Giàn khoan Nam Hải số 9 làm tình hình thêm phức tạp
Ngay khi ông Dương Khiết Trì vừa lên máy bay rời Việt Nam, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Nam Hải số 9 vào vùng biển chưa phân định ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, làm gia tăng căng thẳng.
15h ngày 26/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo quốc tế thường kỳ, với sự tham dự của các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước, các cơ quan đại diện Ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, khi giàn khoan Hải Dương 981 cùng lượng lớn máy bay, tàu của Trung Quốc vẫn hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì Trung Quốc lại làm tình hình thêm phức tạp khi thông báo đưa giàn khoan Nam Hải số 9 đến vị trí mới.
Theo ông Hải Bình, 13h ngày 21/6, các cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện giàn khoan Nam Hải số 9 đã đến vị trí Trung Quốc thông báo. Tiếp đó, Cục Hải sự Trung Quốc đưa tàu khảo sát vật lý địa cầu hoạt động tại Biển Đông. Khu vực giàn khoan Nam Hải số 9 và tàu khảo sát hoạt động là thuộc vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ chưa phân định.
Theo luật pháp quốc tế, không bên nào được thăm dò, khai thác ở vùng chưa phân định. Hành động này diễn ra khi ông Dương Khiết Trì vừa sang thăm Việt Nam. Điều này làm dư luận quốc tế và Việt Nam lo ngại. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn phát hành bản đồ địa hình Trung Quốc trong đó có đường lưỡi bò, tiếp tục mở rộng, xây dựng trái phép trên một số hòn đảo ở Trường Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng.
Cũng theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động nói trên, không có hành động tương tự trong thời gian tới, tuân thủ luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, ngày 23/6, tàu kiểm ngư Việt Nam đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách giàn khoan 981 khoảng 11,5 hải lý thì bị tàu Trung Quốc vây ép, đâm húc gây thiệt hại nặng.
“Đây là hành vi hết sức nghiêm trọng, đe dọa tàu của Việt Nam hoạt động trong vùng biển của Việt Nam, vi phạm công ước quốc tế về Luật biển 1982. Việt Nam lên án mạnh mẽ hành động này và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động gây hư hại cho tàu Việt Nam, đồng thời bồi thường cho tàu Kiểm ngư cũng như các tàu khác của Việt Nam đã bị gây hư hại”, ông Hải Bình nói.
Thông báo tình hình thực địa 10 ngày qua, ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, trong đó có 4-6 tàu chiến (tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn), cùng nhiều tàu hải tuần, tàu kéo phục vụ, bảo vệ giàn khoan và các tàu cá.
Trung Quốc đang áp dụng thủ đoạn dùng tàu kéo kèm chặt hai mạn, tạo điều kiện để tàu khác đâm tàu Việt Nam. Trước, Trung Quốc dùng tàu Hải cảnh đâm khiến tàu này cũng bị móp méo nên giờ họ dùng tàu kéo đâm để không bị hư hại. Các máy bay trinh sát, tiêm kích, trực thăng của Trung Quốc cũng bay ở độ cao thấp để uy hiếp tàu Việt Nam.
Theo ông Thu, tàu cá Trung Quốc tiếp tục ngăn cản, buộc ngư dân Việt Nam đánh cá trong ngư trường truyền thống cách giàn khoan 981 khoảng 30 hải lý phải rời ngư trường.
Video đang HOT
Điều thêm giàn khoan Nam Hải số 9: TQ mưu tính ý đồ gì?
“Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói không dùng tàu quân sự bảo vệ giàn khoan, nhưng xin khẳng định tàu quân sự Trung Quốc thường xuyên có mặt ở hiện trường. Chúng tôi đã chụp được hình ảnh, đăng ký được tọa độ và không riêng phía Việt Nam mà các phóng viên quốc tế cũng ghi được hình ảnh. Nên Trung Quốc nói không dùng tàu quân sự mà tàu này chỉ đi qua là sai sự thật, lời nói của họ không đi đôi với việc làm”, ông Thu nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan mới ra Biển Đông, Người phát ngôn Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Vị trí Nam Hải số 9 là vùng chồng lấn, đang được phân định. Theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, khi đang phân định, không được thăm dò, khai thác”.
Theo ông Bình, có thông tin Trung Quốc đưa tiếp những giàn khoan khác, Việt Nam sẽ theo sát hành động này. Không chỉ Việt Nam mà cả quốc tế sẽ lo ngại nếu các giàn khoan này xâm phạm vùng chủ quyền của các nước.
Giàn khoan Nam Hải số 9 mới được Trung Quốc đưa vào khu vực cửa vịnh Bắc Bộ – nơi chưa phân định.
Giàn khoan thứ 2 đặt cửa vịnh Bắc Bộ: Thủ thuật thủ đoạn của TQ!
Trong chuyến thăm Việt Nam của ông Dương Khiết Trì, hai bên đã nhất trí sớm ổn định tình hình biển Đông, nhưng sau đó Trung Quốc vẫn ngang ngược trên Biển Đông. Bình luận về động thái này, ông Hải Bình chia sẻ: “Tôi đã khẳng định để giải quyết vấn đề phải có thiện chí từ hai phía. Nếu chỉ có một phía thì vấn đề không thể được giải quyết. Với hành động ngang ngược thì vấn đề còn có thể nghiêm trọng hơn”.
“Việt Nam có đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế không? Nếu có thì bao giờ?”, phóng viên đặt câu hỏi. Người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết, Việt Nam đã và đang sử dụng các biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền. Biện pháp pháp lý là biện pháp hòa bình văn minh được thế giới ủng hộ.
“Việt Nam đang nghiên cứu, cân nhắc kỹ thời điểm áp dụng biện pháp này”, ông Hải Bình nói.
Theo Zing News
Từ chối vụ kiện của VN, TQ tổn thất nặng nhất là gì?
Khởi kiện Trung Quốc là một quá trình lâu dài. Nếu Bắc Kinh từ chối thì cái mất nặng nhất thuộc về Trung Quốc là uy tín quốc gia...
Hôi luât gia, ngư dân... Viêt Nam đang cân nhăc kiên Trung Quôc vi gây ra nhiêu hanh đông ngang ngươc, phi phap ngay trong hai phân Viêt Nam.
Uy tín quốc gia
Vấn đề Việt Nam có kiện Trung Quốc hay không vẫn chưa có câu trả lời tuyệt đối vì khi vụ kiện xảy ra, mỗi bên không ai biết trước được khả năng thắng hay thua, du Viêt Nam co nhiêu băng chưng, cơ sơ thỏa đáng và thuyết phục.
Du vây, nhiều chuyên gia luật pháp quốc tế cũng như về Biển Đông tin rằng, mang giàn khoan vào vùng biển mà theo Công ước Luật biển 1982 của Liên Hơp Quôc (UNCLOS) quy định thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam thi Trung Quốc đã liều lĩnh với con bài chủ quyền lỏng lẻo khi chủ quan cho rằng, Tòa án quốc tế không thể can dự vào vấn đề này vì Bắc Kinh có quyền chọn lựa chấp nhận tham dự vụ kiện hay không.
Noi cach khac, kha năng tư quyêt tham dư hoăc không vu kiên khiến nhiều người lo ngại răng, đưa Trung Quốc ra tòa là tốn công sức và làm vấn đề nặng nề hơn. Tuy nhiên, khi nhìn vào Philippines, nước đã mạnh mẽ đưa hành động xâm lăng của Trung Quốc ra tòa quốc tế thì Việt Nam có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm nếu nghiêm túc tiến hành những bước cần thiết cho vụ kiện.
Khi Philippines chấp nhận mang Trung Quốc ra tòa quốc tế có nghĩa là Manila chấp nhận việc Trung Quốc từ chối. Du vây, Philippines cũng hiểu rằng, sự từ chối sẽ làm Trung Quốc mất nhiều thứ trong khi ho chăng mất điều gì.
Cái mất nặng nhất thuộc về Trung Quốc là uy tín quốc gia. Nguyên nhân la hiên nay, Trung Quôc đa, đang đâu tư nhiêu công sưc, tiên cua để kiến tạo quyền lực mềm, gây anh hương văn hóa trên khắp thế giới, chinh phục thế giới với triết lý Đông phương, vốn theo đuổi quan niệm hòa nhã, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín... nhưng chưa thây ro hiêu qua.
Trong bôi canh đo, nếu không tham gia vụ kiện của một nước nhỏ hơn, Trung Quốc phải đối diện với mất mát to lớn về uy tín đối với các nước khác, đặc biệt là những nước nhỏ, đang dựa dẫm vào kinh tế Trung Quốc để phát triển. Sự tin cậy cần thiết của các nước sẽ không còn khi biết rằng, người bạn khổng lồ rất khó để mà đặt lòng tin vào, ngay cả lòng tin của một hợp đồng mua bán.
Các nước lớn hơn như My hay Liên minh châu Âu, Nhật Bản sẽ đưa ra những ràng buộc có tính kỹ thuật để hàng hóa Trung Quốc gặp trở ngại với lý do trả đũa vì Trung Quốc đã không tuân thủ luật pháp quốc tế. Trong lúc Nhật đã và có biện pháp mạnh với Trung Quốc, hành động bất tuân luật pháp của Bắc Kinh trong các vụ kiện sẽ giúp cho Tokyo có thêm lý do thuyết phục người dân nước họ thay đổi quan niệm về một Trung Quốc hiền hòa, vô hại như trước đây họ từng nghĩ. TS Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan nhân đinh: "Nhà nước hoàn toàn có thể chủ động với đội ngũ luật sư, luật gia của Việt Nam trong nước cũng như nước ngoài kể cả những người yêu chuộng Việt Nam, yêu chuộng hòa bình, công lý, hoàn toàn có thể xây dựng bằng được hồ sơ để đưa Trung Quốc ra tòa về hai phương diện thủ tục và nội dung pháp lý".
Không tham gia vu kiện, uy tin quôc gia Trung Quốc suy giam nghiêm trong.
Chắc chắn thắng
Giáo sư Erik Franckx cho răng, vào năm 1958, khi công hàm cua cô Thu tương Pham Văn Đông được đưa ra, nhiều nước cung ra tuyên bố mở rộng lãnh hải 12 hải lý. Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng "ủng hộ cho việc mở rộng đó của Trung Quốc" mà không hề đề cập cụ thể đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa"; vì vậy, không thể cho rằng, Việt Nam xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa hay Trường Sa.
Thac sy Luât Hoang Viêt, môt nha nghiên cưu vê Biên Đông cho răng, khởi kiện Trung Quốc là một quá trình lâu dài vì đây la môt vân đê phưc tap. Phan quyêt cua toa du co lơi cho Viêt Nam đi chăng nưa thi cung không co cơ quan tai phan quôc tê nao buôc Trung Quôc phai thi hanh. Tuy nhiên, viêc nay cho thây quyêt tâm cua Viêt Nam đê thê giơi co thai đô ung hô ro rang hơn đôi vơi Viêt Nam.
Điều thêm giàn khoan Nam Hải số 9: TQ mưu tính ý đồ gì?
Con nếu chi xét về luật biển UNCLOS 1982, ngay cả Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp đi nữa thì việc đem giàn khoan vào vùng biển ấy cũng khiến Trung Quốc thua kiện trước tòa án quốc tế. Giáo sư Phạm Quang Tuấn chia se, nếu kiện vụ giàn khoan thì hầu như Việt nam chắc chắn thắng vì luật biển quy định rõ ràng, khi mà có một vùng biển đang tranh chấp giữa hai quốc gia thì hai bên phải tránh làm bất cứ điều gì có vẻ khiêu khích hay đơn phương hành động mà phải thương lượng với nhau trước đã. Vụ này rõ ràng rằng, Trung Quôc không thương lượng với Việt Nam trước khi đem giàn khoan vao vùng đó, mà đó là vùng đang tranh châp giữa hai quốc gia, thành ra Trung Quôc làm như vậy là chắc chắn trái với luật quốc tế. Đã có những vụ án trong quá khứ xảy ra tương tự như vậy và cũng được tòa xét xử.
Kiện Trung Quốc để giành phần thắng có thể gian nan vì những lâp luân không co cơ sơ ma Trung Quốc đưa ra. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc từ chối tham dự phiên tòa thì Việt Nam đương nhiên lợi. Thế giới sẽ thấy được hai mặt của vấn đề mà mặt tích cực sẽ được Việt Nam giành trọn.
Theo Kiến Thức
Yêu cầu "bốn không" phi lý của Trung Quốc Những người tôn trọng sự thật lịch sử và yêu chuộng hòa bình chờ đợi một động thái tích cực từ Trung Quốc qua chuyến đi của ông Dương Khiết Trì, nhưng cuối cùng, vẫn không được như kỳ vọng. Chuyến đi của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Việt Nam thu hút sự chú ý của dư luận...