Giang mai – căn bệnh tàn phá hết sức kinh khủng bạn có thể gặp nếu quan hệ không an toàn
Quan hệ không an toàn là con đường lây nhiễm nhiều căn bệnh đáng sợ. Ngoài HIV/AIDS được nhắc tới nhiều nhất thì còn có giang mai – dù không nổi tiếng bằng nhưng về mức độ tàn phá cơ thể thì không hề kém cạnh.
Giang mai là bệnh được gây nên do xoắn khuẩn Treponema pallidum, và là căn bệnh lây chủ yếu qua đường quan hệ (STD). Tuy nhiên, quan hệ không chỉ là con đường duy nhất có thể lây bệnh, mà người mẹ mắc bệnh giang mai cũng có thể truyền bệnh sang cho thai nhi.
Hình ảnh hiển vi của xoắn khuẩn giang mai
Căn bệnh này được con người đặt cho một biệt danh khá ấn tượng: “Kẻ bắt chước vĩ đại”. Nguyên do là vì triệu chứng nó gây ra tương tự với nhiều căn bệnh không mấy nguy hiểm khác, vì thế rất dễ khiến người bệnh chủ quan mà không điều trị, để rồi khi phát hiện ra thì mọi chuyện cũng không còn dễ dàng nữa.
Quá trình phát triển của giang mai
Quá trình tiến triển của giang mai được chia ra làm 4 giai đoạn là: sơ cấp, thứ cấp, tiềm ẩn, và biến chứng.
Sơ cấp
Sau khi nhiễm khuẩn trong 3 -90 ngày, cơ thể sẽ xuất hiện các vết loét ngay tại điểm tiếp xúc. Chúng thường cứng, tròn, không đau và sẽ tự biến mất sau 3-6 tuần, khiến người bệnh nghĩ rằng mình chỉ mắc các chứng da liễu thông thường và đã khỏi bệnh.
Nhưng thực chất sau giai đoạn này thì vi khuẩn giang mai đã đi vào máu, và hoàn toàn có thể lây nhiễm cho người khác.
Thứ cấp
4-10 tuần sau nhiễm trùng sơ cấp, người bệnh sẽ bị lở tại các vùng niêm mạc như miệng, âm đạo, hậu môn… Ngoài ra các vết phát ban màu đỏ hoặc nâu sẽ xuất hiện trên khắp cơ thể.
Tuy nhiên chúng không gây đau hay ngứa, và đi kèm có thể là các triệu chứng sưng hạch bạch huyết, sốt, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi.
Video đang HOT
Những triệu chứng này cũng thường tự biến mất sau 3-6 tuần dù có được điều trị hay không. Nhưng nếu cứ tiếp tục bỏ qua không điều trị đúng cách thì bệnh sẽ càng tiến vào các giai đoạn sâu hơn.
Tiềm ẩn
Thời kỳ này bệnh nhân giang mai không có bất kỳ biểu hiện gì rõ rệt, và có thể kéo dài trong nhiều năm. Nhưng điều đáng sợ nhất là trong giai đoạn tưởng như bình thường này, vi khuẩn từ người bệnh có thể lây lan sang bạn tình của họ.
Có hai kiểu giai đoạn tiềm ẩn là sớm (kéo dài dưới 1 năm ) và muộn (trên 1 năm). Trong đó kiểu tiềm ẩn sớm sẽ dễ lây hơn tiềm ẩn muộn.
Biến chứng
Đối với những người mắc bệnh mà không được điều trị sẽ tạo ra những biến chứng rất nguy hiểm, và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể tạo nên các vết loét hoại tử thành sẹo, phình động mạch chủ, nhiễm trùng mắt có thể dẫn đến mù lòa, viêm màng não, thoái hóa não dẫn đến rối loạn tâm thần, trầm cảm, đau đầu dữ dội, tê liệt một số phần cơ thể.
Khi các biến chứng tiến triển ngày càng nặng, thì cái kết cuối cùng là người bệnh có thể tử vong với một cơ thể bị tàn phá nặng nề.
Tóm lại, giang mai là một căn bệnh có thể tàn phá cơ thể một cách cực kỳ nặng nề. Nhưng câu chuyện quan trọng hơn là khả năng lây lan của nó là cực kỳ lớn đối với những người có lối sống phóng túng. Bởi lẽ, dù có dùng bao cao su cũng chưa chắc đã miễn nhiễm được với căn bệnh này.
Căn bệnh mà dù có dùng ” ba con sâu ” cũng chưa chắc an toàn
Trước tiên, cần phải biết rằng giang mai có thể lây bệnh qua việc tiếp xúc với các vết loét, và các vết này thì xuất hiện ở toàn thân – bao gồm cả môi và miệng.
Trong khi đó, ” ba con sâu ” chỉ có tác dụng che chắn ở ngay bộ phận sinh dục thôi. Nếu tiếp xúc với các vết loét ở các vị trí không được bảo vệ, bạn vẫn có thể nhiễm bệnh như thường. Xét trên một số tiêu chí, giang mai có rủi ro lây nhiễm còn cao hơn HIV rất nhiều.
Các vết loét của giang mai xuất hiện cả ở niêm mạng miệng
Theo thống kê của WHO năm 2015, có tới 45,4 triệu người trên thế giới bị nhiễm giang mai, trong đó có hơn 100 ngàn trường hợp tử vong. Trẻ sơ sinh khi nhiễm bệnh từ mẹ thường dễ bị chết non, hoặc nếu có sống sót cũng lớn lên với một cơ thể dị dạng.
Biện pháp điều trị
Tuy bệnh giang mai có thể gây ra những tác hại đáng sợ đối với con người, nhưng với sự ra đời của kháng sinh vào giữa thế kỉ 20 thì giang mai không còn là căn bệnh quá nguy hiểm nữa. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách bằng các loại kháng sinh phù hợp như penicillin, tetracycline thì tỉ lệ khỏi bệnh khá cao.
Đến giai đoạn biến chứng, vẫn có thể dùng kháng sinh liều cao để chữa trị. Tuy nhiên ở giai đoạn này, bạn chỉ có thể hạn chế sự tiến triển hơn nữa của bệnh, chứ không thể phục hồi lại được các tổn thương đã xuất hiện.
Nói cách khác, nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn cuối, bệnh sẽ để lại những thương tổn vĩnh viễn không thể phục hồi.
Phòng ngừa
Cách phòng ngừa giang mai hiệu quả nhất là lối sống chung thủy một vợ một chồng, dĩ nhiên là khi cả hai đều không mắc bệnh. Việc dùng ” ba con sâu ” khi quan hệ tuy có thể làm giảm nhưng không ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh.
Lối sống buông thả là con đường ngắn nhất dẫn đến giang mai
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng khuyến cáo tất cả bà mẹ mang thai nên đi xét nghiệm giang mai ở lần khám thai đầu tiên, và một lần nữa trong ba tháng cuối thai kỳ để có thể được điều trị đúng cách ở giai đoạn sớm nếu dương tính với bệnh.
Theo trú thức trẻ
Những đường lây truyền bệnh giang mai nên tránh xa
Theo Health Sina, bệnh giang mai thực sự không quá đáng sợ như mọi người thường nghĩ.
Ảnh minh họa: Menhealth.
Theo Health Sina, bệnh giang mai thực sự không quá đáng sợ như mọi người thường nghĩ. Ông Ye Xing Dong, Phó giảm đốc Sở Phòng chống bệnh da liễu Quảng Châu, cho biết nguyên nhân gây bệnh giang mai rất rõ ràng, đó là xoắn khuẩn Treponema pallidum. Treponema pallidum không chịu được nhiệt độ cao, ở nhiệt độ phòng từ 20 đến 30 độ C, vi khuẩn này sẽ chết.
Đường lây của bệnh giang mai cũng được xác định rõ, chủ yếu qua quan hệ tình dục. Do vậy trong cuộc sống hằng ngày chỉ cần chú ý phòng ngừa thì sẽ tránh được. Các nghiên cứu khẳng định giang mai lây qua các đường sau:
- Quan hệ tình dục chiếm 95%. Chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh giang mai, lây lan khi niêm mạc da bị trầy xước. Tính truyền nhiễm của bệnh thời kỳ đầu khá mạnh nhưng sẽ giảm đi nếu bệnh nhân đã mắc quá 4 năm.
- Nhiễm trùng nhau thai: Giang mai có thể truyền nhiễm cho thai nhi thông qua nhau thai trong 4 tháng đầu thai kỳ, gây nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu.
- Nhiễm trùng đường sinh: Trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ mẹ khi chui qua đường sinh nở tự nhiên.
- Lây truyền qua đường máu: Truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm.
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc tiếp xúc hằng ngày với các đồ dùng của bệnh nhân như quần áo, khăn tắm, trang thiết bị y tế... có thể lây truyền bệnh giang mai.
Các chuyên gia nhấn mạnh cách tốt nhất để ngăn ngừa giang mai là ủng hộ quan hệ tình dục an toàn. Đối với các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao, nên đến bệnh viện để tầm soát giang mai, hoa liễu. Nhóm này bao gồm người từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nam giới nhiều bạn tình, phụ nữ mang thai, phụ nữ bán dâm, người làm trong lĩnh vực giải trí, đồng tính nam và đối tượng sử dụng ma túy. Phần lớn bệnh giang mai tiềm ẩn không có triệu chứng nhưng có thể xét nghiệm máu để tìm ra vi khuẩn.
Nếu bị loét sinh dục nhưng không cảm thấy đau đớn, cần phải cảnh giác và xét nghiệm giang mai càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời. Đặc biệt khi phát hiện loét, khó chịu ở bộ phận sinh dục, u không đau sau khi quan hệ tình dục không an toàn, cần kiểm tra trong thời gian sớm nhất.
Nếu nghi ngờ nhiễm giang mai, bạn cần đến bệnh viện đa khoa uy tín hoặc trung tâm da liễu, trung tâm khám bệnh lây truyền qua đường tình dục để kiểm tra và điều trị triệt để. Bác sĩ Yang Xing Dong cho biết giang mai có thể chữa trị bằng thuốc kháng sinh song bệnh có thể tái phát hoặc kháng thuốc.
Sau khi ngưng điều trị nên theo dõi thường xuyên, thường là trong 3 năm. Người bệnh cần ngưng quan hệ tình dục trong bệnh kỳ, cho đến khi chữa khỏi. Người bệnh giang mai nên kịp thời thông báo cho các đối tác tình dục để làm kiểm tra và điều trị nếu đã bị lây nhiễm.
Theo Health Sina
Vì sao nhiều cặp vợ chồng yêu nhau nhưng không cùng "lên đỉnh"? Không chỉ có đáp ứng nhu cầu về sinh lý, chuyện phòng the ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, hạnh phúc lứa đôi. Do đâu mà vẫn còn thấy yêu nhau nhưng khi nhắc tới "chuyện ấy" thì cả chàng và nàng đều không thấy hứng thú?. ĐỪNG VỘI TĂNG TỐC VÀ VỀ ĐÍCH MÀ CHƯA KỊP KHỞI ĐỘNG Có câu nói...