng bệnh. Trong 4 thành viên khác có Bộ trưởng Quốc phòng.
Giáo hoàng cảnh báo Covid-19 bị lợi dụng vì chính trị Giáo hoàng Francis lần đầu đeo khẩu trang trước công chúng, cảnh báo không ai nên lợi dụng đại dịch Covid-19 để tìm kiếm lợi ích chính trị. Tại buổi tiếp kiến chung hàng tuần thứ hai của ông diễn ra sau 6 tháng phát trực tuyến, Giáo hoàng đeo khẩu trang màu trắng khi xuống xe, bước vào sân của Điện Tông...