Gian nan hành trình ’start-up’ của thế hệ vàng
Từng là những trụ cột của thế hệ vàng của ĐT Anh cách đây hơn 1 thập kỷ, Frank Lampard, Steven Gerrard và Sol Campbell giờ đây đang dấn thân vào một thách thức mới, khó khăn hơn cả thời còn thi đấu, đó là làm HLV.
Từ chiều mưa ở Wembley…
Sân Wembley một chiều mưa tháng 11 năm 2007, HLV Steve McClaren cầm chiếc ô đứng bất động trên đường pitch nhìn vào vô định. ĐT Anh của ông khi ấy đang rời sân với thất bại 2-3 trước Croatia tại trận đấu quyết định ở vòng loại EURO 2008, một kết quả khiến Tam sư lần đầu tiên sau 14 năm không lọt vào VCK một giải đấu lớn.
Trong đội hình Tam sư năm ấy có Lampard, Gerrard và Campbell, những gương mặt tiêu biểu của một thế hệ mà người Anh gọi là “thế hệ vàng”. Những cầu thủ thực sự tài năng, được cả thế giới thừa nhận. Đấy cũng là lần cuối cùng, Lampard, Gerrard và Campbell được cùng nhắc đến trong một sự kiện bóng đá. Hơn 1 thập kỷ sau, họ mới lại có cơ hội gắn tên với nhau. Nhưng lần này trong một vai trò khác. Cả ba cựu danh thủ ấy hiện đang bắt đầu khởi nghiệp huấn luyện. Và tháng 5 vừa qua chứng kiến giai đoạn quyết định hành trình “start-up” của họ.
Đấy là khi Derby County của HLV Frank Lampard trải qua những trận đấu nghẹt thở trong loạt play-off ở giải hạng Nhất Anh nhằm tranh vé lên chơi ở Premier League. Đấy là khi Macclesfield Town của nhà cầm quân Sol Campbell bước vào các trận đánh sinh tử để tìm cơ hội trụ lại giải hạng Ba Anh. Và đấy là khi Rangers của chiến lược gia Steven Gerrard phải dốc toàn bộ sức lực ra đua tài trong những trận play-off tranh chức vô địch Scotland.
Chỉ là những giải đấu trung bình, thậm chí là rất nhỏ (như giải hạng Ba Anh) song với ba gương mặt trụ cột của thế hệ vàng năm xưa, đấy là những cánh cửa lớn. Trong một thế giới bóng đá ngày càng thực dụng đến nghiệt ngã, cơ hội cầm quân dành cho những HLV trẻ như họ là rất ít ỏi. Lampard 40 tuổi, Gerrard trẻ hơn, mới 38 và Campbell già nhất cũng mới 44. Tất cả họ đều mới lần đầu tiên bước vào nghiệp cầm sa bàn. Họ cần chiến thắng như trẻ con cần sữa, để sự nghiệp non trẻ của mình không sớm bị vùi dập, còi cọc vì thiếu niềm tin.
… đến những thách thức của nghề cầm quân
Dù có những nốt trầm với ĐT Anh song nhìn lại sự nghiệp cầu thủ, Lampard, Gerrard và Campbell luôn có thể tự hào. Bộ ba ấy sở hữu 293 lần khoác áo Tam sư, 5 chức vô địch Premier League, 8 FA Cups, 6 League Cups, 2 Champions League, 1 UEFA Cup và 1 Europa League. Rất oai hùng.
Video đang HOT
Nhưng cuộc sống trên băng ghế huấn luyện lại là một câu chuyện khác. Áp lực dành cho người cầm lái khiến mỗi ngày với người HLV là một cuộc hành xác thực sự. Từ việc quản trị đội bóng, đến việc hoạch định chiến lược chuyển nhượng, lên giáo án tập luyện và tính toán làm sao để có thể đánh bại những đối thủ…. tất cả tạo ra một bầu không khí đặc quánh sức ép, khiến nghề HLV được xem là một trong những công việc khiến người ta dễ đột quỵ nhất. Ở đó, thành công hay thất bại nhiều khi chẳng liên quan gì tới quá khứ quá khứ lẫy lừng trên sân cỏ của người thầy.
Sol Campbell có thể là người hiểu rõ điều đó nhất. Anh đến Macclesfield Town như một minh tinh màn bạc nhờ tên tuổi lừng danh. Nhưng đội bóng nhỏ và yếu ớt này cần nhiều hơn là sự nổi tiếng. Đến cuối tháng 3, họ đã rơi xuống bét bảng giải hạng Ba với chỉ 35 điểm sau 39 trận. Phải rất nỗ lực, cựu trung vệ xuất sắc của Arsenal và Tottenham mới có thể đưa Macclesfield thoát khỏi thảm cảnh. Họ cán đích thứ 22, ngay phía trên nhóm xuống hạng. “Điều quan trọng là phải thổi vào các cầu thủ tinh thần chiến đấu. Tôi không phải chuyên gia tâm lý nên càng phải học hỏi nhiều ở khía cạnh quản trị con người. Rất may là cuối cùng đội bóng đã thoát hiểm”, Campbell tâm sự.
Trong khi đó, Gerrard thì thuận lợi hơn khi đưa Rangers tới ngôi á quân giải VĐQG Scotland. Và dù không thể lật đổ được Celtic, cựu tiền vệ Liverpool vẫn nhận được nhiều lời khen. “Stevie tạo ra tác động lớn và nhanh chóng tới cầu thủ”, Mark Allen – GĐBĐ của Rangers nhận xét. “Anh ấy như sinh ra để làm HLV vậy, mọi thứ tốt lên ngay từ ngày đầu Stevie đến đây”. Nhưng dù thế, bản thân Gerrard lại không hài lòng. “Những gì đạt được là chưa đủ. Tôi luôn bị ám ảnh bởi khẩu hiệu ‘54 chức VĐQG và 9 lần đăng quang liên tiếp’ mà các CĐV Rangers vẫn hát vang”, Gerrard nói, “nghề HLV chịu nhiều sức ép hơn hẳn so với cầu thủ. Càng dấn thân, tôi càng thấm thía điều này”.
Trò vẫn thua thầy
Dẫn dắt Ranges, Steven Gerrard đã có cơ hội đấu trí với thầy cũ của anh ở Liverpool, HLV Brendan Rodgers. HLV người Bắc Ireland này dẫn dắt Celtic tới hết lượt đi mùa 2018/19 trước khi chuyển sang Leicester. Lần đầu tiên chạm trán Celtic của Rodgers, Gerrard đã thua 0-1 và đó là bài học “vỡ lòng” về nghề cầm quân mà Rodgers dạy cho cậu học trò cũ.
Sol Campbell đuối nhất
Với thành tích 7 trận thắng, 10 trận hòa và 10 trận thua kể từ khi ngồi vào ghế nóng ở Macclesfield hồi tháng 11/2018, Sol Campbell đạt tỷ lệ thắng vỏn vẹn 25,9%. Tỷ lệ này thua xa Lampard (41,5%) tại Derby và Gerrard (52,6%) ở Rangers.
Theo Bongdaplus
Liverpool và hành trình 4 năm lột xác với Klopp
Tháng 10/2015, Juergen Klopp ký vào bản hợp đồng 3 năm với Liverpool. Thời điểm đó, The Kop đang chênh vênh ở vị trí thứ 10 trên BXH Premier League. 4 năm sau, Klopp đã đưa Liverpool vào tới 3 trận chung kết cúp châu Âu. Đó là một hành trình lột xác cùng bộ não Klopp của Lữ đoàn đỏ...
Bóng đá cảm xúc nhưng luôn mong manh
Sau 8 vòng đầu mùa 2015/16, Liverpool chỉ đứng thứ 10 trên BXH Premier League, kém đội đầu bảng Man City 6 điểm. HLV Brendan Rodgers buộc phải ra đi. Ngày 8/10/2015, Juergen Klopp ký hợp đồng có thời hạn 3 năm với đội chủ sân Anfield. Đó là cột mốc đánh dấu con phượng hoàng Liverpool bắt đầu hành trình hồi sinh.
Klopp ra mắt bằng trận hòa 0-0 với Tottenham hôm 17/10/2015. Đó là trận hòa tẻ nhạt, không bàn thắng, khi Liverpool chơi thứ bóng đá rình rập chứ không phải chủ động tìm kiếm chiến thắng. Nhưng đó chỉ là trận đầu tiên. Và sau đó Klopp đã nhào nặn biến Liverpool trở thành đội bóng tấn công không biết mệt mỏi và là ông vua của những trận cầu cảm xúc.
Với Klopp, The Kop trở thành cỗ máy ghi bàn, cỗ máy ngược dòng. Tứ kết lượt về Europa League 2015/16, họ từng để Dortmund dẫn trước 3-1 ngay tại Anfield. Nhưng chỉ trong 25 phút cuối, Liverpool ghi liền 3 bàn để thắng ngược 4-3. Đó là trận đấu bùng nổ cảm xúc mang đúng phong cách Klopp.
Nhưng với Klopp, The Kop cũng luôn là đội bóng mong manh. Trận chung kết Europa League 2015/16 với Sevilla, họ đã có màn trình diễn trên chân đối thủ trong hiệp 1. Nhưng sau đó họ lại để Sevilla ghi liền 3 bàn chỉ trong 25 phút đầu hiệp 2, rồi nhận thất bại ngược 1-3 và trở thành á quân.
Dưới thời HLV Klopp, Liverpool là ông vua của những trận cầu cảm xúc
Klopp sau đó đã tạo ra rất nhiều thay đổi. Ông mang về những cầu thủ theo triết lý bóng đá của mình như Georginio Wijnaldum, Alex Oxlade-Chamberlain, Sadio Mane, Mohamed Salah... Nhận thấy điểm yếu thể lực của Liverpool khi phải chơi thứ bóng đá đòi hỏi rất nhiều sức mạnh là Gegenpressing, Klopp đưa về chuyên gia thể lực Andreas Kornmayer, người từng có 15 năm làm việc ở Bayern. Thậm chí, Klopp còn bổ nhiệm cả HLV... ném biên cho The Kop. Ngoài ra, một Hội đồng chuyển nhượng cũng được tạo ra.
Một cuộc cách mạng toàn diện. Nhưng Liverpool vẫn là đội bóng của thứ bóng đá vui vẻ, đẹp, lẳng lơ, nhưng chẳng thể đi tới cái đích cuối cùng là danh hiệu. Trận chung kết Champions League 2017/18, thủ thành Loris Karius đã biếu không cho Real 2 bàn thắng, khiến The Kop nhận thất bại 1-3. Bên ngoài đường pít, Klopp chết lặng bởi chính ông là người luôn đặt niềm tin vào Karius và loại Simon Mignolet để lấy chỗ cho thủ thành này.
Có thể nói 3 năm đầu của Klopp ở Anfield là quãng thời gian của thứ bóng đá đầy cảm xúc, nhưng luôn mong manh...
Bước ngoặt mùa 2018/19
Nhưng Liverpool ở mùa 2018/19 đã mang diện mạo hoàn toàn khác. Sau 3 năm tới Anfield, cuối cùng Klopp đã tạo ra được đội bóng công thủ toàn diện, chứ không còn là người khổng lồ đứng trên đôi chân đất sét như trước. Sự xuất hiện của Van Dijk, rồi sau đó là Alisson đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt Liverpool.
Với Van Dijk, The Kop có trung vệ đắt nhất thế giới và hay nhất Premier League 2018/19. Với Alisson, Liverpool có thủ môn đắt thứ 2 thế giới và xuất sắc nhất giải Ngoại hạng Anh 2018/19. Chưa hết, với Alexander-Arnold và Andrew Robertson, đội chủ sân Anfield sở hữu cặp hậu vệ biên không chỉ hay nhất xứ sương mù mà còn có thể là xuất sắc nhất châu Âu thời điểm này.
Mùa 2017/18, Liverpool thủng lưới 38 bàn ở Premier League. Nhưng mùa bóng vừa qua, The Kop chỉ để thua 22 bàn và họ chính là đội thủng lưới ít nhất giải. Những đầu tư hợp lý đã khiến điểm yếu, nỗi kinh hoàng hàng thủ Liverpool trong 3 năm đầu triều đại Klopp trở thành câu chuyện quá khứ. Chưa bao giờ người ta lại thấy yên tâm với Liverpool như lúc này, với hàng phòng ngự được chỉ huy bởi Van Dijk.
Khi sự mong manh không còn, The Kop bây giờ thực sự là cỗ máy chiến thắng. Họ đã giành tới 97 điểm tại Premier League 2018/19, điểm số cao thứ 2 trong lịch sử CLB ở giải đấu cao nhất nước Anh. Nhưng họ không thể vô địch chỉ bởi một Man City quá xuất sắc. Còn tại Champions League, họ đã vào tới trận chung kết trong mùa giải thứ 2 liên tiếp.
Đây là mùa bóng bước ngoặt của Liverpool, khi họ rũ bỏ hoàn toàn hình ảnh mảnh mai dễ vỡ. Đó là hành trình lột xác 4 năm của The Kop với "kiến trúc sư trưởng" Klopp. Người ta bảo rằng hạnh phúc là hành trình, chứ không phải đích đến. Đúng vậy, trong hành trình 4 năm qua, Klopp đã đưa CĐV nhiều lần chạm tới đỉnh cao của thăng hoa cảm xúc. Nhưng vẫn sẽ là tuyệt vời hơn rất nhiều cho Liverpool nếu họ đánh dấu hành trình hồi sinh bằng chức vô địch Champions League năm nay...
Liverpool đối đầu vượt trội
Lịch sử đang ủng hộ The Kop trong trận chung kết Champions League sắp tới. Bởi trong 14 lần đối đầu gần nhất với Tottenham trên mọi đấu trường, họ chỉ thua đúng 1 trận và giành tới 9 chiến thắng.
Theo Bongdaplus
Boateng và 6 bản hợp đồng điên rồ nhất lịch sử bóng đá thế giới Boateng là trường hợp mua bán gây nhiều tranh cãi mới nhất xuyên suốt chiều dài làng túc cầu giáo nhân loại. Sau đây là 10 ví dụ kinh điển nhất. 1. Bebe Bebe là bản hợp đồng thất bại kinh điển của Man United. Lịch sử cầm quân của huyền thoại Sir Alex Ferguson đã bị ảnh hưởng không ít bởi bản...