Giang hồ đất Cảng ‘Nam tiến’ và những lát cắt bi thương
Thời gian qua, trong “ thế giới ngầm” ở Hải Phòng đang thịnh hành trào lưu “Nam tiến” để “lấy số” để khuếch trương thanh thế giang hồ đất Cảng là số 1 ở mọi nơi trên mảnh đất hình chữ S này.
Tin tức giang hồ khẳng định, “lấy số” được hay không, “lên đai” được như thế nào, chỉ có giới tội phạm mới biết. Song cái kết cục nhãn tiền là chết chóc, là tù tội, là phải trốn chui, trốn lủi, thân tàn ma dại… thì đã rõ. Vậy mục đích của “Nam tiến” có hay ho như giới tội phạm từng đồn đại, “buôn bán” với nhau không? Hay là vì sợ ánh sáng công lý, sự truy quét của lực lượng công an.
Sợ công lý
Trò chuyện với PV, Thượng tá T, công an Hải Phòng, người đã gần trọn đời cho nghiệp truy bắt tội phạm dao kiếm khẳng định: Tất cả những kẻ tội phạm dù đang là ông trùm, bà trùm, đang được tội phạm tôn sùng là “nổi” ở Hải Phòng mà phải biệt xứ đi nơi khác sinh sống, “hành nghề”, đều vì sợ công lý chứ không phải như giải thích của giang hồ là “Nam tiến” để “lấy số”.
Đấy chỉ là lý do để bọn tội phạm phô trương thanh thế trong giới với nhau mà thôi.
Thượng tá T giải thích: Vũ Thị Hoàng Dung hay còn gọi là Dung “Hà”, vào Nam “lập nghiệp” cũng vì ngày đó cảnh sát hình sự làm gắt, không còn đường phạm tội, nếu tiếp tục hoạt động, sẽ bị bắt…
Vì thế, bà trùm này mới phải “khăn gói quả mướp” vào Nam với ý đồ dựa vào ông anh kết nghĩa tội phạm Trương Văn Cam để “sống” nhưng không ngờ, giang hồ quá hiểm ác, kết nghĩa chỉ có thể xảy ra và thắm thiết khi ở xa, không đụng chạm về kinh tế.
Còn khi đã đụng chạm đến “lãnh địa đen” là tiền và quyền lực ngầm thì cuộc chiến không có chỗ cho cái tình, dù trước đó đã từng cắt máu, ăn thề.
Dung “Hà”.
Thực chất cuộc ra đi của Dung “Hà” không phải để “lấy số”. Bởi, bản chất Dung “Hà” không phải là kẻ kiếm tiền bằng dao, kiếm và súng mà chỉ là kẻ bảo kê sòng bạc, quán bar…
Vì thế, những cuộc tranh giành lãnh địa của Dung “Hà” và đàn em ở Sài thành ngày ấy cũng đúng chất đàn bà là thất thường và vấy bẩn chứ không làm ảnh hưởng đến người dân lương thiện. Thế nên, chuyện Dung “Hà” ra đi để lấy số là không đúng.
Ngày đó, Dung “Hà” đi khỏi Hải Phòng thực chất là một cuộc trốn chạy sự không thành công của một bà trùm đã hết thời.
Đi cùng với Dung “Hà” có rất nhiều đệ tử ruột, toàn là đàn ông, sức dài vai rộng như: Minh “sứt”, Luân “con”, Giới “trâu”, Thành “chân”, Thắng “dừa”… Có những “đệ” còn rất trẻ, chỉ có Minh “sứt” là thuộc tuổi đàn anh và được Dung “Hà” con như anh.
Trốn chạy quá khứ
Ngô Chí Thành, biệt hiệu là Thành “chân”, người Hải Phòng chính gốc, hơn Dung “Hà” vài tuổi nhưng được giới giang hồ phong làm quan văn trong băng bà trùm Dung. Thành có quá khứ lừng lẫy hơn Dung rất nhiều.
Video đang HOT
Năm 15 tuổi, Thành đã bắt đầu va chạm với giới giang hồ, bắn giết. Đặc biệt, Thành là thằng rất thích đọc tiểu thuyết “Bỉ vỏ” của nhà văn Nguyên Hồng, rất thích tính cách tên tướng cướp ở bến Bính ngày xưa và không cậy thế, hiếp người yếu, người lành mà dang tay cướp giúp họ khi họ bị ăn hiếp, bị cướp bóc…
Thành có 3 tiền án về tội “Cố ý gây thương tích”. Với người thường, không ảnh hưởng đến Thành, họ nghĩ thành là người lạnh lùng nhưng có tâm.
Với giới tội phạm, chúng nhận xét: Thành bản lĩnh, khôn ngoan, mọi va chạm đều muốn giải quyết bằng đối thoại, không đạt kết quả, khi đó huyết chiến thì Thành luôn là kẻ nắm phần thắng trong tay vì y biết tiên liệu, sắp xếp và đặc biệt là hiểu đối thủ.
Ngô Chí Thành.
20 tuổi, Thành đã có tên trong giới giang hồ đất Cảng cùng thời với Cu Nên, Lâm “già”, Dũng “Bắc Cạn”.
Cái tên Thành “chân” được ra đời bởi những giai thoại khó tin. Khi Thành bị bắt nạt, vì không muốn va chạm, vì thấy mình kém đối phương, Thành đều rất thành thực nói: “Cháu là Thành chân, cháu xin cảm ơn, xin tha lỗi…”.
Chẳng hiểu sao, cứ nhìn thấy mặt của Thành nói những lời đó là mọi tai nạn qua hết. Có kẻ, vì hiểu nhầm, đang cầm dao, chuẩn bị chém, nghe Thành nói vậy, bỏ dao xuống, tha và đi.
Chuyện này, giới giang hồ đất Cảng đồn nhiều và từ đó, Thành được coi là giang hồ túc trí, đa mưu, hiểu biết nhất những năm 80, 90 của thế kỷ trước trong giới giang hồ đất Cảng. Thành được sánh ngang với Cu Lý, anh của Cu Nên về mưu kế và tình người trong chất giang hồ.
Năm 26 tuổi, Thành chém một tên lưu manh là đàn em của Cu Nên ở chợ Sắt. Tên này móc túi một người già, đáng tuổi mẹ Thành ở vùng ngoại thành vừa bán xong gánh hoa quả.
Cu Nên bênh đàn em, hẹn Thành ra Cầu Niệm giải quyết ân oán giang hồ. Biết cuộc chiến này sẽ rất khốc liệt nhưng Thành nhất quyết không cho đàn em tham gia từ đầu.
Thành xách dao, kiếm một mình ra điểm hẹn. Huyết chiến xảy ra, cho dù “cán cân lực lượng” là vênh nhau tới mức một chọi đến 5,6 tên. Thành vẫn bản lĩnh chống chọi đến lúc bị chém, người đầy máu thì đàn em đến giải cứu.
Cuộc chiến một mất một còn của Thành “chân” với băng Cu Nên cho kết quả, Thành “chân” bị thương còn một đàn em của Cu Nên đã tử vong sau vụ hỗn chiến đó vài tuần.
Lên chức bà trùm, Dung “Hà” nhận Thành “chân” làm anh trai.
Giang hồ kể lại, Dung quý Thành bởi Thành không ỷ mạnh hiếp yếu, không gây sự với người lương thiện. Khi Dung “khăn gói quả mướp” vào Sài thành lánh nạn truy bắt của cảnh sát hình sự Hải Phòng, Thành “chân” được cô em đưa vào danh sách trốn chạy cùng đầu tiên và được phong làm phó tướng của băng nhóm.
Thành đi theo Dung “Hà” như một sự trả ơn nhưng cũng là sự chạy trốn thực tại đã quá quen thuộc với dao, kiếm, máu ở đất Cảng – Hưng “tý” một đàn em thân cận với Thành từ ngày Thành còn là một “chiến binh độc lập” ở giang hồ đất Cảng bộc bạch.
Đi cùng với Dung “Hà” vào Sài thành có rất nhiều cái tên mà giang hồ nghe thấy đã “ứa máu”, muốn nghênh chiến để “lấy số, lên đai”.Biệt xứ là tối ưu
Với khuôn mặt lạnh, với cách “làm việc” đầy mưu mẹo, tìm hiểu đối thủ trước khi hành xử, Thành “chân” đã giúp em Dung rất nhiều để có được kinh tế ổn định nuôi đám đàn em lâu la từ Hải Phòng chân ướt, chân ráo vào thành phố phồn hoa, đô hội này.
Ngày đó, Dung “Hà” choáng ngợp trước cách làm tiền và sự giàu có cũng như uy lực của Năm Cam. Chính Thành “chân” đã giúp cô em Dung “Hà” lấy lại được phong thái bà trùm như khi còn ở đất Cảng.
Đàn em của Năm Cam đã từng thừa nhận rằng: “Trong số giang hồ đất Bắc (có giang hồ Hà Nội và giang hồ đất Cảng), anh Năm chỉ ngán nhất Thành “chân”. Anh Năm đánh giá cao “cái đầu” của Thành “chân”. Anh Năm còn nói: Những lúc Thành “chân” ngồi một mình ở góc vũ trường Phi Thuyền, Mưa nhiệt đới, Đêm màu hồng… mới uy quyền làm sao và rất mong trong đám đệ của mình có một đứa gần bằng Thành là đã tốt lắm rồi”.
Thành “chân” chỉ đến 3 vũ trường trên và ngồi đúng một góc. Đến Phi Thuyền, có người ngồi đó rồi, Thành đến Mưa nhiệt đới. Đến Mưa nhiệt đới đã hết chỗ, Thành đến Đêm màu hồng… Cứ thế, sau mỗi phi vụ, Thành đến đó ngồi, uống rượu một mình.
Đám ong ve của Năm Cam kể rằng: Khi Thành đã ngồi đó, chẳng “thằng nhãi” nào dám ngồi cạnh mà “nổ”. Những lúc Thành ngồi lặng lẽ uống rượu một mình đó, chẳng ai biết Thành nghĩ gì. Song có một điều chắc chắn, kể cả đã say, chưa bao giờ người ta thấy Thành “đá mèo, đánh chó” với người dân lương thiện.
Khi “công việc” làm ăn rơi vào bế tắc, Thành “chân” đã “tư vấn” cho Dung “Hà” rất nhiều đường đi, nước bước để trụ lại ở nơi giang hồ hiểm ác xứ người.
Thành chỉ rằng: Thế lực của mình không thể bằng Năm Cam nên đừng tham. Hơn nữa, Năm Cam cũng không thể dành thị phần quá nhiều cho mình vì còn đám đàn em Hà thành chạy vô ẩn náu, cần “việc làm” và tiền bạc để sinh sống.
Minh “sứt”.
Dung “Hà” không nghe, nghe theo lời Minh “sứt”. Mà Minh “sứt” suốt thân là dân buôn “hàng trắng”. Ngón nghề về buôn “hàng trắng”, chắc chắn Minh thạo nhưng không thể thạo dao, kiếm, súng bằng Thành được.
Khi can ngăn đàn em không được, để tránh một kết cục bi thảm cho mình và không muốn vướng thêm vào vòng tội lỗi của quá khứ, Thành “chân” đành chia tay cô em út trong bình yên để sang Canada định cư. Sự ra đi của Thành “chân” đã làm Dung “Hà” hẫng hụt trong một thời gian.
Kết cục Thành “chân” báo trước cho cô em đã xảy ra. Dung “Hà” bị chính đàn anh kết nghĩa của mình dùng giang hồ đất Bắc “khử” giang hồ đất Cảng. Dung chết, Năm Cam cũng chết, dù hai cái chết khác nhau nhưng đều là sự trừng phạt rất đúng đắn của công lý.
Theo Ngươi đưa tin
Những điều chưa biết trong ngày tử hình Năm Cam
Linh cảm sắp 'đi', Năm Cam tắm gội sạch sẽ, đòi mặc bộ quần áo tù mới, cả đêm trằn trọc không ngủ, hết trở mình lại nhìn đăm đăm lên trần nhà.
Ban ngày khu tử tội chìm trong yên lặng, chộn rộn vào giờ ăn, rồi sau đó mỗi người chìm vào suy tư riêng của mình. Sau thời gian hoảng loạn ban đầu, tinh thần Năm Cam dần ổn định trở lại. Sống trong những ngày tháng được xem là cuối cùng trong cuộc đời, Năm Cam thường đọc kinh Phật và luôn nghĩ đến sư cô Diệu Quang. Có lẽ nhờ vậy, Năm Cam đã hiểu ra rằng hành vi tội ác của y phải được trả giá một cách tương xứng theo thuyết "nhân nào quả nấy", y chỉ xin được một ân huệ cuối cùng khi chấm dứt kiếp người, linh hồn được sớm siêu thoát.
Linh cảm mình sắp "đi", Năm Cam tắm gội sạch sẽ khác thường, đòi mặc bộ quần áo tù mới, cả đêm trằn trọc không ngủ, hết trở mình lại nhìn đăm đăm lên trần nhà.
Năm Cam trong tù.
Ngày 21/5/2004, quyết định thi hành án tử hình Trương Văn Cam, Nguyễn Việt Hưng, Phạm Văn Minh, Nguyễn Hữu Thịnh và Châu Phát Lai Em được ban hành. Công an TP HCM triển khai thực hiện. Để bảo đảm an toàn tuyệt đối, công tác chuẩn bị pháp trường được tiến hành chu đáo. Hàng loạt thao tác kỹ thuật đã hoàn tất một ngày trước khi đưa phạm nhân từ trại giam ở Tiền Giang về Trại giam Chí Hòa.
0h ngày 3/6/2004, tại trại tạm giam, thủ tục chuyển trại cho năm tử tội được tiến hành, các tử tội được đưa lên xe. Tiếng xích chân và tay va vào nhau, âm thanh khô khốc vang lên trong đêm sương lạnh buốt.
Trước khi bước chân vào trong xe bít bùng, ai cũng cố nấn ná vài giây đưa mắt nhìn xung quanh. Đêm trước, trời mưa rất to, mới tạnh được chừng 2 tiếng nên không khí khá mát mẻ và ẩm ướt. Một vài giọt nước mưa còn đọng trên các tán cây rơi lộp độp. Rạng sáng, 5 bị án Trương Văn Cam, Nguyễn Hữu Thịnh, Nguyễn Việt Hưng, Châu Phát Lai Em, Phạm Văn Minh được đưa ra xe rời Trại tạm giam của Công an tỉnh Tiền Giang một cách khá lặng lẽ.
1h45 phút, đoàn xe áp giải 5 bị án sừng sỏ một thời đến chân cầu Tân An. Gần 2h30, tại Trại giam Chí Hòa, 5 bị án vẫn chưa biết gì về sự sống và cái chết đang được tính từng phút đối với họ. Vẫn nói chuyện bình thường bởi họ cứ ngỡ rằng đó chỉ là thủ tục chuyển trại bình thường. Trương Văn Cam, Nguyễn Việt Hưng đều không giấu được thoáng bất chợt rùng mình. Rất có thể đó là cái rùng mình cuối cùng cho phút giây nuối tiếc tự do và cuộc sống.
3h30, cả 5 tử tù được đánh thức, lần lượt được dẫn giải vào hội trường của Trại giam Chí Hòa để lăn tay, xác minh lại lai lịch, làm các thủ tục cuối cùng. Họ nghe tuyên đọc quyết định thi hành án và được cho viết lời trăn trối gửi người thân, gia đình trước sự chứng kiến của đại diện viện kiểm sát, tòa án và công an. Đến phút này, Năm Cam cùng bốn đồng phạm mới biết chắc là thời khắc còn sống chỉ được tính bằng giờ, bằng phút. Sau đó, Hội đồng Thi hành án bắt đầu các thủ tục cho thay áo quần mới, bữa ăn cuối cùng được mang ra, lúc này 5 bị án mới chợt hiểu ra mọi sự, một đùi gà, một chiếc bánh bao và một chai nước ngọt nhưng không ai có thể nuốt nổi. Ông trùm thế lực đen một thời cũng không còn chút can đảm để đối diện với cái chết cận kề. Vẻ mặt thất thần như vô hồn đã thay vào khuôn mặt đầy tinh ranh, mưu mô xảo quyệt vốn có của Năm Cam.
Đoàn xe chuyển tử tội tiến ra Thủ Đức, có xe môtô cảnh sát dẫn đường bảo vệ hộ tống. Để đảm bảo an toàn, từ suốt đêm trước, trên tất cả các ngã tư, giao lộ mà đoàn xe đi qua Công an TP HCM đều cắt cử cảnh sát giao thông trực sẵn.
5h sáng, đoàn xe chở tử tội Năm Cam và 4 đồng phạm tiến vào pháp trường ở phường Long Bình (quận 9). Sau nhiều tháng kể từ phiên phúc thẩm, nay mới được nhìn thấy nhau, hai tử tù trẻ tuổi Nguyễn Việt Hưng và Nguyễn Hữu Thịnh cố ngoái cổ nhìn chiến hữu. Hai người đều ăn hết bữa sáng gồm bánh mỳ, bánh bao, đùi gà, nước ngọt. Năm Cam và Phạm Văn Minh giờ như kẻ mất hồn, ngồi bần thần. Châu Phát Lai Em mặt đổ chàm, chân tay hơi run...
Cột bắn đề rõ tên của 5 bị án được sắp thành hàng ngang theo thứ tự: Phạm Văn Minh, Trương Văn Cam, Châu Phát Lai Em, Nguyễn Việt Hưng và Nguyễn Hữu Thịnh. Được dẫn xuống xe, cả 5 tử tội hầu như không bước nổi, phải có người xốc nách dìu đi. Trời chưa sáng hẳn. Đặt chân xuống đất, vừa thấy tên cột bắn và bảng tên đề sẵn, Nguyễn Việt Hưng và Nguyễn Hữu Thịnh gần như quỵ hẳn, run bần bật. Các bị án người được dẫn vào vị trí, sắp thành hàng ngang.
Tờ mờ sáng, các thủ tục trước khi ra pháp trường hoàn tất, tuy không công khai nhưng xung quanh trường bắn lúc này đã có hơn 200 người dân, thân nhân những bị án và lẫn trong đó có cả những người từng là nạn nhân của băng nhóm tội phạm Năm Cam đợi chờ giây phút đền tội của những kẻ thủ ác.
Tại khoảng giữa của trường bắn, cách chỗ 5 tử tù chừng vài chục thước, Hội đồng Thi hành án làm việc trong chiếc liều bạt. Các tử tù đã được bịt mắt bằng một mảnh vải đen lần lượt bị cột vào cái cọc giống như cái thang, cao hơn 2 thước. Hai chiếc đèn pha trên nóc ôtô chở cảnh sát bảo vệ đủ ánh sáng để hội đồng thi hành án nhìn thấy mọi việc đang diễn ra. Tội trạng từng người, từng tên được nêu tóm tắt và công bố quyết định thi hành án tử hình. Tất cả diễn ra trong vòng nửa tiếng.
Tiểu đội hành quyết dàn hàng ngang tiến lên phía trước, đối diện 5 tử tội. Đội trưởng hành quyết ra lệnh, giọng đanh gọn: "Tất cả vào vị trí... Chuẩn bị... Bắn!". Hàng súng có gắn lưỡi lê giương lên ngang tầm mắt các xạ thủ. Ngay sau mệnh lệnh hành quyết, loạt đạn đanh, khô khốc, ghê rợn vang lên. Tiếp theo là 5 phát đạn ân huệ cuối cùng dành cho tử tội. Những chiếc dây thừng buộc tử tội vào cọc được mở ra, xác Phạm Văn Minh, Trương Văn Cam, Châu Phát Lai Em, Nguyễn Việt Hưng và Nguyễn Hữu Thịnh mềm nhũn, trắng bệch đổ ập về phía trước, nơi đặt sẵn 5 cỗ quan tài. Các bác sĩ pháp y làm nhiệm vụ báo cáo Hội đồng thi hành án: "Cả 5 tử tội đã chết".
5h45, đội thi hành án đã hoàn tất việc thực thi pháp luật.
Cũng trong ngày, con cháu Năm Cam tới thắp hương khấn mộ được chôn cất tại trường bắn.
Theo Pháp Luật Việt Nam
"Bà trùm" Dung Hà dính đòn thù từ đối thủ của người tình như thế nào? Cuộc đời giang hồ của "bà trùm" Dung Hà có hai phân đoạn rõ ràng. Đó là thời điểm ở đất Cảng và thời điểm Nam tiến. Ở đất Cảng, ngoài giang hồ, chuyện tình cảm của "bà trùm" cũng khá nhiều đồn thổi khác nhau, làm giang hồ dậy sóng. Khi Nam tiến, sự thân thiết giữa "bà trùm" với "ông trùm"...