Giãn nộp 5 tháng, chưa kịp phục hồi đã lo tiền đóng thuế
Trong bối cảnh hiện nay, sẽ có DN phải ngưng hoạt động và giải thể, phá sản do thiếu vốn. Vì vậy, chính sách tạo dòng tiền vào cho DN rất quan trọng, thậm chí phải “bơm” tiền thật cho DN để tái khởi động “cỗ máy” kinh doanh.
Dừng kinh doanh, giãn thuế không tạo ra dòng tiền
Khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, khoảng 20% các DN gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra tiếp cận được gói hỗ trợ của Chính phủ. Còn theo khảo sát của Hiệp hội DN TP.HCM, có đến 61% DN gặp khó khăn khi tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và TP, trong đó 28% DN cho rằng quy trình, thủ tục phức tạp, 14% DN đánh giá cơ quan hướng dẫn chưa nhiệt tình.
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh, sản xuất chịu nhiều tác động do dịch Covid-19, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ DN vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, hiệu quả chưa như mong đợi.
Chẳng hạn, với gói tín dụng ưu đãi 285.000 tỷ đồng, các DN cho biết rất khó vay được vốn. Ngành ngân hàng đã vào cuộc, thực hiện giãn nợ, cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất khoản vay cũ và mới. Tuy nhiên, đa số các DN cho biết không dễ tiếp cận vốn ngân hàng.
Giám đốc một DN nhỏ kinh doanh thời trang tại Hà Nội chia sẻ, do phải đi thuê mặt bằng nên không có tài sản đảm bảo, cửa hàng đóng nên không có nguồn thu. Do đó, rất khó chứng minh được nguồn tiền trả nợ nên không thể vay vốn từ ngân hàng. Gói hỗ trợ được ngân hàng đưa ra với nhiều ưu đãi, nhưng bao nhiêu DN khó khăn có thể tiếp cận được, vị giám đốc băn khoăn.
Rào cản lớn trong việc tiếp cận gói tín dụng ưu đãi là phải chứng minh thiệt hại do Covid-19 gây ra (ảnh minh họa)
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành tính đến đầu tháng 5/2020 mới đạt 1,2%, nhưng với khu vực DN nhỏ và vừa lại giảm 0,8%. Như vậy, cũng có nghĩa là khả năng tiếp cận tín dụng của các DN nói chung đang gặp khó khăn.
Hiện quy trình chuẩn đối với việc thẩm định, đánh giá thiệt hại, ban hành danh mục ngành nghề, lĩnh vực được xác định là đối tượng DN chịu thiệt hại trực tiếp do Covid-19 vẫn chưa được công khai, minh bạch. Mỗi ngân hàng lại có quy định khác nhau, vì vậy mà tiến độ giải cứu diễn ra rất chậm.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng Giám đốc Vietravel, cho hay gần 100% DN lữ hành phải tạm ngừng hoạt động, đến nay tình hình kinh doanh vẫn còn vô vàn khó khăn. Các DN du lịch mong mỏi các gói hỗ trợ nhanh chóng triển khai vào thực tế.
Một báo cáo của Bộ Công Thương chỉ ra rằng, các DN du lịch rất khó tiếp cận các gói hỗ trợ tín dụng. Đó là bởi Ngân hàng Nhà nước dành nhiều quyền tự quyết cho các ngân hàng thương mại, trong khi bản thân các nhà băng cũng hoạt động theo cơ chế của DN, phải chịu sức ép về chỉ tiêu lợi nhuận với cổ đông.
Video đang HOT
Theo VCCI, rào cản lớn trong việc tiếp cận gói tín dụng ưu đãi là phải chứng minh thiệt hại do Covid-19, rồi phải có tài sản đảm bảo, kế hoạch kinh doanh tốt, dòng tiền đảm bảo… Ngay cả khi đáp ứng được các điều kiện trên, số vốn giải ngân cũng không đáp ứng được nhu cầu tái đầu tư sản xuất của DN.
Chính phủ đã ban hành Nghi định 41/2020/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất 5 tháng của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2020, giúp DN có thêm dòng tiền để phục vụ các mục đích sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, với nhiều DN, điều này chưa hỗ trợ được nhiều. Chẳng hạn, với các DN ngành du lịch, 4 tháng đầu năm nay gần như không có doanh thu, vì vậy giãn thuế cũng không tạo ra được dòng tiền. Nhiều DN thuộc các ngành nghề khác doanh thu cũng giảm mạnh chỉ còn 20-50% so với trước, thua lỗ nên việc giãn thuế không đem lại nhiều hiệu quả. Còn gia hạn tiền thuê đất, chỉ những DN thuê của Nhà nước mới được hưởng.
Cần kéo dài thời gian giãn nộp thuế hơn nữa để hỗ trợ về dòng tiền cho các DN.
“Bơm” tiền thật
Báo cáo của trường Đại học Kinh tế – Luật và Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng Đại học Quốc gia TP.HCM cho rằng, các gói kích thích, hỗ trợ hiện có tác động giới hạn đối với DN đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Nó chỉ giúp làm giảm hoặc ngăn dòng tiền ra của DN, chứ chưa có chính sách hỗ trợ làm tăng dòng tiền vào cho DN.
Theo các chuyên gia kinh tế, Chính phủ cần có những giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ và sâu hơn. Sẽ có những DN phải ngưng hoạt động và giải thể, phá sản trước khi cải thiện được dòng tiền. Vì vậy, chính sách tạo dòng tiền vào cho DN lúc này rất quan trọng và cần hiệu quả hơn. Thậm chí, phải “bơm” tiền thật để DN tái khởi động “cỗ máy” kinh doanh. Việc này có thể thực hiện thông qua các định chế tài chính thuộc sở hữu Nhà nước, hoặc mở rộng các chương trình bảo lãnh tín dụng của Nhà nước sang các ngân hàng tư nhân.
Để giải quyết vấn đề khó tiếp cận vốn cho DN, có thể chuyển dịch rủi ro của chủ nợ về phía Chính phủ. Về trung hạn, có thể tính đến việc cho phép DN chuyển lỗ về năm trước và bố trí một khoản mục chi tái thiết kinh tế, trong dự toán ngân sách thời kỳ 2021-2026 dưới hình thức “Chi đầu tư phát triển”… TS. Trần Hùng Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng, Đại học Quốc gia TP.HCM nêu ý kiến.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim, cần kéo dài thời gian giãn nộp thuế hơn nữa để hỗ trợ về dòng tiền cho các DN. Giãn, hoãn thuế giúp tạo điều kiện cho các DN có thanh khoản, coi như ngân sách cho DN vay với lãi suất 0%. Đối với ngân sách Nhà nước, vì không thu được thuế nhưng vẫn phải chi nên sẽ phải đi vay sớm hơn, như vậy cũng sẽ phát sinh chi phí. Nhưng kéo dài thêm thời gian, sẽ hỗ trợ DN tốt hơn để vượt qua khó khăn.
Ông Phạm Nam Kim cho rằng, Chính phủ có thể cân nhắc kéo dài thời gian gia hạn nộp thuế lên 1 năm để phù hợp hơn với tình hình. Một số quốc gia trong khu vực cũng đã áp dụng như vậy.
Ngoài ra, cần xem xét miễn, giảm thuế thu nhập DN, tiêu thụ đặc biệt, tiền thuê đất và thậm chí tiếp tục gia hạn nộp thuế, đối với các nhóm DN chịu thiệt hại nặng nề và bổ sung nguồn lực tài chính, để phục hồi hoạt động sản xuất – kinh doanh, ông Kim đề xuất.
Dồn tiền nhàn rỗi, chọn ngân hàng lãi suất cao gửi tiết kiệm
Tín dung tăng thấp, thanh khoản của các ngân hàng rất dồi dào nhưng lãi suất huy động vẫn cao ngất ngưởng. Có tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm lúc này vẫn lợi lớn, khỏi lo những biến động bất lợi.
Gửi tiết kiệm yên tâm giữ tiền
So với tháng 2/2020, lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng đã giảm nhẹ. Cụ thể, từ đầu tháng 3/2020, lai suât cua nhom 4 ngân hang thương mai Nha nươc giam trung binh 0,1 điểm %/năm, nhom ngân hang thương mai cổ phần (TMCP) co vôn trên 5.000 tỷ đông giam 0,03-0,07 điểm %/năm, nhom ngân hang TMCP có vôn dươi 5.000 tỷ đông giam 0,01 điểm %/năm.
Cụ thể, lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng đang được niêm yết phổ biến từ 4,3-5%/năm. Đối với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất phổ biến từ 5,3-7,6%/năm, trong đó, nhóm 4 ngân hàng thương mại Nhà nước niêm yết ở mức 5,3%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng cao nhất thuộc về ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) với 7,6%/năm, thấp hơn một chút là ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) với 7,55%/năm và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) 7,5%/năm.
Nhiều ngân hàng vẫn duy trì lãi suất cao dù thanh khoản dồi dào
Với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất dao động trong khoảng 6,8-8,1%/năm. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước giữ ở mức 6,8%/năm, cao nhất là NCB 8,1%/năm, ngân hàng TMCP Nam Á 7,99%, ngân hàng TMCP Bảo Việt 7,95%, Bắc Á và ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank) 7,8%/năm.
Các kỳ hạn từ 13 tháng trở lên lãi suất từ 6,8-8,6%/năm. Khách hàng gửi tiết kiệm online được hưởng lãi suất cao hơn từ 0,01-0,02 điểm %/năm.
Lãi suất tiết kiệm tuy đã giảm, nhưng mức giảm không đáng kể tính từ đầu năm đến tháng 2/2020, riêng kỳ hạn từ 9-13 tháng nhiều ngân hàng vẫn giữ nguyên.
Trong lúc dịch Covid 19 đang hoành hành, nhiều ngành nghề kinh doanh gặp khó khăn, các DN đang phải vật lộn để tồn tại thì có tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm ngân hàng là an toàn nhất. Đầu tư vào vàng hay chứng khoán vẫn có rủi ro, còn gửi tiết kiệm có thể "ăn ngon ngủ kỹ". Người dân có tiền gửi tiết kiệm các kỳ hạn 9-13 tháng tại một số ngân hàng TMCP nhỏ như NCB, SCB, Nam A Bank, Bac A Bank, VietBank, BaoViet Bank,... vẫn được hưởng lợi lớn.
Lãi suất tiết kiệm đang là kênh trú ẩn tốt cho dòng tiền nhàn rỗi trong lúc kinh tế khó khăn. Chỉ có điều, khách hàng cần lựa chọn việc nhận lãi đầu kỳ, hàng tháng, hay cuối kỳ, cho phù hợp với kế hoạch tài chính của mình. Thông thường nhận lãi đầu kỳ bao giờ cũng có lãi suất thấp nhất và cuối kỳ bao giờ cũng cao nhất. Chẳng hạn, gửi tiết kiệm ngân hàng NCB, kỳ hạn 12 tháng hiện nay, nếu nhận lãi đầu kỳ sẽ được hưởng lãi suất 7,49%/năm, nhận hàng tháng là 7,81%/năm, nhận 3 tháng một lần là 7,86%/năm, 6 tháng một lần là 7,94%/năm và nhận một lần vào cuối kỳ là 8,1%/năm.
Với lãi suất tiết kiệm tốt như hiện nay thì gửi tiền ngân hàng vẫn là lựa chọn tốt.
Có tiền gửi tiết kiệm ngân hàng tránh rủi ro dịch bệnh Covid-19
Lãi vay giảm hỗ trợ DN
Lãi suất huy động vẫn duy trì ở mức cao, câu hỏi đặt ra là lãi suất cho vay có giảm? Để hỗ trợ các DN khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước cho biết, vừa qua các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ giảm lãi cho hơn 44.000 khách hàng với 222.000 tỷ đồng dư nợ và cam kết số vốn khoảng 250.000 tỷ đồng nữa.
Các ngân hàng thương mại cũng thông báo sẽ giảm lãi suất cho vay từ 0,5-3 điểm %/năm cho các khoản vay của DN. Tùy từng ngân hàng, sẽ có những chính sách khác nhau, giảm lãi suất cho cả những khoản vay hiện hữu hay chỉ cho các khoản giải ngân mới.
Tuy nhiên, đây chỉ là những khoản vay hỗ trợ các DN gặp khó khăn. Điều kiện để được hưởng cũng không phải dễ dàng. Các DN phải đáp ứng các tiêu chuẩn như: có xếp hạng tín dụng tốt qua nhiều kỳ liên tiếp; tình hình tài chính ổn định, minh bạch trước dịch; có lịch sử vay trả đúng hạn; là khách hàng truyền thống và có giao dịch tín dụng liên tục,...
Ngoài ra, các khoản vay lãi suất thấp này còn được ấn định về thời hạn. Sau đó, lại áp dụng lãi suất thả nổi, căn cứ vào lãi suất huy động bình quân, cộng với biên độ 3-4%/năm nữa thì lãi suất cho vay, tính chung khó có thể giảm thấp.
Hơn nữa, khi ngân hàng tung ra gói hỗ trợ lớn với lãi suất thấp, cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, qua đó còn tác động đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Theo giới chuyên môn, hoat đông san xuât, kinh doanh của các DN đang bi anh hương tiêu cưc dịch Covid-19 nên nhu cầu vay vốn hiện giảm thấp. Hơn nữa, trong 5 tuần qua, Ngân hàng Nhà nước thông qua nghiệp vụ mở đã hút ròng về 120.000 tỷ đồng - đây là điều hiếm có, thể hiện thanh khoản của các ngân hàng rất dồi dào.
Tuy nhiên, lãi suất huy động vẫn không giảm mạnh. Vì vậy, mặt bằng lãi suất cho vay trên diện rộng sẽ khó giảm theo. Chỉ khi nào lãi suất huy động giảm mạnh thì lãi suất cho vay mới giảm theo và các đa số DN sẽ được hỗ trợ hiệu quả.
Trần Thủy
Theo Vietnamnet.vn
Tiếp cận vốn giá rẻ, doanh nghiệp muốn ưu đãi nhiều hơn Mặc dù các ngân hàng đã giảm lãi suất để hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bới dịch Covid-19, song điều kiện vay các gói tín dụng ưu đãi khá phức tạp, bên cạnh đó DN vẫn mong muốn được ưu đãi hơn để hồi phục sản xuất. DN tiếp cận vốn rẻ Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ...