Gian nan nghề săn mật ong trên đỉnh thế giới
Săn mật ong trên đỉnh núi Himalaya ở Nepal là một trong những nghề khá nguy hiểm bởi người thợ có thể mất mạng khi hàng nghìn con ong rừng sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào hay rơi xuống vực sâu.
Theo Great Big Story, cứ đều đặn 2 lần trong một năm, người dân ở làng Bhujung, Nepal, vào rừng để săn mật ong trên các vách đá cao hàng trăm mét.
Tuy nhiên, nghề săn mật ong ở đây chưa bao giờ dễ dàng.
Các thợ săn mật thường chia thành nhóm vào rừng và leo lên vách núi bằng thang dây.
Sau đó, thợ săn phải mạo hiểm tiếp cận vách đá, nơi các tổ ong đang ẩn náu. Thế nhưng, nếu không có đủ kiến thức hoặc không biết mình đang làm gì, thợ săn mật ong sẽ rơi khỏi vách đá.
Đầu tiên, họ đốt lửa, hun các tổ trên vách đá để xua lũ ong ra khỏi tổ.
Đàn ong sẽ bay ra xung quanh sau khi bị ngạt khói.
Người thợ bên dưới có nhiệm vụ giữ chắc thang dây để người thợ săn trên cao tiếp cận tổ ong một cách an toàn.
Sau đó, người thợ đuổi nốt đám ong còn bán lại trên tổ và cắt khối mật ra khỏi tổ.
Rủi ro lớn nhất mà những người thợ này gặp phải là có thể rơi khỏi thang dây xuống vực sâu bất cứ lúc nào, hoặc bị hàng nghìn con ong vỡ tổ lao vào tấn công.
Đổi lại, những tổ ong khổng lồ như thế này hứa hẹn đầy mật ngọt. Nguồn ảnh: Great Big Story, National Geographic.
Video: Theo chân thợ săn ong “tử thần”. Nguồn: VTC Now
Để 100.000 con ong vây kín người, bé gái Ấn Độ muốn gửi thông điệp gì?
Bé gái Ấn Độ dũng cảm để 100.000 con ong vây kín quanh người nhằm giúp mọi người nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của côn trùng đối với cuộc sống.
Để 100.000 con ong vây kín người, bé gái Ấn Độ muốn giúp mọi người nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của côn trùng.
Khoảng hơn 100.000 con ong đã vây kín quanh người một bé gái Ấn Độ, Reema ,12 tuổi ở khu vực Palani, Tamil Nadu. Hành động được coi là dũng cảm của cô bé nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của côn trùng đối với cuộc sống con người.
Cha của bé gái, ông Ishaq sở hữu một khu nuôi ong để sản xuất mật ong thương mại gần Palani.
Ishaq giải thích: "Chúng tôi nuôi khoảng 20 triệu con ong trong trang trại của mình. Trong đó tôi hiện nuôi khoảng ba loài ong khác nhau trong trang trại của mình. Chúng tôi có ong Ý, ong Ấn Độ và ong muỗi".
Reema nói: "Những con ong ở trên người tôi là ong mật Ý. Những con ong mật Ấn Độ vẫn ở trong đó. Nếu bị ong mật Ấn Độ đốt dù chỉ một lần, mùi hương sẽ lưu trên cơ thể bạn và những con ong khác từ tổ sẽ lao tới đốt bạn".
Ngoài mục đích sản xuất mật ong, ong là loài thụ phấn quan trọng, ước tính khoảng 1/3 nguồn cung cấp thực phẩm của nhân loại phụ thuộc vào sự thụ phấn của động vật và côn trùng, trong đó ong là loài đóng góp lớn nhất.
Bé gái Reema cho biết: "Con người cần sự giúp đỡ của ong, và cũng cầu mong mọi người trồng nhiều cây để cứu ong. Ong là thú cưng của tôi, ong là cuộc sống của tôi. Tham vọng của tôi là làm được điều này".
Các quần thể ong đang suy giảm trên toàn thế giới, cùng với nhiều loài côn trùng thụ phấn khác. Việc sử dụng thuốc trừ sâu, sản xuất cây trồng độc canh, phá hủy môi trường sống tự nhiên, cũng như sự nóng lên toàn cầu, đều là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này.
Ishaq, Cha của Reema nói: "Trong xã hội loài ong, ong chúa rất quan trọng, là nguồn gốc của tất cả các loài ong khác. Những con ong như ong thợ, ong bay ong thuốc tập hợp với nhau thành nhóm. Trong đàn, có ong làm nhiệm vụ đi lấy mật mang về tổ, có con làm nhiệm vụ bảo vệ ong chúa, chăm sóc khi nó đẻ trứng".
Theo ông Isha, có một mối đe dọa lớn đối với sự tồn tại của loài ong trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu loài ong biến mất khỏi thế giới thì sự tồn tại của con người cũng không được đảm bảo, nhanh nhất là 4 năm sau sẽ diệt vong.
Do đó, điều quan trọng là phải tiếp tục nuôi ong, để chúng bảo vệ ngành nông nghiệp. Hơn nữa, mật ong có giá trị y học cao, nhiều bác sĩ Ayurvedic đang sử dụng mật ong để chữa bệnh. Theo ông Isha, mật ong là một trong những thực phẩm tuyệt vời nhất thế giới, không có thực phẩm nào có nhiều lợi ích như mật ong.
Ong 'sát thủ' lần đầu tiên sa bẫy ở Mỹ sau 4 tháng tung hoành Gần 4 tháng sau khi con ong bắp cày đầu tiên xuất hiện ở Mỹ, các nhà nghiên cứu tại Sở Nông nghiệp bang Washington (WSDA) đánh bẫy thành công một con ong này. Con ong bắp cày trên sa bẫy do WSDA đặt ở vịnh Birch hôm 14/7. "Điều này rất đáng khích lệ vì nó có nghĩa là bẫy của những...