Giàn khoan 981 – Nước cờ “chiếu tướng” Mỹ của Trung Quốc
Tờ The National Interest của Mỹ vừa có một bài viết phân tích kỹ lưỡng 4 sai lầm lớn về mặt chiến lược của Trung Quốc trên biển Đông. Vậy, nguyên nhân nào khiến Trung Quốc thay đổi chiến lược giàn khoan toàn cầu ở khu vực này?
Sau đây chúng tôi xin được trích đăng bài viết trên Upi:
Sự hiện diện của giàn khoan dầu 981 ngoài khơi bờ biển Việt Nam vào đầu tháng 5 đã trở thành một leo thang căng thẳng nghiêm trọng tại biển Đông. Trong khi rất nhiều ý kiến ở Washington nhận thấy thái độ ngạo mạn, hấp tấp của Bắc Kinh thì với Trung Quốc, sự khiêu khích này bắt nguồn từ những ý đồ có tính chiến lược.
Điều gì đã xảy ra?
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (phải) đi bên cạnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, ngày 19/6/2013.
Bắc Kinh khẳng định, biển Đông và tất cả nguồn tài nguyên của nó thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc cũng vừa khuếch trương tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn phân tách lãnh thổ của họ và điều các tàu cá, tàu hải giám, và tàu hải quân đến khu vực này.
Trong khi vùng đặc quyền kinh tế kéo dài 200 dặm kể từ bờ biển ở biển Đông được Việt Nam tuyên bố chủ quyền, gọi là EEZ. Cả Việt Nam và Philippines đều kịch liệt phản đối những động thái của Trung Quốc. Các nước Indonesia, Brunei, và Malaysia cũng cùng một thái độ, dù cho có phần dè dặt hơn.
Ý nghĩa của tất cả những điều này là gì?
Video đang HOT
Đầu tiên, theo quan điểm chiến lược toàn cầu, Bắc Kinh đang hành động trong giai đoạn “hòa hợp” với Nga. Hai quốc gia này đang cho thấy một liên minh có tính chiến lược trong ba năm vừa qua, tuy nhiên, nó cũng có thể mang một ý nghĩa mờ nhạt hơn là chống lại ảnh hưởng của Mỹ.
Khi tin Nga sáp nhập Crimea với phương Tây như “sét đánh ngang tai”, Trung Quốc cũng đang làm những điều tương tự ở phía Đông. Đó chính là chuyển động càng cua toàn cầu sử dụng chiến lược chiến tranh bất đối xứng đã được che đậy và tính toán để sử dụng vũ lực tối thiểu một cách vô cùng tinh vi trong trường hợp này.
Chiến lược hay ở chỗ nó không đủ kích động khiến Mỹ phải sử dụng quân đội, nhưng đủ để Trung Quốc và Nga dần đạt được các mục tiêu của mình. Hành động này một phần được “kích thích” bởi chính quyền Obama tự “phế” đi khả năng cùng lúc tiến hành 2 cuộc chiến tranh lớn. Trung Quốc và Nga đang phân tán sự chú ý và các nguồn lực của Mỹ. Theo “36 kế” kinh điển, Trung Quốc gọi chiến lược này là”Nước đục thả câu”.
Thứ hai, Trung Quốc nhận định sức mạnh toàn cầu Mỹ trong chiến lược rút lui nhanh chóng. Trung Quốc thấy được những thất bại trong an ninh quốc tế của Mỹ như ở Iraq (rút lui quá sớm), Afghnistan (tốn quá nhiều tiền), Libya (thất bại trong khẩu hiệu: “điều khiển từ phía sau”) và Yemen (al Qaeda có căn cứ mới mặc dù Mỹ tiến hành rất nhiều cuộc không kích máy bay không người lái).
Bắc Kinh cho rằng Washington sẽ không thể giải mã được “người bạn-thù” Pakistan- nhìn thì có vẻ thân thiết với Mỹ song lại là gần như lại là một đồng minh với Bắc Kinh. Dường như những cam kết mà ông Obama “quảng cáo” với Trung Đông trong cuộc diễn thuyết ở Cairo năm 2009 đã thất bại bởi các cuộc khủng bố Hồi giáo Jihadist gia tăng và các chiến dịch Mùa Xuân Hồi giáo trở nên mục ruỗng.
Vậy là đến màn của biển Đông. Người Trung Quốc gọi chiến lược này là “cách bờ xem lửa”, tức là khiến cho đối thủ tự tiêu hao lực lượng quân sự của họ, sau đó mới đến nước đi của mình.
Thứ ba, về chiến lược trong khu vực, trong khi Trung Quốc cho rằng Mỹ đang suy yếu, thì họ vẫn thấp thỏm bởi chuyến công du châu Á của Thư ký Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel – khi ông nêu những cam kết quốc phòng và trợ giúp an ninh cho những khu vực quan trọng của trục châu Á, bao gồm tăng cường tập trận quân sự với các đồng minh ở Đông Nam Á như cuộc tập trận Balikatan (Vai kề Vai) ở Philippines bắt đầu vào ngày 5/5.
Như thế, hành động khiêu khích của TQ, trên thực tế, là phép thử vô hiệu hóa “cú đấm xoay” tổng lực truyền thống của Mỹ để bảo vệ khu vực cam kết bằng một cú đấm trực diện của “chiến tranh bất đối xứng” (theo đó sẽ phá huy vệ tinh, trung tâm xử lý… của Mỹ trong trường hợp xay ra chiến tranh giữa với Mỹ) của Trung Quốc. Nếu hành động nhanh gọn, Trung Quốc tin sẽ khó để Mỹ giúp được các đồng minh của họ sau này.
Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật gì ở biển Đông? Ảnh: Internet
Thứ tư, Trung Quốc đang e ngại sức mạnh của Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển. Hà Nội đang xây dựng lực lượng quân đội và hải quân để bảo vệ đường huyết mạch – biển Đông – bằng &’kho báu’ tàu hải quân, ngành ngư nghiệp, và ngành năng lượng. Hà Nội cũng nhận thức được an ninh toàn quốc gia rất dễ bị xâm nhập và chống phá từ cửa biển.
Vậy, nguồn gốc của bất ổn tại biển Đông bắt nguồn từ đâu? Dường như, diễn biến ngày càng xấu hơn, khi không bên nào chịu lùi bước. Trung Quốc đang tiến hành những động thái tương tự những tuyên bố về hàng hải như với Nhật Bản. Trừ phi những cái đầu đang kích động ở Bắc Kinh giảm bớt nhiệt, chứ không thì tình trạng rối loạn có thể dẫn tới một sai lầm kinh hoàng.
“Con giun xéo lắm cũng quằn”, Việt Nam giận dữ hơn Bắc Kinh tưởng tưởng. Một ASEAN liên minh lỏng lẻo đang bị buộc phải phối hợp với nhau trước những động thái của Trung Quốc nếu muốn đối diện với mục tiêu cuối cùng. Nhật Bản đang đẩy mạnh trở lại và hiện đại hóa quân sự. Mỹ không quá suy yếu đến mức Hải quân Quốc gia và Hạm đội Thái Bình Dương không thể hành động.
Trung Quốc dường như đang bị “mờ mắt” bởi ý nghĩ “Trung Quốc đang mạnh lên”, niềm tự hào ảo và những thành tích kinh tế khủng. Tuy nhiên, họ lại đang gặp nguy hiểm vì đã đi ngược lại châm ngôn chiến lược của chính họ: “Bỏ thang khi kẻ địch đã leo đến nóc”, nghĩa là Trung Quốc đang có chiều hướng tự cô lập, và về quân đội bằng các hành động quá hấp tấp. Những chính trị gia sáng suốt của Trung Quốc có thể sẽ giúp giảm căng thẳng trong tình thế hiện nay một cách hiệu quả.
Theo Thethaovanhoa
Trung Quốc đã điều tàu săn ngầm đến giàn khoan Hải Dương 981?
Theo tình hình mới nhất quanh giàn khoan HD-981, Trung Quốc tiếp tục tăng cường lực lượng tàu chiến đến khu vực này, trong đó có tàu săn ngầm số hiệu 786.
Theo thông tin từ lực lượng chấp pháp Việt Nam tại khu vực trên, tính đến ngày 13/5, Trung Quốc đã sử dụng 9 loại tàu để bảo vệ giàn khoan HD-981 gồm các loại tàu: tàu quân sự, tàu hải cảnh, tàu hải giám, tàu hải tuần, tàu ngư chính, tàu kéo cứu hộ, tàu vận tải, tàu dầu và tàu cá vỏ sắt.
Ngoài ra Cảnh sát biển Việt Nam còn phát hiện các tàu quân sự như tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534, tàu tên lửa tấn công nhanh mang số hiệu 752, 753, 754 và mới đây nhất là sự tham gia của tàu tuần tiễu săn ngầm mang số hiệu 786.
Tàu mang số hiệu 786
Tuy nhiên bất chấp sự hung hăng của Trung Quốc, sáng 13/5 các tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003, 2013, 4032 và các tàu kiểm ngư của Việt Nam đồng loạt tiếp cận giàn khoan HD-981 do Trung Quốc đặt trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trước thái độ không khoan nhượng của lực lượng chấp pháp Việt Nam, lần đầu tiên Trung Quốc triển khai tàu săn ngầm đến khu vực này. Theo đánh giá của một số chuyên gia quốc phòng, việc triển khai tàu săn ngầm của Trung Quốc là nhằm đối phó với khả năng Hải quân Việt Nam sẽ triển khai tàu ngầm Kilo để tiếp cận giàn khoan HD-981.
Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở bởi một khi tàu ngầm Kilo được triển khai đến khu vực cách giàn khoan này khoảng dưới 100 km, mọi hành động của Trung Quốc trên giàn khoan này đều bị Việt Nam phát hiện. Đây chính là lý do dàn tàu của nước này lập nên một hàng rào bảo vệ quanh giàn khoan HD-981từ khoảng cách khá xa.
Theo nhận định trên, với trang bị trên tàu ngầm Kilo thì có thể dễ dàng phát hiện ra các vật thể chuyển động dưới nước với khoảng cách lên đến vài trăm km. Để làm được điều này tàu được trang bị hệ thống Sonar (sound navigation and ranging) là kỹ thuật sử dụng sự truyền âm thanh (thường là bên dưới nước) để di chuyển, liên lạc hoặc phát hiện tàu bè khác.
Sonar của tàu ngầm dựa vào đặc tính lan truyền trong nước của sóng âm, dùng chuyển đổi sóng điện và xử lý thông tin để thực hiện việc dò tìm tàu thuyền trên mặt nước. Căn cứ vào phương thức làm việc mà chia ra sonar chủ động và sonar bị động. Sonar chủ động là tín hiệu âm thanh do máy phát ra lan truyền trong nước, sau khi gặp mục tiêu phản xạ trở lại, loại sóng hồi âm này được máy thu tiếp nhận.
Căn cứ vào tốc độ lan truyền trong nước và khoảng cách thời gian từ khi phát tín hiệu đến khi thu nhận được cùng với hướng của sóng âm phản hồi, người ta xác định ngay được cự ly và phương vị của mục tiêu. Sonar bị động không tự phát ra mà chỉ thu nhận tín hiệu âm thanh từ mục tiêu phát ra.
Hiện tại các tàu của Trung Quốc đang ngăn cản tàu Việt Nam tiếp cận gần với giàn khoan HD 981 ở khoảng cách gần 20 km, nếu Việt Nam đưa tàu Kilo vào khu vực cách giàn khoan này khoảng dưới 100 km (khoảng 50 hải lý) thì chắc chắn sẽ phát hiện được động thái của Trung Quốc trên giàn khoan HD-981.
Theo Báo Đất Việt
HD 981 vào vùng biển Việt Nam,Trung Quốc đang trả giá đắt! Dân tộc Việt Nam buộc phải chấp nhận sự không cân sức bằng tất cả mọi nguồn lực mà trong đó phẩm chất trí tuệ mang tính quyết định thành bại. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa vùng biển Việt Nam định vị, thăm dò cùng với hơn 80 tàu bảo vệ các loại kể cả tàu chiến và...