Giăng lưới để “vớt” tiền ở Chùa Hương
Thành phố Hà Nội sẽ cương quyết thực hiện thu gom tiền “giọt dầu” được đặt ở mọi nơi, để sử dụng đúng mục đích, vì tiền có in hình Quốc huy, hình Lãnh tụ.
Năm nào cũng có cảnh “bát nháo” tại Lễ hội Chùa Hương
Bà Lê Thị Tân Trang, Phó Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, để chuẩn bị vào mùa lễ hội 2012, Sở đã chỉ đạo các địa phương chuẩn bị chu đáo và đúng quy định của Nhà nước và thành phố.
Theo bà Trang, Hà Nội có tất cả 1.095 lễ hội lớn nhỏ, rải đều ở hầu hết tất cả các địa bàn. Ngoài giá trị chính của các lễ hội về mặt văn hoá, những năm qua tại các lễ hội còn tồn tại nhiều vấn đề như việc xử lý vi phạm chưa được triệt để, thiếu nhà vệ sinh công cộng, thiếu thùng rác, cờ bạc có thưởng diễn ra ở nhiều nơi… Ngoài ra còn có tình trạng tranh giành khách đi xe, đi đò hay trông xe giá cao, đặt quá nhiều hòm công đức, bày bán thịt thú rừng tươi sống… Đặc biệt, tại các lễ hội đều có hiện tượng giắt tiền lễ “mồi” ở mọi nơi, kể cả kẽ tay, thậm chí dưới đất.
Bà Trang khẳng định, năm nay, thành phố sẽ cương quyết thực hiện thu gom tiền “giọt dầu” được đặt ở mọi nơi, để sử dụng đúng mục đích, vì tiền có in hình Quốc huy, hình Lãnh tụ. Theo đó, tại Chùa Hương (huyện Mỹ Đức) thường có hiện tượng khách hành hương ném tiền xuống suối hoặc giếng, vì vậy năm nay dự kiến sẽ cho giăng lưới mềm ở các khu vực này để hứng tiền, không cho rơi xuống suối.
Trước vấn nạn mất vệ sinh môi trường tại lễ hội Chùa Hương, năm nay, Ban tổ chức sẽ áp dụng rất nghiêm Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về phạt vi phạm vệ sinh môi trường, với mức từ 100.000 – 300.000 đồng.
Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cho biết, năm nay, các chủ đò đã ký cam kết tuyệt đối không xin thêm tiền của khách đi đò, bởi mùa lễ hội này, tiền vé thăm quan, vé đò đã được tăng “kịch trần” theo quy định của thành phố.
Bên cạnh đó, những người vi phạm như vứt rác không đúng nơi quy định… sẽ bị xử phạt theo Nghị định 23 của Chính phủ. Việc xử phạt sẽ do lực lượng Cảnh sát môi trường đảm nhiệm theo hình thức phạt tại chỗ, có camera ghi hình để làm bằng chứng. Mức phạt theo quy định là từ 100.000 – 300.000 đồng./.
Theo VOV
Trắng đêm giữ "sạch" phố phường
Khi đèn đường soi tỏ, khi gió lạnh tràn về làm cánh cửa của nhiều gia đình đóng sớm cũng là lúc bánh xe của những chiến sỹ CSCĐ lăn nhanh trên khắp mọi nẻo đường.
Lực lượng CSCĐ kiểm tra, phát hiện vụ vận chuyển hàng cấm
Dấu chân trên từng góc phố
Cái giá lạnh của những ngày cuối đông bị xua tan bởi tiếng tháo lắp súng, tiếng hô điều lệnh của lực lượng CSCĐ trước giờ xuất phát. Chỉ vài phút nữa, hàng chục cán bộ chiến sỹ với đầy đủ công cụ, thiết bị hỗ trợ sẽ "cưỡi ngựa sắt" tuần tra kiểm soát khép kín địa bàn. Như muốn dành nhiều thời gian hơn cho lực lượng làm nhiệm vụ, Đại tá - Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ (CATP Hà Nội) Phạm Văn Hưng quán triệt ngắn gọn: "Ngoài mục tiêu không để xảy ra đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, toàn lực lượng tập trung phát hiện, đánh mạnh, đánh trúng các băng ổ nhóm, đối tượng tội phạm cướp giật, gây án nghiêm trọng, buôn bán và tàng trữ trái phép ma túy, các loại pháo nổ".
Theo kế hoạch, trong suốt thời gian triển khai đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, lực lượng CSCĐ sẽ huy động tối đa quân số, tăng cường kiểm soát hành chính tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự như bến xe, nhà ga, khu vực giáp ranh, khu vực tập trung các cơ quan tài chính, ngân hàng, quỹ tín dụng...
Thời điểm các tổ tuần tra rời trụ sở cũng là lúc phố đêm Hà Nội đông vui nhất. Không khí lạnh cùng sự trang hoàng của phố xá như kéo Giáng sinh về sớm hơn, làm chộn rộn lòng người trong thời khắc cận kề năm mới. Đi cùng tổ tuần tra dưới trời đêm Hà Nội bình yên, tôi nghĩ: Không biết trong hàng trăm điều ước, các anh - những chiến sỹ CSCĐ sẽ ước gì khi tết đến xuân về. Sau những đêm thức trắng cùng các tổ công tác, câu trả lời tìm được không giống như nhiều giả định tôi đã đưa ra. Mong ước đó đặc biệt mà cũng rất giản dị: Bình yên trên từng góc phố. Và để thực hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ của những chiến sỹ CSCĐ hàng đêm rong ruổi trên các nẻo đường, không chỉ dừng lại ở việc ngăn chặn đối tượng gây rối trật tự công cộng và trấn áp tội phạm hình sự. Thực tế trong những tháng gần đây, Hà Nội đã vắng hẳn tiếng nẹt pô, không còn những đoàn đua rồng rắn, lạng lách nhưng nguy cơ xảy ra đua xe trái phép vẫn tiềm ẩn. Vì vậy ngoài công tác tuần tra kiểm soát, lực lượng CSCĐ còn tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình phạm pháp hình sự và gây rối trật tự công cộng trên địa bàn để xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng phòng ngừa, trấn áp hiệu quả.
"Giăng lưới" giữa đêm khuya
"Đối tượng phạm pháp hình sự và đua xe khi bị phát hiện sẽ làm mọi cách để thoát khỏi sự vây bắt của lực lượng chức năng. Vì vậy việc truy đuổi các đối tượng này không đơn giản, thậm chí sẽ gây nguy hiểm cho bản thân và người dân xung quanh" - một chiến sỹ trong tổ tuần tra thuộc Đại đội Cảnh sát cơ động đặc nhiệm nói với tôi trong lúc quan sát hai thanh niên thuê xe taxi có biểu hiện nghi vấn. Bằng "mắt nghề" cũng như khả năng đọc tình huống, lực lượng tuần tra có thể nhận biết và đưa ra kế hoạch kiểm tra, bắt giữ hiệu quả. Như trong vụ bắt 2 đối tượng tàng trữ 8 túi ma túy tổng hợp, 28 viên thuốc lắc rạng sáng 17-12 vừa qua, lực lượng CSCĐ đã phát hiện chiếc xe taxi nghi vấn chạy tốc độ cao trên phố Xã Đàn. Ngay lập tức tổ tuần tra được chia thành 2 mũi, vừa bí mật theo dõi, vừa đón lõng các đối tượng tại một địa điểm thường được các "dân bay" tìm đến. Và đúng như dự đoán, khi chiếc xe taxi vừa dừng bánh trước cửa một khách sạn nằm trên đường Tôn Đức Thắng, lực lượng CSCĐ đã ập đến kiểm tra, thu giữ số lượng lớn ma túy tổng hợp và nhiều "đồ nghề đập đá".
Có theo chân các tổ tuần tra mới thấy rằng mọi kế hoạch truy bắt, rà soát đều được các đơn vị thuộc lực lượng CSCĐ phối hợp nhuần nhuyễn. Trong giờ phút theo dấu đối tượng, chỉ cần một hành động chậm trễ, thiếu quyết đoán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuộc vây bắt. Song bằng những biện pháp nghiệp vụ và kinh nghiệm chiến đấu, người chiến thắng và "cầm trịch" trong những cuộc đua bất đắc dĩ luôn là lực lượng tuần tra.
Theo ANTD
Rùng mình cảnh xẻ thịt thú rừng Cuối mùa lễ hội, cảnh tượng "xẻ" thịt thú rừng tại chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) lại tiếp tục tái diễn. Dọc lối vào chùa Thiên Trù, những cửa hàng ăn san sát công khai treo thịt thú rừng, thậm chí còn xẻ thịt thú rừng ngay tại chỗ để phục vụ khách hàng. Đập vào mắt khách thập phương, những phật...