Giáng sinh ảm đạm tại Iraq
Giáng sinh năm nay diễn ra một ngày sau sinh nhật của Nhà tiên tri Mohammad. Dưới sức ép của nhóm khủng bố IS, Giáng sinh của những người theo đạo Thiên chúa ở Iraq càng thêm ảm đạm.
Pháo hoa sẽ được thắp sáng bên sông Tigris mỗi đêm trong tuần giáng sinh và cây giáng sinh cao 25 mét được dựng lên trong công viên công cộng Zawraa.
Trong khu trại Zayuna, ở phía đông của thành phố- nơi dành cho những người tị nạn Thiên chúa giáo tránh khỏi sự đe dọa từ IS, trẻ em nghe những bài hát mừng giáng sinh vào ngày thứ Tư và nhảy với ông già Noel.
Những hoạt động này được nhiều người theo đạo Thiên chúa cảm kích nhưng có lẽ đã quá muộn màng để cải thiện tình hình ở quê hương của một trong những cộng đồng Thiên chúa cổ xưa nhất khi Nhà nước Hồi giáo IS đang làm cho tình hình ngày càng tồi tệ thêm.
“Tôi thấy một số cử chỉ tốt đẹp từ nhiều người trên Facebook và và điều này làm tôi thực sự hạnh phúc, tuy nhiên thành thực mà nói mọi người đang ăn mừng giáng sinh cùng với chúng tôi trong thử thách từ nhóm khủng bố IS.” – Mariam, giáo viên 29 tuổi ở Baghdad nói.
“Những người Thiên chúa giáo đã rời khỏi Iraq và không muốn quay trở lại và một trong số họ còn khuyên chúng tôi hãy rời đi, họ nói nếu chúng tôi có vượt qua được thử thách thì thử thách kế tiếp chúng tôi cũng sẽ khó có thể qua được”, cô giáo này cho biết thêm.
Một tình nguyện viên mặc trang phục ông già Noel phân phát quà cho trẻ em tại khu nhà nghèo ở Najaf, phía nam Baghdad vào ngày 19- 12- 2015. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Nhóm khủng bố IS đã quét qua 1/3 lãnh thổ của Iraq vào năm 2014 để xây dựng “đế chế Hồi giáo”. Chúng đã buộc 200.000 người Thiên chúa giáo phải rời bỏ các khu vực phía bắc Nineveh – nơi có cái nôi nhà thờ phía đông Assyrian.
Số phận của những người theo đạo Thiên chúa ở Iraq ngày càng bấp bênh từ khi chế độ độc tài Saddam Hussein bị lật đổ vào năm 2003, các nhà thờ thiên chúa là mục tiêu của các vụ đánh bom khủng bố.
Các cuộc đàn áp Thiên chúa giáo của IS là tồi tệ nhất kể từ khi nước Iraq hiện đại được thành lập. Số người đạo Thiên chúa bị bắt cóc, giết chết, rời bỏ nhà cửa hoặc các nhà thờ bị đánh bom liên tục tăng cao kể từ năm 2004.
Số người đạo Thiên chúa ở Iraq là 1,3 triệu người năm 1997 đến nay chỉ còn 650.000 người. Nếu dưới điều kiện sống bình thường thì đáng lẽ con số này phải là 2 triệu người. Các nước phương Tây dễ dàng cấp thị thực cho những người Trung Đông theo đạo Thiên chúa góp phần làm cho số lượng này thêm suy giảm.
Nguyên Lê (Theo Reuters)
Theo_PLO
Người đồng hành gớm ghiếc như quỷ của Ông già Noel
Ông già Noel đi khắp nơi tặng quà cho những đứa trẻ ngoan mỗi dịp Giáng sinh về. Nhưng vì sao ông đi cùng một kẻ có hình dạng gớm ghiếc như quỷ?
Truyền thuyết về nhân vật Krampus này đã tồn tại nhiều thế kỷ ở Áo và các nước xung quanh.
Krampus - người đồng hành của Ông già Noel để dọa và trừng phạt những đứa trẻ hư. Ảnh: Getty Images
Trong văn hóa dân gian của người Áo - Bavaria ở vùng núi Alp, Krampus là nhân vật có sừng, hình dáng giống người, chuyên thực hiện nhiệm vụ trừng phạt những đứa trẻ hư trong mùa Giáng sinh.
Krampus có nhiều biến thể khác nhau, nhưng đặc điểm chung nhất của nhân vật này là lông lá, có sừng như dê, có móng chẻ, và lưỡi dài thè ra ngoài. Krampus luôn mang theo chuỗi móc xích có gắn chuông và bó roi bạch dương để đánh đòn những đứa trẻ hư.
Không rõ nguồn gốc của Krampus từ đâu, nhưng nhân vật này đi vào truyền thống của những người dân vùng Alp từ trước khi Thiên Chúa giáo ra đời.
Nhà nhân chủng học John Honigmann từng kể lại những quan sát của ông ở Irdning, một thị trấn nhỏ ở đông nam nước Áo năm 1975 như sau:
"Lễ hội Thánh Nicholas kết hợp nhiều yếu tố văn hóa phổ biến ở Châu Âu, trong đó có cả những yếu tố có từ trước khi Thiên Chúa giáo ra đời. Nicholas trở nên phổ biến ở Đức từ khoảng thế kỷ thứ 7. Ngày lễ này dành riêng cho người bảo trợ của các em bé và là lễ hội duy nhất trong mùa đông mà trẻ em trở thành đối tượng được chú ý đặc biệt, bên cạnh những lễ hội như Lễ Martin, Ngày lễ các thánh Anh hài và Năm mới.
Những con quỷ đeo mặt nạ gây ồn ào và phiền hà được biết đến ở Đức ít nhất từ thế kỷ 16, với đặc điểm của nhân vật trong các vở kịch ở nhà thờ Trung cổ.
Cộng đồng người Áo mà chúng tôi nghiên cứu hiểu khá rõ về các yếu tố "vô tín ngưỡng" được trộn với các yếu tố Thiên Chúa giáo trong phong tục về Thánh Nicholas và các lễ hội mùa đông truyền thống khác. Họ tin rằng Krampus là nhân vật ngoại đạo siêu nhiên đã bị đồng hóa với quỷ sứ trong Thiên Chúa giáo".
Nhân vật Krampus tồn tại trong thời gian dài, và đến thế kỷ 17 được kết hợp với lễ hội mùa đông của Thiên Chúa giáo bằng cách ghép đôi nhân vật này với Thánh Nicholas ( Ông già Noel). Truyền thống Krampus đi cùng Thánh Nicholas vào ngày 5.12 cũng được "vay mượn" ở Đức, Hungary, Slovenia và Czech.
Sau nội chiến Áo năm 1934, truyền thống Krampus bị cấm ở Áo. Vào những năm 1950, Chính phủ Áo cho phát tờ rơi với nội dung "Krampus là quỷ ác".
Có ý kiến cho rằng Krampus trông quá đáng sợ và không phù hợp với trẻ nhỏ. Ảnh: Getty Images
Đến cuối thế kỷ trước, nhân vật Krampus lại phổ biến trở lại và tiếp tục đến ngày nay. Truyền thống Krampus cũng đang hồi sinh ở Bavaria cùng với truyền thống đeo mặt nạ làm thủ công. Hiện nay ở Áo cũng đang diễn ra tranh luận rằng liệu Krampus cho phù hợp với trẻ em.
Truyền thống này trở thành nguồn cảm hứng để hãng Universal tung ra bộ phim Krampus (tên tiếng Việt: Krampus - Ác mộng đêm Giáng sinh) đang được chiếu trong dịp Giáng sinh 2015.
________________
Đón đọc bài cuối vào chiều 24.12: Vợ của Ông già Noel là ai?
Theo Danviet
Cận cảnh quà Giáng sinh, đồ ăn dát toàn vàng của hội siêu giàu thế giới Với hội siêu giàu, tiền với họ chẳng là gì mà điều quan trọng là phải có niềm vui và sự độc, lạ. Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, rất nhiều gia đình thực sự rất muốn cắt giảm chi tiêu vào những dịp lễ tết để tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, chuyện đó thực sự chỉ xảy ra...