Giáng sinh ‘không lối thoát’ trong xe tải
Patricia Szeweczyk, tài xế từ Ba Lan, là một trong hàng nghìn người đã mắc kẹt trên xe tải hai ngày qua gần biên giới Anh, thậm chí không có nước uống.
Trong chiếc áo bảo hộ màu vàng, Szeweczyk tranh cãi với một cảnh sát, giữa lúc hàng chục người chặn một vòng xuyến bên ngoài sân bay Manston ở hạt Kent, phía đông nam nước Anh, hôm 23/12. Đám đông tài xế xô đẩy cảnh sát và la hét. Họ tức giận vì tình trạng thiếu cơ sở vật chất và xét nghiệm nCoV trong thời gian mắc kẹt tại đây.
Hơn 5.000 xe tải ùn tắc gần cảng Dover trên đường chở hàng qua eo biển Manche, sau khi Pháp hôm 20/12 ban lệnh cấm người từ Anh nhập cảnh và đóng cửa đường hầm biên giới qua eo biển, do lo ngại về chủng nCoV mới được cho là lây lan dễ hơn so với những chủng cũ.
Một xe tải chặn ngang cao tốc M20 dẫn đến cảng Dover ở hạt Kent, Anh, hôm 23/12. Ảnh: Reuters .
Đến cuối ngày 22/12, Pháp đồng ý tái mở cửa biên giới với Anh, nhưng những người muốn nhập cảnh phải trình kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV. Giới chức Anh cam kết tiến hành xét nghiệm bằng que thử nhanh cho các tài xế, bởi phương pháp này có thể giúp phát hiện nCoV chủng mới và cho kết quả trong 40 phút, thay vì phải chờ 24 giờ như xét nghiệm PCR.
Những người dương tính với nCoV khi xét nghiệm bằng que thử nhanh sẽ được xét nghiệm lại bằng PCR. Nếu kết quả vẫn là dương tính, họ sẽ được đưa vào khách sạn để cách ly. Công tác xét nghiệm cho các tài xế xe tải ở cảng Dover bắt đầu được tiến hành từ chiều 23/12.
Bộ trưởng Giao thông Anh Grant Shapps cho biết họ đang tìm cách giải quyết tình trạng ùn tắc giữa Anh và Pháp. Bộ Quốc phòng Anh cũng điều 170 binh sĩ tới hỗ trợ công tác xét nghiệm nCoV. Tuy nhiên, Shapps cảnh báo “sự trì hoãn nghiêm trọng vẫn tiếp diễn” và kêu gọi người dân tránh đi vào hạt Kent.
Video đang HOT
Trên thực tế, dòng xe dường như không có dấu hiệu nhúc nhích và cách đăng ký xét nghiệm nCoV cũng mơ hồ, khiến các tài xế nổi cơn thịnh nộ. Nhiều người đến từ Đông Âu, không nói được tiếng Anh, trở nên mất bình tĩnh bởi họ sẽ không thể về nhà đón Giáng sinh với gia đình.
Cảnh sát cho biết vài vụ lộn xộn đã xảy ra “liên quan đến những cá nhân mong muốn vượt eo biển”, khiến họ phải tiến hành một vụ bắt. Tuy nhiên, Mekki Coskun, tài xế đến từ thành phố Dortmund của Đức, cho rằng mọi chuyện không nên được giải quyết theo cách đó. “Chúng tôi không có thông tin gì. Mọi người cần có thông tin”, Coskun giải thích.
Các tài xế trú trong một xe tải trong lúc chờ đợi vào cảng Dover ở hạt Kent, Anh, hôm 23/12. Ảnh: AFP .
Các tài xế dự đoán họ sẽ còn mắc kẹt nhiều ngày và sẽ phải đón Giáng sinh trên xe tải của mình. “Giới chức nói rằng chúng tôi sắp được xét nghiệm nCoV, nhưng chưa có gì xảy ra. Chẳng có điều gì sắp đến”, tài xế Ba Lan Ezdrasz Szwaja cho hay.
“Chúng tôi đã ở đây hai ngày rồi. Tôi nghĩ sẽ mất thêm hai ngày nữa để xử lý tình trạng này. Có vô cùng nhiều xe tải”, tài xế Tây Ban Nha Pablo Mora trả lời phỏng vấn trong lúc ngồi chờ bên trong xe tải ở thị trấn Folkestone, gần cảng Dover.
Tài xế Đức Sergej Merkel cũng nằm trong số những người đang hướng về biên giới. Anh đoán mình sẽ được xét nghiệm nCoV trong vòng một ngày tới hoặc lâu hơn, nhưng rồi vẫn phải chờ đến lượt mới vượt qua được eo biển. “Vậy là chúng tôi sẽ mắc kẹt trên chiếc xe tải này vào lễ Giáng sinh”, Merkel cho hay, nói thêm rằng nhiều tài xế có lẽ không muốn trở lại Anh sau “những ngày khủng khiếp” này.
Nhiều người trong đám đông tài xế không có đồ ăn nóng giữa thời tiết giá lạnh, cũng không có chỗ để tắm, khiến họ nghĩ rằng mình là nạn nhân trong căng thẳng chính trị giữa Anh và Liên minh châu Âu. “Chúng tôi không có đồ ăn, nước uống, không có bất cứ thứ gì. Không ai quan tâm đến chúng tôi”, tài xế Bulgaria Stella Vradzheva nói.
Trong khi đó, tài xế Ba Lan Szwaja nghẹn ngào xúc động khi nhắc đến chuyện phải xa hai con nhỏ trong dịp Giáng sinh. “Tôi chỉ muốn về nhà”, anh cho hay.
Thỏa thuận EU-Trung Quốc nguy cơ đổ vỡ, Bắc Kinh lấy lòng Hà Lan, Tây Ban Nha
Trước nguy cơ thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc không đạt được theo lịch trình dự kiến cuối năm nay, Bắc Kinh kêu gọi sự ủng hộ từ Hà Lan và Tây Ban Nha.
Hôm 23/12, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi lãnh đạo Tây Ban Nha và Hà Lan ủng hộ thỏa thuận đầu tư giữa Trung Quốc với Liên minh châu Âu (EU). Lời kêu gọi của ông Lý Khắc Cường được đưa ra sau khi một quan chức cấp cao của Pháp đe dọa sẽ chặn thỏa thuận này vì lo ngại các tiêu chuẩn về lao động không được Bắc Kinh đáp ứng.
Động thái này đánh dấu nỗ lực của Bắc Kinh để đảm bảo thỏa thuận đầu tư giữa EU và Trung Quốc được ký kết trước khi ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ, đồng thời tìm cách thúc đẩy các chính sách của Trung Quốc với châu Âu.
"Trung Quốc sẵn sàng làm việc cùng với EU để thúc đẩy sớm ký kết thỏa thuận đầu tư song phương", Tân Hoa Xã dẫn lời kêu gọi của Thủ tướng Lý Khắc Cường với người đồng cấp bên phía Hà Lan Mark Rutte trong cuộc điện đàm hôm 23/12.
Thủ tướng Lý Khắc Cường kêu gọi lãnh đạo Tây Ban Nha và Hà Lan ủng hộ thỏa thuận đầu tư EU - Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Theo Tân Hoa Xã , trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, ông Lý Khắc Cường cam kết hợp tác với EU về thỏa thuận biến đổi khí hậu và phát triển xanh, đồng thời nhấn mạnh: "Trung Quốc hy vọng EU sẽ tiếp tục cung cấp cho các công ty Trung Quốc môi trường kinh doanh công bằng, cởi mở và không phân biệt đối xử".
Cuộc điện đàm của Thủ tướng Lý Khắc Cường diễn ra vài giờ sau khi các quan chức chính của Pháp và Ba Lan phản đối thỏa thuận đầu tư của EU với Trung Quốc. Theo đó, giới chức của các nước này cho rằng, thỏa thuận đầu tư EU - Trung Quốc cần gắn với trách nhiệm của Bắc Kinh đối với quyền người lao động và EU cần có sự phối hợp với Mỹ trong chính sách với ông lớn châu Á.
" Chúng tôi không thể đầu tư vào Trung Quốc nếu nước này không cam kết xóa bỏ lao động cưỡng bức ", Franck Riester, phụ trách thương mại của Bộ Ngoại giao Pháp, nói và cho biết thỏa thuận có thể bị chặn nếu Bắc Kinh không đáp ứng các tiêu chuẩn về lao động.
"Nhiều quốc gia như Bỉ, Luxembourg và Hà Lan, Đức cũng chia sẻ quan điểm này với chúng tôi" , Franck Riester cho hay. Theo Franck Riester, sẽ không thể chấp nhận được việc tăng cường đầu tư vào Trung Quốc mà không có các biện pháp bảo vệ nhân quyền đầy đủ.
Franck Riester cho rằng, các thỏa thuận thương mại nên đóng vai trò là "đòn bẩy thúc đẩy các vấn đề xã hội, chống lại lao động cưỡng bức", bày tỏ "lo ngại về tình hình ở Hong Kong, Tân Cương".
Bên cạnh đó, Franck Riester quan ngại trước việc Bắc Kinh cam kết bảo vệ nhà đầu tư trong nước, cho rằng các công ty châu Âu thâm nhập thị trường Trung Quốc thông qua thỏa thuận mới có thể bị tiếp tục bị Chính phủ Trung Quốc phân biệt đối xử.
Hầu hết các quyết định của EU đều cần đến sự ủng hộ của cả Đức và Pháp - hai thành viên hàng đầu của khối. Bình luận của Franck Riester cho thấy sự dè dặt của Chính phủ Pháp về thỏa thuận này.
Trong khi đó, Noah Barkin, chuyên gia EU-Trung Quốc tại công ty tư vấn Rhodium Group, nói rằng "vấn đề lao động cưỡng bức là ranh giới đỏ đối với một số quốc gia, nhưng Pháp là nước đầu tiên công khai về điều này". "Rõ ràng, Trung Quốc sẽ phải tiếp nhất trí được về vấn đề này nếu không thỏa thuận sẽ không xảy ra" , Noah Barkin nhận định.
Ngoại trưởng Ba Lan Zbigniew Rau cũng đã cân nhắc về thỏa thuận, cho biết: "Châu Âu nên tìm kiếm một thỏa thuận toàn diện, công bằng, cùng có lợi về đầu tư với Trung Quốc. Chúng tôi cần thêm tham vấn và minh bạch nhiều hơn".
Bình luận của Ngoại trưởng Ba Lan Zbigniew Rau được đưa ra sau khi Jake Sullivan - Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden, tuyên bố chính quyền Mỹ sẽ " sớm tham vấn với các đối tác châu Âu về những lo ngại chung của chúng tôi về các hoạt động kinh tế của Trung Quốc".
Virus corona đẩy nhanh "kỷ nguyên Trung Quốc" trong kinh tế toàn cầu Virus corona đã thúc đẩy quá trình thay đổi "kỷ nguyên kinh tế" thế giới, và "kỷ nguyên Trung Quốc" đã đến gần, ông Pavel Teplukhin, đối tác của Matrix Capital, cho biết. "Hậu quả chính của loại virus này trong năm 2020 là sự thay đổi kỷ nguyên kinh tế. Xét trên tất cả các chỉ số, chúng ta đang bước vào...