Giáng sinh mang phong vị mùa Hè ở Nam Phi
Nam Phi nằm ở Nam bán cầu nên Giáng sinh rơi vào mùa Hè.
Điều đó có nghĩa là thay vì một Giáng sinh tràn ngập tuyết trắng, những chiếc áo len xanh đỏ hay ly chocolate nóng, người dân ở Nam Phi đón Giáng sinh vô cùng khác biệt với thời tiết ấm áp, trong những bộ quần áo thoải mái và tiệc thịt nướng ngoài trời.
Tuy nhiên, theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, Giáng sinh ở Nam Phi vẫn có những cây thông Noel lung linh và tiếng chuông leng keng và những màu sắc đậm chất Giáng sinh. Trên đường phố, rất nhiều khu nhà cũng chăng đèn kết hoa, mang đến cho người qua đường một không khí Giáng sinh ấm áp. Các du khách có thể thư thả đi bộ dọc các con phố, chụp ảnh và cùng chờ những đoàn diễu hành Giáng sinh chạy qua các khu phố với những mục đích thiện nguyện. Người dân hai bên đường không quên trao cho những đoàn xe những lời chào, lời chúc mừng Giáng sinh an lành.
Có thể nói nghỉ lễ Giáng sinh tại Nam Phi là cơ hội tuyệt vời để thoát khỏi những hối hả của công việc trong năm. Những truyền thống văn hóa này chính là một nét phong phú cho các lễ hội mà người dân quốc gia Cầu Vồng yêu thích, đồng thời chứng minh lý do tại sao Nam Phi tự hào là điểm đến Giáng sinh tuyệt vời.
Hội nghị G20 tại Nam Phi đặt trọng tâm vào tài chính khí hậu và xóa nợ
Ngày 3/12 (giờ địa phương), Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Nam Phi vào năm tới sẽ tập trung vào việc huy động tài chính cho các quốc gia chịu ảnh hưởng của thảm họa do khí hậu gây ra và mở rộng xóa nợ cho các nước đang phát triển.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa. Ảnh: AFP/TTXVN
Nam Phi là quốc gia châu Phi đầu tiên lãnh đạo G20, tổ chức được thành lập để tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu, bao gồm 19 quốc gia có chủ quyền cùng với Liên minh châu Âu và Liên minh châu Phi.
Tại lễ công bố chính thức nhiệm kỳ Chủ tịch G20 được phóng viên TTXVN tại Pretoria tường thuật, Tổng thống Ramaphosa cho biết ông sẽ tận dụng cơ hội này để thúc đẩy các ưu tiên phát triển của châu Phi và Nam bán cầu.
Ông Ramaphosa cho biết: "Đầu tiên, chúng ta phải hành động để tăng cường khả năng phục hồi sau thảm họa. Chúng tôi sẽ đưa vấn đề này lên cấp lãnh đạo, kêu gọi cộng đồng toàn cầu, bao gồm các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng phát triển và khu vực tư nhân mở rộng quy mô tái thiết sau thảm họa".
Ưu tiên thứ hai sẽ là đảm bảo tính bền vững của các khoản nợ của các quốc gia thu nhập thấp, vốn đã là chủ đề cốt lõi của G20 trong những năm gần đây.
Tổng thống Nam Phi khẳng định: "Chúng tôi cũng sẽ tìm cách đảm bảo rằng xếp hạng tín dụng có chủ quyền là công bằng và minh bạch và giải quyết các khoản phí bảo hiểm rủi ro cao đối với các nền kinh tế đang phát triển".
Các ưu tiên khác sẽ bao gồm tăng cường tài trợ để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và đảm bảo rằng các khoáng sản quan trọng được khai thác ở châu Phi, mang lại lợi ích cho các quốc gia và cộng đồng nơi chúng có nguồn gốc, ông cho biết.
Dự kiến Hội nghị thượng đỉnh thường niên của các nhà lãnh đạo G20 sẽ được tổ chức tại thành phố Johannesburg vào tháng 11/2025. Sau Nam Phi, Mỹ sẽ tiếp quản chức chủ tịch G20 tiếp theo.
Nam Phi yêu cầu quyền phủ quyết cho các ghế của châu Phi tại HĐBA LHQ Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ngày 13/9 đã hoan nghênh sự ủng hộ của Mỹ đối với 2 ghế thường trực dành cho các quốc gia châu Phi tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), nhưng cho rằng việc bác bỏ quyền phủ quyết sẽ khiến các nước châu Phi trở thành "công...