Gian nan cuộc chiến chống ‘cát tặc’: Dân tự phát chống trộm cát
Trước thực trạng “không thể làm gì khác” của chính quyền với nạn “cát tặc” hoành hành, một số địa phương người dân đã tự đứng ra lập đội chống “cát tặc”. Nhưng qua đó cũng cho thấy tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm…
Người dân xã Tân Thiềng bức xúc chỉ tay về phía xáng cạp đang múc cát ẢNH: BẮC BÌNH
Lo sợ ấp Phú Luông (xã Tân Phú, H.Châu Thành) bị xóa sổ, sau nhiều cuộc họp dân, giữa tháng 4.2018, tổ phòng chống trộm cắp, khai thác cát trái phép ở ấp Phú Luông được thành lập. Trưởng ấp Trần Thị Kim Ngọc đến từng nhà vận động người dân góp tiền mua ghe. “Tùy điều kiện mỗi hộ, nhiều thì 500.000 – 1 triệu đồng, ít thì trăm ngàn thôi”, bà Ngọc nhớ lại.
Cuộc sống của bà con trong ấp không mấy khá giả. Hằng ngày, ngoài chăm bẵm vườn chôm chôm, bưởi, sầu riêng… họ còn đi phụ hồ, đánh cá dưới sông Hàm Luông kiếm thêm. Vì thế, kết thúc cuộc vận động, cả ấp chỉ gom được 10 triệu đồng trong khi ghe tuần tra giá 13 triệu đồng. Bà Ngọc phải vay mượn thêm mới sắm được ghe.
Video đang HOT
Tổ có 10 thành viên nhưng nhà thưa thớt, cách nhau vài trăm mét đến cả cây số và bao quanh toàn kênh rạch nên khó tập hợp đông đủ. Ông Nguyễn Thanh Minh, Tổ trưởng tổ chống khai thác cát trái phép, cho biết bà con ban ngày làm vườn nên tối về ai cũng mệt và ngủ sớm. “Dân quê mà, lo miếng cơm hằng ngày đã khó nên đâu phải lúc nào cũng tập trung đầy đủ. Quan trọng nhất bà con sợ cát tặc thuê giang hồ trả thù nên ai cũng dè chừng!”, ông Minh chia sẻ.
Ông Minh cho hay bản thân không ngại va chạm nhưng lực lượng quá mỏng, khó chống chọi nổi với cát tặc. “Hồi chuẩn bị thành lập công an xã hứa cùng tổ ra sông truy bắt nhưng hiện giờ khi chúng tôi thông báo có tàu hút cát, công an trả lời sẽ sắp xếp và… đợi”, ông Minh bức xúc.
Trưởng công an xã Tân Phú, ông Tạ Thanh Vũ thừa nhận có tình trạng khai thác cát trộm ở khu vực sông Hàm Luông, đoạn thuộc ấp Phú Luông, nhưng “công an khó có đủ lực lượng bố trí mỗi khi nhận tin báo”. “Lương công an viên 1,1 triệu đồng/tháng. Việc truy bắt cát tặc phải “ém quân”, mật phục lâu dài nên vừa mất thời gian, vừa tốn kinh phí khiến nhiều anh em e ngại đi xử lý”, ông Vũ nói rồi cho biết nếu bắt được sà lan hút cát, xã bàn giao cho huyện xử lý rồi sau đó được hỗ trợ 700.000 – 1 triệu đồng trích từ tiền xử phạt. “Tôi biết công an xã chưa xử lý hết những phản ánh của người dân, họ bức xúc là đúng. Nhưng tình trạng hút cát rất phức tạp, chúng tôi khó cáng đáng nổi nếu không có sự hỗ trợ nào từ các cấp trên”, ông Vũ nói.
Ông Nguyễn Minh Cường, Phó chánh thanh tra Sở TN-MT Bến Tre, thành viên thường trực Ban Chỉ đạo quản lý hoạt động khai thác khoáng sản tỉnh, cho biết tỉnh đã chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch tham mưu, hỗ trợ kinh phí ở cấp xã để có đủ điều kiện chống cát tặc. “Đúng là kinh phí cho chính quyền cấp xã dẹp nạn khai thác cát còn hạn hẹp. Họ làm việc này bán chuyên trách, nghiệp vụ hạn chế và lực lượng mỏng nên rất nguy hiểm”, ông Cường nhìn nhận. Trước tình trạng cát tặc lộng hành, ông Cường nhận định cũng có khả năng một số cán bộ tiếp tay cho các đối tượng khai thác cát. Tỉnh Bến Tre từng xử lý một trường hợp Công an xã Vĩnh Bình (H.Chợ Lách) thông tin cho các ghe tàu khi đoàn kiểm tra ra quân xử lý.
Theo TNO
Chủ tịch Khánh Hòa chỉ đạo xử nghiêm cát tặc lộng hành trên sông Cái
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh cho biết sẽ chỉ đạo các địa phương xử lý nghiêm tình trạng cát tặc lộng hành trên sông Cái Khánh Hòa.
Sông Cái Khánh Hòa bị sạt lở nghiêm trọng trong những năm qua đe dọa cuộc sống của hàng nghìn người dân ven sông
Nói về tình trạng khai thác cát trái phép tại kỳ họp HĐND tỉnh Khánh Hòa ngày 19/7, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - ông Lê Đức Vinh nhận định tình hình diễn ra phức tạp, kéo dài trong nhiều năm liền. Trên sông Cái Khánh Hòa xuất hiện một số tổ chức, cá nhân khai thác cát trái phép khi nhu cầu cát tại TP Nha Trang tăng mạnh.
Trước đó, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã ban hành quy chế phối hợp và đã chỉ đạo cho các địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép. Sở TN&MT trong quá trình thanh tra, kiểm tra chéo nếu phát hiện "cát tặc" hoạt động ở xã nào thì phải làm việc với huyện đề nghị xử lý nghiêm, nếu huyện nào không xử lý nghiêm thì phải báo cáo tỉnh.
"Việc này rất phức tạp như một số địa phương khác ở trên toàn quốc. Chúng ta lực lượng mỏng, còn một số tổ chức, cá nhân thì khai thác lén lút. Chúng ta phải có giải pháp để kiểm tra, xử lý. Còn những trường hợp ngang nhiên khai thác thì trách nhiệm của các địa phương, các ngành phải làm nghiêm", Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh nhấn mạnh.
Nhà dân ven sông Cái đoạn chảy qua TP Nha Trang (Khánh Hòa) trước nguy cơ bị đổ sụp xuống sông
Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa Võ Tấn Thái cho biết, từ trước đến nay chưa có chủ tịch huyện, chủ tịch xã nào bị xử lý trách nhiệm liên quan đến tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Cái.
Được biết, nhiều năm qua, trên sông Cái Khánh Hòa, cát tặc hoạt động rầm rộ cả ban ngày lẫn ban đêm. Nhiều đoạn sông chảy qua địa bàn các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và TP Nha Trang đã bị sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp nhà dân.
Viết Hảo
Theo Dantri
"Chỉ múc cát lên lấy tiền, có điều kiện tôi cũng múc" "Giá cát liên tục tăng mạnh, tạo ra lợi ích kinh khủng. Chỉ múc cát lên lấy tiền, nói thật tôi có điều kiện tôi cũng đi múc" - Phó trưởng Ban Dân nguyện của UB Thường vụ Quốc hội Đỗ Văn Đương phát biểu tại Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ, giải pháp tăng cường quản lý khai thác, kinh...