Gián đoạn tiêm chủng vì dịch Covid-19, nguy cơ dịch bệnh khác tấn công trẻ
Giải pháp tạm ngừng tiêm chủng để phòng dịch Covid-19 như “con dao hai lưỡi” khi trẻ được bảo vệ trước dịch mới nổi thì lại đối mặt với nguy cơ bị các loại bệnh nguy hiểm khác tấn công.
Dịch Covid-19 đã bùng phát trên quy mô toàn cầu, đe dọa sức khỏe, sinh mạng của nhân loại. Để ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, bảo vệ nhóm trẻ nhỏ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, ngày 31/3 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã có công văn gửi đến tất sở y tế các tỉnh thành trên cả nước về việc tạm dừng tiêm chủng thường xuyên 15 ngày.
Cần có kế hoạch phù hợp để không bị gián đoạn chích ngừa cho trẻ vì dịch Covid-19
Sau thời gian trên, ngày 22/4 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tiếp tục có công văn về việc triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên trong thời gian dịch Covid-19 gửi đến Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật và Y tế Dự phòng 63 tỉnh thành trên cả nước.
Theo đó, Dự án Tiêm chủng mở rộng – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã xây dựng hướng dẫn tiêm chủng thường xuyên trong bối cảnh dịch Covid-19 để bảo vệ những thành quả của tiêm chủng và phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ nếu không được tiêm chủng đầy đủ tránh nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Cụ thể, các tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ thấp sẽ thực hiện công tác tiêm chủng thường xuyên, hàng tháng, đảm bảo an toàn tiêm chủng và các biện pháp phòng, chống lây nhiễm SARS-CoV-2 theo quy định. Rà soát các đối tượng chưa được tiêm chủng đầy đủ trong thời gian bị tạm hoãn để thực hiện tiêm bù, tiêm vét.
Với các tỉnh, thành phố nguy cơ cao, có nguy cơ sẽ tạm hoãn triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên và thực hiện quản lý đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù, đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ ngay sau khi đủ điều kiện tiếp tục triển khai tiêm chủng thường xuyên. Khi thuộc nhóm nguy cơ thấp các tỉnh, thành phố sẽ tiếp tục triển khai tiêm chủng thường xuyên, giảm thiểu nhất gián đoạn thời gian tiêm chủng cho trẻ em và phụ nữ là nhóm đối tượng của chương trình tiêm chủng mở rộng.
BS Trương Hữu Khanh lo ngại nếu gián đoạn chích ngừa, dịch sởi sẽ quay lại
Video đang HOT
Sau công văn trên, ngày 23/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết, hiện thành phố đang thuộc nhóm “có nguy cơ” của dịch Covid-19 nên sẽ tiếp tục tạm dừng các hoạt động tiêm chủng cho đến khi có chỉ đạo mới. Trong thời gian tạm dừng, thành phố vẫn bố trí tiêm với các trường hợp cần được tiêm ngay như vắc xin, huyết thanh phòng chống dại, uốn ván… Các đơn vị được phép tiêm chủng phải đảm bảo an toàn và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-9 theo quy định khi thực hiện tiêm chủng.
Liên quan đến vấn đề trên, phân tích chuyên môn của BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 chỉ ra: “Các vắc xin sởi, vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 rất quan trọng, đặc biệt là mũi chích đầu tiên. Trên thực tế những trẻ ở các tỉnh thành có nguy cơ cao hoặc nguy cơ với dịch Covid đã trễ việc chích ngừa từ 1 đến 2 tháng. Việc trễ mũi chích ngừa khiến trẻ có nguy cơ bị nhiễm bệnh, tạo điều kiện cho các loại dịch bệnh quay lại, đe dọa đến những thành quả của chương trình tiêm chủng mở rộng”.
Theo BS Hữu Khanh, trong tình hình hiện tại việc chích ngừa cho nhóm đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng cần có kế hoạch mang tính linh động hơn. Ngành y tế cần chọn những mũi quan trọng ở nhóm cần chích ngừa, ưu tiên cho chích trước. Trong quá trình chích ngừa sẽ yêu cầu các điểm đủ điều kiện tiêm chủng giữa khoảng cách an toàn, thực hiện giãn cách tại chỗ (như đi khám bệnh) cho bệnh nhân theo hướng có thể xếp lịch cụ thể cho từng ca bệnh, hạn chế số lượng ca chích mỗi ngày.
Dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nếu không có giải pháp phù hợp cho chích ngừa duy trì tỷ lệ bao phủ của vắc xin đủ để bảo vệ cộng đồng thì một số bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao đặc biệt là bệnh sởi sẽ có nguy cơ gia tăng trở lại.
Vân Sơn
Bác sĩ khuyên người dân cần ghi lại nhật ký tiếp xúc
Khi nới lỏng cách ly, mỗi người cần ghi lại nhật ký tiếp xúc hằng ngày để lỡ sau này có ca bệnh thì dễ khoanh vùng đối tượng cần tìm.
Từ ngày 23-4, TP.HCM và một số địa phương đang từng bước có những giải pháp nới lỏng giãn cách xã hội vì được đưa ra khỏi nhóm có nguy cơ cao nhiễm COVID-19 sau 21 ngày thực hiện chỉ thị cách ly toàn xã hội của Thủ tướng Chính phủ.
Các chuyên gia dịch tễ học nhận định nới lỏng giãn cách ly xã hội có thể đi kèm với nguy cơ người mắc COVID-19 gia tăng.
Tuy nhiên, cân nhắc với các lợi ích phát triển kinh tế-xã hội, các giải pháp nới lỏng giãn cách xã hội cũng phải được tiến hành. Do vậy, rất cần sự thận trọng và đồng lòng, đoàn kết của tất cả người dân thì mới mong đẩy lùi hoàn toàn dịch bệnh.
Có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực điều trị bệnh truyền nhiễm, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm - thần kinh, BV Nhi đồng 1, nhận định có hai kịch bản xảy ra.
Một là nếu chủ quan, lơ là, virus có thể lây lan tùm lum, nhiều bệnh nhân mắc thì hệ thống y tế sẽ quá tải, không đủ thiết bị điều trị và sẽ có ca tử vong. Các nước Nhật và Singapore khi nới lỏng giãn cách xã hội đã và đang gánh hậu quả. Hai là người dân cùng đồng lòng, tuân thủ các biện pháp phòng hộ thì dịch bệnh sẽ được đẩy lùi.
Người dân đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định (quận Bình Thạnh, TP.HCM) phải thực hiện quy trình kiểm tra thân nhiệt và điền phiếu khai báo y tế. Ảnh: HOÀNG GIANG
Theo BS Khanh, nhìn lại các ca mắc bệnh cho thấy nguyên nhân chủ yếu là do không tuân thủ phòng hộ tốt khi tiếp xúc gần với người mắc bệnh.
Đặc biệt, có những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân nhưng không biết người đó là ai, như ca bệnh là nhân viên của hãng Điện Máy Xanh ở Đà Nẵng hoặc các ca bệnh do cùng tham dự buổi sinh hoạt tôn giáo chung, cùng ở trong bệnh viện, căn tin. Tiếp theo, những người này lại tiếp tục lây cho gia đình, hàng xóm.
Do đó, BS Khanh cho rằng bên cạnh giải pháp tối ưu nhất là kiên quyết mang khẩu trang thì mỗi người cần biết được địa chỉ, tiền sử, nguy cơ mắc bệnh của những người mình tiếp xúc, ăn uống cùng để ghi lại cụ thể lịch trình tiếp xúc mỗi ngày.
Từ đó giúp cho cơ quan y tế dễ dàng xác định được những đối tượng F1, F2 khi chẳng may bản thân là F0, F1.
"Bản thân mỗi người phải biết mình đi đâu về đâu, nếu có tình huống thì sẽ khai báo nhanh hơn, chính xác hơn. Lịch trình đi về từ nhà đến công ty mỗi ngày thì không cần ghi lại vì dễ nhớ. Tuy nhiên, các lịch trình bất thường khác hằng ngày ngoài công việc như đi tới quán ăn, ăn cùng ai đó, gặp gỡ người nào đó... phải nên được mỗi người ghi lại hết.
Mỗi người cần ghi lại lịch trình của mình như vậy để khi xảy ra tình huống phát hiện F0 thì nhớ lại chính xác. Tránh phải khai báo sai, truy lòng vòng sẽ rất tốn công, tăng thêm công việc cho người đi điều tra.
Nếu tất cả chúng ta cùng làm cho tốt thì lỡ có người mắc bệnh cũng sẽ bao vây, chặn dịch được kịp thời" - BS Khanh phân tích.
Ngoài ra, theo BS Khanh, trong tình hình dịch bệnh còn phức tạp, mỗi người nên ý thức hạn chế đến nơi đông người bởi rất dễ mắc bệnh, chờ ổn định tình hình dịch bệnh trong nước và xung quanh rồi đi cũng không muộn.
BS Khanh khuyên mỗi người khi đi tới quán ăn phải giữ khoảng cách, ngồi ngoài trời cho thoáng.
Khi ăn uống thì bắt buộc phải tháo khẩu trang ra nên phải xác định được người mình ăn cùng ở đâu, có tiền sử, nguy cơ mắc bệnh không. Nếu không rõ tiền sử thì không nên ngồi ăn chung.
Không nên có tâm lý cứ thoải mái đi
Khi nới lỏng giãn cách, ở các công ty, công trường vẫn phải tiếp tục khai báo y tế. Mỗi người đều phải cùng làm, càng nới lỏng càng phải quyết liệt, không cho ca bệnh F0 thành F1 mà mình không biết.
Chúng ta không nên có tâm lý hãy thoải mái đi vì có gì hệ thống y tế, cơ quan điều tra dịch tễ lo, mà mỗi người phải ý thức được trách nhiệm của mình. Các bệnh viện khoan nới lỏng người thăm khám, ra vào bệnh viện.
Càng phát hiện các ca bệnh chậm thì khả năng phát tán của virus sẽ ngày càng xa. Lúc này mọi người phải đoàn kết, đồng lòng, không có cách nào khác.
Bác sĩ TRƯƠNG HỮU KHANH
HOÀNG LAN
Nới lỏng cách ly xã hội, nguy cơ nhiễm Covid-19 sẽ cao hơn Dịch Covid-19 đã giảm nhanh, Chính phủ đã quyết định nới lỏng cách ly xã hội. Tuy nhiên, khi nới lỏng cách ly, mọi người đều có nguy cơ nhiễm bệnh ở mức cao hơn, tuyệt đối không lơ là chống dịch. Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 sẽ cao hơn Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đã bùng phát dữ dội trên...