Gian lận điểm thi THPT ở Sơn La: Đề nghị truy tố 8 đối tượng
Liên quan đến việc gian lận thi cử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La, Công an tỉnh Sơn La vừa kết thúc điều tra vụ án gian lận thi cử, chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đề nghị truy tố 8 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Trong số 8 bị can, ông Trần Xuân Yến, khi bị khởi tố là Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La phụ trách việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La, cũng là người có chức vụ, quyền hạn lớn nhất trong vụ án này tính đến nay.
Đề nghị truy tố 8 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến gian lận thi cử kỳ thi THPH Quốc gia tại Sơn La.
Bảy người khác gồm ông Lò Văn Huynh (Trưởng Phòng khảo thí và quản lý chất lượng của Sở), bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Phó Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng), bà Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng), bà Cầm Thị Bun Sọn (Phó Trưởng Phòng chính trị – tư tưởng của Sở), ông Đặng Văn Thủy (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu, TP.Sơn La), ông Đỗ Khắc Hưng (nguyên trung tá, Phòng an ninh chính trị nội bộ công an tỉnh), ông Đinh Hải Sơn (nguyên thiếu tá, Phòng an ninh chính trị nội bộ).
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La có một số cán bộ liên quan trực tiếp vụ việc gian lận thi cử.
Cả 8 bị can trên bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”theo Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015.
Video đang HOT
Trong giai đoạn 1, cơ quan điều tra tập trung làm rõ hành vi của 8 bị can xoay quanh việc sửa điểm bài thi trắc nghiệm cho 44 thí sinh và sửa điểm bài thi tự luận là môn Ngữ văn cho một số thí sinh khác, cũng như sự tiếp tay của hai cán bộ công an.
Nhiều cán bộ công chức liên quan đến việc gian lận thi cử ở Sơn La.
Cơ quan công an cũng làm rõ về động cơ sửa bài thi, điểm thi của các bị can trong vụ án; cách thức các bị can thực hiện việc sửa bài thi, điểm thi của từng thí sinh; mức độ can dự của từng cá nhân trong đường dây gian lận thi cử có tổ chức này.
Ngoài ra, tỉnh Sơn La cũng đã yêu cầu số cán bộ đảng viên có con nằm trong danh sách những thí sinh được nâng điểm ở Sơn La phải làm báo cáo giải trình. Trong đó, một số trường hợp thí sinh được nâng điểm có bố mẹ đang giữ các vị trí lãnh đạo như: Cục trưởng Cục Thuế, Cục trưởng Cục Thống kê, Phó Chánh văn phòng tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND TP.Sơn La, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Sơn La.
Ông Trần Xuân Yến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT bị khởi tố liên quan đến gian lận thi cử.
Đáng chú ý, trong 44 thí sinh có cả con của ông Nguyễn Duy Hoàng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La, con của ông Phan Ngọc Sơn, chánh Thanh tra Sở GD-ĐT, con của ông Nguyễn Ngọc Hà, trưởng Phòng giáo dục trung học của Sở.
Theo Danviet
108 thí sinh 'gian lận' thi ở Sơn La, Hòa Bình đang học ở đâu?
Trong số 108 thí sinh được nâng điểm tại Sơn La, Hòa Bình có 1 thí sinh thi THPT quốc gia năm 2017 đã nhập học vào Học viện An ninh; 1 thí sinh không đủ điều kiện tốt nghiệp; 81 thí sinh đã nhập học vào 26 cơ sở giáo dục ĐH trong cả nước, 13 thí sinh không có tên trong danh sách trúng tuyển và nhập học tại các cơ sở giáo dục ĐH.
Đó là thông tin được Bộ GD&ĐT báo cáo tại Phiên họp với Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng quốc hội, hôm qua, 23/4.
Theo báo cáo này, trong số 108 thí sinh có 12 thí sinh có điểm chấm thẩm định không thấp hơn điểm trúng tuyển nên trước mắ trong quá trình điều tra các trường đang cho thí sinh tiếp tục theo học.
Tuy nhiên, khi có kết luận của cơ quan điều tra, nếu em nào bị kết luận có tham gia vào quá trình gian lận thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
"Quan điểm của Bộ GD&ĐT là xử lý nghiêm khắc, xem xét cho thôi học những thí sinh có kết luận liên quan đến gian lận thi cử" - Báo cáo nhấn mạnh.
Không những thế, tại báo cáo này, Bộ GD&ĐT cho biết Bộ Công an vẫn đang tiếp tục điều tra, xác minh để xử lý các tiêu cực gian lận xảy ra trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Quan điểm của Bộ Công an và Bộ GD&ĐT là tuyệt đối không dung túng cho sai phạm, đảm bảo đúng các quy định của quy chế và pháp luật; Các sai phạm trong thi cử phải xử lý nghiêm, xử lý đến cùng để đảm bảo công bằng cho kỳ thi.
Tuy nhiên, việc công bố các thông tin liên quan đến quá trình điều tra như danh tính của thí sinh và các đối tượng có liên quan thuộc thẩm quyền của Bộ Công An và chỉ được công khai đầy đủ sau khi kết thúc quá trình điều tra của cơ quan An ninh điều tra.
Bộ Công An và Bộ GD&ĐT đã thống nhất sau khi có kết luận chính thức cuối cùng của cơ quan An ninh điều tra, căn cứ tình hình cụ thể, sẽ phối hợp để xử lý trên tinh thần đúng pháp luật, nghiêm minh, khách quan và không gây các tác động tiêu cực làm ảnh hưởng không tốt tới đời sống xã hội.
Quan điểm của Bộ GD&ĐT phải xử lý nghiêm minh, công bằng, chính xác, không bao che và công khai, minh bạch; không chấp nhận những cán bộ, viên chức có gian lận trong thi cử được tiếp tục đứng trong hàng ngũ của ngành.
Vì vậy, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương xem xét xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giáo dục có hành vi gian lận điểm thi cho con em mình và cương quyết đưa ra khỏi ngành giáo dục những cán bộ vi phạm.
Theo kết quả chấm thẩm định của Bộ GD&ĐT, 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang có 222 thí sinh được nâng điểm. Trong số này, thí sinh được nâng điểm nhiều nhất là 29.95 điểm tại Hà Giang.
Theo Nghiêm Huê (Tiền Phong)
Bố mẹ của các thí sinh được nâng điểm nên bị xử lý thế nào? Dư luận đang đặt vấn đề những người là bố mẹ, phụ huynh của các học sinh được nâng điểm nên bị xử lý như thế nào? Các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang là các địa phương "điểm nóng" về tình trạng gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018. Đồ họa: Nguyễn Tường Chiều 22/4, đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng...