Giàn khoan 981 tạo tiền lệ xấu trong quan hệ pháp lý quốc tế

Theo dõi VGT trên

Mặc dù giàn khoan Hải Dương 981 đã được di dời ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng hành động này đã tạo ra một tiền lệ xấu trong quan hệ pháp lý quốc tế.

Thông tin toàn cảnh về tình hình Biển Đông

Từ ngày 2/5 đến ngày 15/7/2014, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hành động này đã xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC), đe doạ hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trong khu vực.

Việt Nam khẳng định có chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và mong muốn giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Mặc dù giàn khoan Hải Dương 981 đã được di dời ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng hành động này đã tạo ra một tiền lệ xấu trong quan hệ pháp lý quốc tế.

Giàn khoan 981 tạo tiền lệ xấu trong quan hệ pháp lý quốc tế - Hình 1

Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam là hành vi vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Ngày 26/7, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, với tư cách là một trung tâm nghiên cứu, đào tạo luật lớn của Việt Nam, đã phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam, một tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp lớn của các luật gia và luật sư trong nước, tổ chức Hội thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam”, tạo diễn đàn khoa học cho các chuyên gia, học giả phân tích, đánh giá một cách khách quan, nghiên cứu thấu đáo các khía cạnh pháp lý của sự kiện.

Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của giới học giả trong lĩnh vực luật quốc tế nói chung và luật biển quốc tế nói riêng. Tham dự và trình bày tham luận tại Hội thảo gồm 50 học giả và 250 đại biểu, là những chuyên gia có uy tín của thế giới đến từ các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học lớn của Mỹ, Nga, Italia, Thuỵ Sỹ, Bungari, Hungari, Ba Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Philippines, Singapore, và các học giả Việt Nam. Đặc biệt, là các chuyên gia đã từng tham gia giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế với tư cách là Thẩm phán, Luật sư như Giáo sư luật quốc tế Alexander Yankov, nguyên Thẩm phán Toà án Công lý quốc tế, nguyên Thẩm phán Toà án quốc tế về Luật biển; bà Jeanne Mirer, Chủ tịch của Hiệp hội Luật gia Dân chủ quốc tế (IADL).

Hội thảo đã diễn ra với ba phiên thảo luận gồm 13 tham luận và nhiều ý kiến đóng góp trực tiếp, tập trung vào các chủ đề (i) Luật quốc tế và sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981; (ii) Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp chính trị ngoại giao trong luật pháp quốc tế; (iii) Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp pháp lý trong luật quốc tế.

Các học giả đều chung nhận định rằng, Biển Đông là tuyến hàng hải quốc tế huyết mạch, có vị trí địa chính trị quan trọng không chỉ đối với các quốc gia trong khu vực mà còn với cả các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không và hoạt động thương mại quốc tế bình thường trên Biển Đông là quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia.

Video đang HOT

Dưới góc độ pháp luật quốc tế, các học giả cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành vi vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế, đe doạ hoà bình, an ninh của khu vực và thế giới.

Thảo luận về các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp trong pháp luật quốc tế bao gồm các biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, nhiều học giả đã đưa ra những phân tích, bình luận khoa học đánh giá về những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng các biện pháp này để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. TS. Trần Phú Vinh, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã giới thiệu tổng thể các biện pháp giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiến chương LHQ gồm đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài quốc tế, Toà án quốc tế, và giải quyết trước các tổ chức quốc tế bằng các hiệp khu vực.

Các học giả thống nhất nhận định các biện pháp chính trị ngoại giao là giải pháp đặc biệt quan trọng được quy định trong luật quốc tế và cụ thể là Điều 33 khoản 1 của Hiến chương Liên Hợp quốc, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong luật quốc tế. Chính vì vậy, phần lớn các tranh chấp quốc tế từ trước đến nay, trong đó có tranh chấp về lãnh thổ đã được các quốc gia sử dụng biện pháp chính trị ngoại giao để giải quyết.

Nhiều học giả cho rằng, ASEAN nên giữ một vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông; ủng hộ các quốc gia thành viên ASEAN tiếp tục theo đuổi chính sách ngoại giao nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp, tiến tới ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC); duy trì sự đoàn kết trong ASEAN. Các học giả cũng đề cao vai trò của các đối tác ngoài khu vực trong việc hỗ trợ các nước ASEAN giải quyết xung đột ở Biển Đông; là trung tâm hoà giải các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên cũng như tranh chấp giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia ngoài ASEAN, phát huy “quyền lực mềm” của ASEAN.

Một số chuyên gia, học giả đến từ Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines đã trình bày kinh nghiệm của các quốc gia sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp. GS. Hikmahanto Juwana, Indonesia đã phân tích một số kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp biên giới trên biển của một số nước và cho rằng Việt Nam cần đánh giá đầy đủ các chứng cứ pháp lý, cần phải tính tới sức mạnh tổng hợp của dư luận quốc tế trong việc ủng hộ các tuyên bố của Việt Nam.

GS. Makane Moise, Thuỵ Sỹ đã đưa ra những phân tích, bình luận về những thuận lợi, khó khăn trong việc đưa các vụ tranh chấp giữa các quốc gia ra trước Hội đồng Bảo an, Đại Hội đồng LHQ và Toà án Công lý quốc tế để Việt Nam tham khảo và vận dụng vào thực tiễn hiện nay.

GS. Chang Shin, Hàn Quốc đã trình bày tham luận phát triển nguyên tắc khu vực về thượng tôn pháp luât, nêu bật các đặc điểm về tranh chấp lãnh thổ, biển ở châu Á; cho rằng cần phải thiết lập hệ thống các nguyên tắc trên tinh thần thượng tôn pháp luật để giải quyết các tranh chấp, bất đồng. Bên cạnh đó, các học giả đã phân tích những ưu điểm và hạn chế của các Toà án thường trực, trong đó có Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) về cơ chế xác lập thẩm quyền, cơ chế cưỡng chế thi hành các phán quyết của ICJ…

Hội thảo “Những vấn đề pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam” đã thông qua Kết luận Hội thảo, với những kiến nghị, đề xuất nhằm góp tiếng nói độc lập, khách quan, khoa học của các chuyên gia pháp luật quốc tế, đề xuất những biện pháp hoà bình giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Hải Anh

Theo_Người Đưa Tin

Tòa Trọng tài thường trực xử tranh chấp ra sao?

Một bên vắng mặt hoặc không trình bày các lý lẽ của mình (như trường hợp của Trung Quốc) cũng không làm cản trởtiến trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Trọng tài.

LTS: Mới đây Việt Nam và Tòa Trọng tài thường trực (PCA) đã ký hiệp định nước chủ nhà và thư trao đổi hợp tác. Trước đó, Philippines cũng đã chọn tòa này để khởi kiện Trung Quốc. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết tại tòa này, Pháp Luật TP.HCM giới thiệu bài viết của TS Trần Thăng Long, giảng viên luật quốc tế, Phó Trưởng bộ môn Anh văn pháp lý, ĐH Luật TP.HCM.

Tòa Trọng tài thường trực (tiếng Anh - Permanent Court of Arbitration (PCA)) được thành lập vào năm 1899 trên cơ sở Công ước La Haye giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế (Công ước La Haye 1). Tòa Trọng tài thường trực La Haye có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên nếu các quốc gia này thỏa thuận lựa chọn Tòa Trọng tài để giải quyết mà không phải là một thiết chế khác.

Kiện nội dung gì với những bảo lưu của Trung Quốc?

Trong vụ kiện của Philippines, nước này đã chọn khởi kiện ra Tòa Trọng tài thường trực La Haye. Điều này phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 287 và Điều 1 và Điều 4 Phụ lục VII Công ước 1982. Theo đó một Tòa Trọng tài được các bên tranh chấp yêu cầu và có chức năng giải quyết những tranh chấp có liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước Luật Biển 1982. Tòa Trọng tài như vậy sẽ giải quyết các tranh chấp trong hai trường hợp:

Thứ nhất, một quốc gia thành viên (như Việt Nam, Trung Quốc, Philippines) khi ký, phê chuẩn hoặc tham gia Công ước 1982 mà không tuyên bố lựa chọn phương thức, thủ tục giải quyết tranh chấp cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 287 thì coi như sẽ chấp nhận giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài. Philippines đã lập luận rằng cả Philippines và Trung Quốc đều không đưa ra tuyên bố về việc lựa chọn thủ tục nào khi tham gia Công ước, do đó một Tòa Trọng tài sẽ được coi là phương thức bắt buộc để giải quyết tranh chấp.

Tòa Trọng tài thường trực xử tranh chấp ra sao? - Hình 1

Một trong những nội dung Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài thường trực là "đường lưỡi bò" không có cơ sở pháp lý nào cả. Ảnh: INTERNET

Thứ hai, nếu các bên có sự chọn lựa phương thức giải quyết tranh chấp không giống nhau thì vụ tranh chấp đó sẽ được giải quyết bằng thủ tục trọng tài (có thể xem như mang tính "bắt buộc").

Một điểm đáng lưu ý là theo Điều 298 của công ước, một quốc gia khi ký kết, phê chuẩn hay tham gia công ước hoặc vào bất kỳ thời điểm nào sau đó có thể đưa ra bảo lưu bằng văn bản tuyên bố quốc gia này không chấp nhận một hay nhiều thủ tục giải quyết các tranh chấp đối với: Phân định lãnh hải (Điều 15); phân định vùng đặc quyền kinh tế (Điều 74); phân định thềm lục địa (Điều 83) và các tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử; về hoạch định ranh giới các vùng, hoặc các vụ tranh chấp cần phải được giải quyết theo đúng thỏa thuận song phương hoặc đa phương ràng buộc các bên; các hoạt động quân sự bao gồm hoạt động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay nhà nước hoặc thực thi pháp luật đối với các quyền thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán; những vấn đề mà Hội đồng Bảo an đang thực thi theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Điều trên là cơ sở cho luận điểm của phía Trung Quốc bác bỏ thẩm quyền giải quyết vụ kiện của tòa với lý do nước này đưa ra các tuyên bố bảo lưu của mình vào ngày 25-8-2006 không chấp nhận các phương thức giải quyết trong Luật Biển. Tuy nhiên, Philippines đã đưa ra các yêu cầu tòa ra phán quyết nằm ngoài phạm vi bảo lưu của phía Trung Quốc bao gồm: (1) Đường cơ sở chín đoạn là không có cơ sở; (2) Việc Trung Quốc xây dựng các công trình trên các bãi, vỉa đá ngầm nằm trong phạm vi 200 hải lý của Philippines là vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước này trên thềm lục địa; (3) Các luật quốc gia mà Trung Quốc ban hành, bao gồm quy định về cấm đánh bắt hải sản hằng năm trên biển Đông là vi phạm Công ước 1982; (4) Những hành động mà phía Trung Quốc đã thực thi nhằm cản trở nước này thực thi quyền lợi trong các vùng biển của nước mình cũng như tại các bãi, vỉa đá ngầm và vùng biển xung quanh là trái với công ước.

Phán quyết của PCA có giá trị chung thẩm

Về nguyên tắc, một tranh chấp được đệ trình ra trước tòa trên cơ sở thỏa thuận đồng ý của các bên liên quan. Căn cứ vào một trong hai trường hợp như đã nói ở trên, bên khởi kiện (nguyên đơn) có thể tự mình thực hiện khởi kiện yêu cầu mà không cần quan tâm quốc gia kia (bị đơn) có đồng ý hay không. Đồng thời bên nguyên đơn cũng sẽ thông báo bằng văn bản gửi cho bị đơn, trong đó kèm theo văn bản nêu rõ các yêu sách, cơ sở pháp lý của các yêu sách đó. Một điểm đáng lưu ý là việc một bên vắng mặt hoặc không trình bày các lý lẽ của mình (như trường hợp của Trung Quốc) cũng không làm cản trở tiến trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Trọng tài.

Theo quy định của Điều 3, Phụ lục VII Công ước Luật Biển 1982, một hội đồng trọng tài gồm năm thành viên sẽ được thành lập nếu các bên không có thỏa thuận khác. Về phần mình, nguyên đơn sẽ chọn và đề cử một thành viên (có thể là công dân của nước mình) từ danh sách trọng tài viên. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của nguyên đơn, phía bị đơn cũng sẽ chọn từ danh sách trọng tài một trọng tài viên (có thể là công dân của mình). Sau khi hết thời hạn 30 ngày này mà phía bị đơn không chọn trọng tài viên thì bên nguyên đơn có thể yêu cầu tiến hành việc cử trọng tài viên đó. Sau đó, ba trọng tài viên còn lại sẽ được các bên chọn ra từ trong bản danh sách trọng tài viên, những người này phải là công dân của nước thứ ba nếu các bên không có thỏa thuận khác, một trong số ba trọng tài viên này sẽ được bầu là chủ tịch Hội đồng trọng tài.

Tuy nhiên, nếu trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu giải quyết tranh chấp của phía nguyên đơn mà các bên tranh chấp không thể thỏa thuận về việc chỉ định một hay nhiều thành viên của trọng tài hay bầu ra chủ tịch hội đồng thì chánh án Tòa Quốc tế về Luật Biển sẽ thực hiện công việc này trên cơ sở yêu cầu của bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp. Bên nguyên đơn có nghĩa vụ cung cấp cho trọng tài mọi tài liệu, chứng cứ pháp lý chứng minh cho yêu sách của mình sau khi Hội đồng trọng tài được thành lập để phân xử vụ việc.

Phán quyết của Hội đồng trọng tài phân xử vụ việc được thông qua theo đa số, nếu số phiếu ngang nhau thì phiếu của Chủ tịch Hội đồng trọng tài có giá trị quyết định. Theo Điều 11 Phụ lục VII, phán quyết của Tòa Trọng tài có giá trị chung thẩm, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải tuân thủ và không thể kháng cáo, trừ khi các bên có thỏa thuận về vấn đề này. Các bên chỉ có thể yêu cầu Tòa Trọng tài xem xét và trong trường hợp có tranh chấp về việc giải thích hay thực hiện phán quyết của trọng tài.

Đôi nét lưu ý về Tòa Trọng tài thường trực Do thường được gọi là "tòa" nên thường có sự nhầm lẫn với Tòa án Công lý quốc tế của Liên Hiệp Quốc (ICJ) là cơ quan tư pháp của Liên Hiệp Quốc cũng có trụ sở tại La Haye hoặc Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) là một cơ quan tư pháp thành lập theo Công ước Luật Biển 1982 (gọi tắt là Công ước 1982) có trụ sở đặt tại Hamburg (CH Liên bang Đức). Tòa Trọng tài La Haye không hoàn toàn thường trực mà chỉ có một danh sách các trọng tài viên do các quốc gia đề cử có nhiệm kỳ không quá sáu năm (Việt Nam hiện đề cử bốn trọng tài viên). Tòa không có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tố tụng áp dụng cho mọi vụ tranh chấp. Trong vụ kiện của Philippines, quy tắc tố tụng của vụ này được thông qua cuối tháng 8-2013... Tòa không giải quyết những yêu cầu phân xử liên quan đến chủ quyền lãnh thổ như việc tuyên bố lãnh thổ tranh chấp thuộc về quốc gia nào. Tòa có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế đối với nhiều lĩnh vực như về đầu tư quốc tế, phân định biên giới biển hoặc tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Luật Biển (như trong trường hợp của Philippines kiện Trung Quốc).

Theo TS TRẦN THĂNG LONG

Báo Pháp luật TP HCM

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ phát hiện hơn 150 bộ hài cốt: 'Có nhà đào móng, phải chở 36 chuyến xe tải mới hết'Vụ phát hiện hơn 150 bộ hài cốt: 'Có nhà đào móng, phải chở 36 chuyến xe tải mới hết'
21:27:18 24/11/2024
Lũ lên nhanh, Thừa Thiên Huế cho học sinh nghỉ họcLũ lên nhanh, Thừa Thiên Huế cho học sinh nghỉ học
07:29:33 25/11/2024
Vụ 150 hài cốt ở phố Tây Sơn: Phát hiện thêm hơn 250 bộ tiểu sành, hài cốtVụ 150 hài cốt ở phố Tây Sơn: Phát hiện thêm hơn 250 bộ tiểu sành, hài cốt
10:56:23 25/11/2024
Cà Mau: Cậu bé bị điện giật tử vong ở nơi làm rạp đoàn lô tôCà Mau: Cậu bé bị điện giật tử vong ở nơi làm rạp đoàn lô tô
17:22:44 25/11/2024
Hà Nội: 200 bộ hài cốt ở phố Tây Sơn trên nền nghĩa trang ấp Thái HàHà Nội: 200 bộ hài cốt ở phố Tây Sơn trên nền nghĩa trang ấp Thái Hà
06:31:05 25/11/2024
Cận cảnh ngập lụt tại TP.Huế, có nơi nước dâng cao gần 1 mCận cảnh ngập lụt tại TP.Huế, có nơi nước dâng cao gần 1 m
11:48:51 25/11/2024
Vụ đòi lột đồ hai cô gái vì nghi trộm tiền: Người nhà chú rể khai gì?Vụ đòi lột đồ hai cô gái vì nghi trộm tiền: Người nhà chú rể khai gì?
06:28:14 25/11/2024
Bé gái 11 tuổi tử vong do bệnh bạch hầuBé gái 11 tuổi tử vong do bệnh bạch hầu
06:25:53 24/11/2024

Tin đang nóng

Mỗi lần ân ái được chồng đều cho tôi 10 triệu, tôi sung sướng hưởng thụ rồi cay mắt khi biết sự thật đằng sauMỗi lần ân ái được chồng đều cho tôi 10 triệu, tôi sung sướng hưởng thụ rồi cay mắt khi biết sự thật đằng sau
20:04:55 25/11/2024
Jung Woo Sung: "Không phải tôi không kết hôn, mà là không thể"Jung Woo Sung: "Không phải tôi không kết hôn, mà là không thể"
19:36:33 25/11/2024
Nóng: Jung Woo Sung đã có bạn gái, che giấu việc có con riêng khiến nửa kia sốc nặngNóng: Jung Woo Sung đã có bạn gái, che giấu việc có con riêng khiến nửa kia sốc nặng
20:24:53 25/11/2024
Chuyện gì đang xảy ra với MC Hoàng Oanh?Chuyện gì đang xảy ra với MC Hoàng Oanh?
20:50:42 25/11/2024
Dũng Taylor: "Thu Phương là osin tầm cỡ quốc tế"Dũng Taylor: "Thu Phương là osin tầm cỡ quốc tế"
19:32:52 25/11/2024
Quang Linh Vlogs trồng thanh long gần 2 năm chỉ mong nhân giống, đến vụ thu hoạch gặp ngay bố Quý và cái kết "cảm lạnh"Quang Linh Vlogs trồng thanh long gần 2 năm chỉ mong nhân giống, đến vụ thu hoạch gặp ngay bố Quý và cái kết "cảm lạnh"
19:48:02 25/11/2024
Jung Woo Sung lộ ảnh tình tứ bên gái trẻ giữa ồn ào có con ngoài giá thúJung Woo Sung lộ ảnh tình tứ bên gái trẻ giữa ồn ào có con ngoài giá thú
20:47:27 25/11/2024
Gia thế bạn gái HIEUTHUHAI ra sao?Gia thế bạn gái HIEUTHUHAI ra sao?
19:41:08 25/11/2024

Tin mới nhất

Chiến lược của Tập đoàn Maersk phù hợp với lựa chọn của Việt Nam về phát triển xanh, Net Zero

Chiến lược của Tập đoàn Maersk phù hợp với lựa chọn của Việt Nam về phát triển xanh, Net Zero

22:00:23 25/11/2024
Theo đó, sáng 25/11 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc Vương quốc Đan Mạch, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tới thăm, làm việc tại trụ sở tập đoàn AP Moller Maersk (Maersk), doanh nghiệp vận tải biển, logistics hàng đầ...
Hai vợ chồng tử vong tại nhà riêng

Hai vợ chồng tử vong tại nhà riêng

22:00:08 25/11/2024
Công an huyện Can Lộc, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Tĩnh cùng các cơ quan chức năng tổ chức phong tỏa, khám nghiệm hiện trường, phục vụ công tác điều tra.
Hàng chục con trâu bò chết bất thường ở Nghệ An: Xác định nguyên nhân ban đầu

Hàng chục con trâu bò chết bất thường ở Nghệ An: Xác định nguyên nhân ban đầu

20:57:42 25/11/2024
Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết, trước việc trâu bò tại địa bàn chết nhanh, chết nhiều, huyện Kỳ Sơn tập trung theo dõi sát để xử lý sự việc. Hiện đã cấm việc vận chuyển, giết mổ gia súc từ địa bàn xã ra các vùng, xã khác.
4 người tử vong do cúm A/H1pdm

4 người tử vong do cúm A/H1pdm

20:48:57 25/11/2024
Đồng thời, các đơn vị liên quan cần nhanh chóng đánh giá tình trạng người bệnh và phân loại mức độ bệnh theo hướng dẫn tại Quyết định số 2078/QĐ-BYT ngày 23/6/2011 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa.
Mưa lớn gây sạt trượt taluy dương cao tốc La Sơn - Túy Loan

Mưa lớn gây sạt trượt taluy dương cao tốc La Sơn - Túy Loan

20:45:45 25/11/2024
Lãnh đạo huyện này cho biết, tại đường nhánh 1, UBND huyện đã tổ chức lực lượng chốt chặn không cho phương tiện lưu thông nhằm đảm bảo an toàn.
Công an điều tra vụ tung thông tin 'chi 1,8 tỉ đồng để có suất chèo thuyền' ở Hội An

Công an điều tra vụ tung thông tin 'chi 1,8 tỉ đồng để có suất chèo thuyền' ở Hội An

19:57:47 25/11/2024
Trong clip, một nam thanh niên quay hình ảnh thuyền du lịch trên sông Hoài và người hành nghề xích lô ở phố cổ Hội An, kèm theo lời bình:
TP.HCM: Tìm người thân của bé trai không nghe, không nói được

TP.HCM: Tìm người thân của bé trai không nghe, không nói được

19:51:39 25/11/2024
Ngày 23.11, Đội CSGT Nam Sài Gòn (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) vừa bàn giao bé trai đi lạc cho Công an P.Tân Phong (Q.7) để tiếp tục tìm kiếm người thân của bé.
Bình Thuận: Xe máy tông nhau, 2 người nước ngoài tử vong

Bình Thuận: Xe máy tông nhau, 2 người nước ngoài tử vong

19:37:49 25/11/2024
Hai xe máy tông nhau ở đường ven bãi biển Đá Ông Địa (Bình Thuận) khiến 2 người nước ngoài tử vong và 1 người bị thương.
Làm rõ vụ Bệnh viện da liễu Cần Thơ tiêm mỹ phẩm thoa vào mặt bệnh nhân

Làm rõ vụ Bệnh viện da liễu Cần Thơ tiêm mỹ phẩm thoa vào mặt bệnh nhân

19:21:39 25/11/2024
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu Giám đốc Sở Y tế TP.Cần Thơ làm rõ vụ Bệnh viện da liễu Cần Thơ sử dụng 4 loại mỹ phẩm thoa ngoài da tiêm vào mặt bệnh nhân trong thời gian dài.
Cháy dữ dội kèm khói bốc dày đặc tại quận Ba Đình

Cháy dữ dội kèm khói bốc dày đặc tại quận Ba Đình

17:27:06 25/11/2024
Vụ hỏa hoạn sau đó nhanh chóng được kiểm soát, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, tránh việc lửa có thể bùng phát trở lại thì các chiến sĩ Cảnh sát PCCC vẫn tiếp tục phun nước thêm 1 khoảng thời gian và tiếp cận sâu hơn vào hiện trường để ki...
Sạt lở, ngập lụt nghiêm trọng ở huyện miền núi tỉnh Bình Định

Sạt lở, ngập lụt nghiêm trọng ở huyện miền núi tỉnh Bình Định

14:53:30 25/11/2024
Huyện miền núi An Lão (Bình Định) bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều tuyến đường, cầu tràn cũng bị ngập. Huyện đang khẩn trương khắc phục tạm các điểm bị sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt.
Quảng Ngãi: Nước rút, chính quyền hỗ trợ dân dọn dẹp nhà cửa

Quảng Ngãi: Nước rút, chính quyền hỗ trợ dân dọn dẹp nhà cửa

11:44:12 25/11/2024
Theo báo cáo sơ bộ, đợt mưa này bị thiệt hại nặng nhất là ở Tổ dân phố 1, phường Phổ Minh. Nước lũ tràn về làm kè Trà Câu đoạn mới xây dựng đã bị sạt lở hơn 200 mét, mái taly nhiều đoạn bị xói và sạt lở nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm

Sau ly hôn, mẹ "thăm" con qua camera giám sát: Chứng kiến con gái cầu cứu, người phụ nữ đau đớn vô cùng

Sau ly hôn, mẹ "thăm" con qua camera giám sát: Chứng kiến con gái cầu cứu, người phụ nữ đau đớn vô cùng

Netizen

23:45:40 25/11/2024
Một câu chuyện thương tâm xảy ra tại Giang Tô (Trung Quốc). Cặp vợ chồng vì không tìm ra tiếng nói chung nên đã chọn cách kết thúc cuộc hôn nhân của mình.
Sơn Tùng M-TP xin lỗi, tự nói với chính mình: "Mày nợ nhiều người lắm đấy"

Sơn Tùng M-TP xin lỗi, tự nói với chính mình: "Mày nợ nhiều người lắm đấy"

Nhạc việt

23:33:05 25/11/2024
Sau đêm nhạc đốt cháy trung tâm thủ đô Hà Nội tối qua, mới đây trên trang cá nhân, Sơn Tùng M-TP bất ngờ đăng tải dòng trạng thái cực suy .
"Hiện tượng lạ" trên sóng VTV

"Hiện tượng lạ" trên sóng VTV

Phim việt

23:20:56 25/11/2024
Hoa sữa về trong gió vừa khép lại hành trình 56 tập phim trên sóng VTV1. Có lẽ đã rất lâu rồi mới có một bộ phim lạ như thế trên sóng giờ vàng.
Phim Hàn hay tới độ rating tăng 189% chỉ sau 1 tập, nam chính "đẹp điên đảo" còn là ngoại lệ hiếm có của showbiz

Phim Hàn hay tới độ rating tăng 189% chỉ sau 1 tập, nam chính "đẹp điên đảo" còn là ngoại lệ hiếm có của showbiz

Phim châu á

23:17:50 25/11/2024
Ngay tuần lên sóng đầu tiên, Love Your Enemy đã chứng minh được sức hút mạnh mẽ của mình với tỷ suất người xem tăng chóng mặt chỉ sau một tập.
Mỹ nhân Việt bị 200 con chuột bò khắp người gây sốc

Mỹ nhân Việt bị 200 con chuột bò khắp người gây sốc

Hậu trường phim

23:15:32 25/11/2024
Chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ khi ghi hình bộ phim Linh Miêu, Trâm Bùi cho biết đó là cảnh quay cùng hơn 200 chú chuột. Rất may là cô không sợ chuột nên mới có thể hoàn thành được cảnh quay này.
Quỳnh Kool đẹp tựa 'nàng thơ', NSƯT Chiều Xuân U60 trẻ bất ngờ

Quỳnh Kool đẹp tựa 'nàng thơ', NSƯT Chiều Xuân U60 trẻ bất ngờ

Sao việt

23:13:25 25/11/2024
Diễn viên Quỳnh Kool khoe nét trong trẻo, ngây thơ với phong cách nàng thơ . NSƯT Chiều Xuân trẻ hơn chục tuổi nhờ kiểu tóc mới.
Nam thần gây sốt với màn trình diễn như "xé phim bước ra", biến MAMA 2024 thành concert riêng của mình!

Nam thần gây sốt với màn trình diễn như "xé phim bước ra", biến MAMA 2024 thành concert riêng của mình!

Nhạc quốc tế

23:06:43 25/11/2024
Với chất giọng trầm ấm, truyền cảm cùng giai điệu nhẹ nhàng, trữ tình của bản hit, Byeon Woo Seok bỏ bùa mê hoặc toàn khán giả có mặt ở MAMA 2024
Kết hợp với huyền thoại Rock Việt, thí sinh team B Ray mang đến sân khấu đầy xúc động nhưng vẫn bị loại một cách đáng tiếc

Kết hợp với huyền thoại Rock Việt, thí sinh team B Ray mang đến sân khấu đầy xúc động nhưng vẫn bị loại một cách đáng tiếc

Tv show

22:42:02 25/11/2024
Những câu rap thấm đẫm sự chiêm nghiệm, rất đời thường của NGẮN càng trở nên day dứt, sầu muộn qua giọng hát của Hải Bột - huyền thoại làng rock Việt.
Nữ nhân viên ăn trộm vàng bị phạt 235 năm tù

Nữ nhân viên ăn trộm vàng bị phạt 235 năm tù

Lạ vui

22:39:10 25/11/2024
Ông chủ một cửa hàng vàng tại tỉnh Khon Kaen, Thái Lan, bất ngờ phát hiện nữ nhân viên thân tín ăn trộm trang sức suốt nhiều năm qua.
Tổ phó quản lý chợ trộm vé số của người bán dạo

Tổ phó quản lý chợ trộm vé số của người bán dạo

Pháp luật

22:37:33 25/11/2024
Sáng 21/11, Công an phường Tân Hội tiếp nhận tin trình báo của bà Trần Thị Mua (SN 1970, ngụ địa phương) về việc bị mất trộm cọc vé số 155 tờ khi đang bán dạo tại chợ Tân Hội.
Phát ngôn khiến Jung Woo Sung bị "lật mặt" giữa "bão" đời tư

Phát ngôn khiến Jung Woo Sung bị "lật mặt" giữa "bão" đời tư

Sao châu á

22:19:24 25/11/2024
Giữa lúc sóng gió đời tư dồn dập, cư dân mạng tiếp tục hướng làn sóng chỉ trích đến Jung Woo Sung khi phát biểu trước đây của anh về chuyện tình cảm bị đào lại.