Gián đoạn thương mại giữa Anh và EU hậu Brexit còn kéo dài
Phần lớn các công ty Anh đã phải đối mặt với những gián đoạn thương mại với Liên minh châu Âu (EU) kể từ khi nước Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit.
Cảng hàng hóa Liverpool ở tây bắc nước Anh, ngày 9/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo khảo sát Survation do London First/EY thực hiện vào tháng 2/2012 và được công bố ngày 3/4, nhiều doanh nghiệp dự kiến tình trạng này sẽ kéo dài thêm một thời gian.
Một thỏa thuận thương mại giữa London và Brussels, có hiệu lực vào ngày 1/1/2021, có nghĩa là các doanh nghiệp phải đối phó với bộ máy công quyền và các quy tắc mới.
Cuộc khảo sát Survation cho thấy, 75% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ đã trải qua một số gián đoạn trong giao dịch với các nước EU, mặc dù 71% nói rằng họ đã chuẩn bị cho những thay đổi này.
Video đang HOT
Gần một nửa (49%) số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ dự kiến tình hình này sẽ tiếp tục trong dài hạn trong khi gần 1/3 số doanh nghiệp cho biết họ đã ngừng giao dịch với EU và các quốc gia không nằm trong các thỏa thuận chuyển đổi.
Kết quả này trùng với những gì một số cuộc khảo sát khác đã từng đưa ra cho thấy các doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn với chuỗi cung ứng của họ, cùng với các vấn đề hải quan và các quy định khác, kể từ khi các thỏa thuận thương mại mới giữa Anh và EU có hiệu lực.
Thủ tướng Boris Johnson cho biết, sự gián đoạn chủ yếu là do những khó khăn ban đầu, và điều này sẽ giảm bớt khi các doanh nghiệp nắm bắt được hệ thống thương mại mới.
John Dickie, Quyền Giám đốc điều hành của London First cho biết, rõ ràng những gián đoạn đối với thương mại của Vương quốc Anh với EU vượt xa hơn những gì mà người ta coi đó là “khó khăn buổi đầu”.
Cuộc khảo sát dựa trên ý kiến của 1.040 doanh nghiệp cho thấy, 29% doanh nghiệp cho biết chi phí hoạt động của họ đã tăng lên bởi thỏa thuận thương mại Anh-EU, với một nửa số doanh nghiệp này cho biết những phát sinh chi phí này sẽ do khách hàng chi trả.
Tuy nhiên, vẫn còn 26% số doanh nghiệp cho biết họ đã hiểu rõ hơn về cách tiếp cận thị trường mới và 24% xem các thỏa thuận giao dịch mới với EU là cơ hội để đa dạng hóa hoạt động của họ./.
Anh vạch chiến lược ứng phó Trung Quốc
Anh muốn gia tăng ảnh hưởng và hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm nay giới thiệu tài liệu về ưu tiên chính sách quốc phòng, đối ngoại của London hậu Brexit nhằm xác định vị thế của nước này trong một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, hợp tác và thương mại tự do.
Tài liệu này coi khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương "ngày càng là trung tâm địa chính trị của thế giới", đồng thời đề cập kế hoạch triển khai tàu sân bay của Anh tới khu vực.
"Không còn nghi ngờ gì rằng Trung Quốc sẽ đặt ra thách thức lớn đối với xã hội rộng mở như của chúng ta, nhưng chúng ta cũng sẽ làm việc với Trung Quốc nếu nó phù hợp với giá trị và lợi ích của mình", Johnson nói trước quốc hội.
Thủ tướng Boris Johnson trong cuộc họp báo ở Phố Downing, thủ đô London tháng 12/2020. Ảnh: Reuters.
Anh, nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, đã bị Trung Quốc lấn lướt cả về kinh tế và quân sự, nhưng tin rằng thông qua quyền lực mềm và liên minh chính trị, London có thể thuyết phục Bắc Kinh phải chơi theo luật lệ của hệ thống quốc tế mới năng động hơn.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab thừa nhận nỗ lực của Anh để kiềm chế Trung Quốc cho đến nay không đáng kể, nhưng cho rằng tốt hơn nên "phối hợp cùng các nước cùng chí hướng" để gây tác động lớn hơn đối với Bắc Kinh.
Tài liệu chiến lược của London còn đặt mục tiêu tăng cường kho vũ khí hạt nhân để chống lại các mối đe dọa an ninh toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ với Mỹ và coi Nga là mối đe dọa hàng đầu của khu vực.
"Tài liệu mô tả cách chúng tôi củng cố liên minh, tăng cường năng lực, tìm những cách mới để đạt giải pháp và nghiên cứu lại nghệ thuật cạnh tranh với những nước đối lập về giá trị", Johnson nói về bản đánh giá chính sách quốc phòng và đối ngoại lớn nhất của Anh kể từ năm 1990.
Tuy nhiên, lãnh đạo Công đảng đối lập Keir Starmer cho rằng bản đánh giá được xây dựng trên các nền tảng "bị suy yếu", đặc biệt sau khi Anh đe dọa không tuân thủ luật lệ quốc tế bằng cách phá hỏng thỏa thuận "ly hôn" với Liên minh châu Âu (EU).
Thủ tướng Anh lên tiếng về vaccine AstraZeneca Thủ tướng Boris Johnson khẳng định vaccine Covid-19 của AstraZeneca an toàn và chính phủ Anh rất tự tin sử dụng vaccine này trong chiến dịch tiêm chủng. "Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh (MHRA) là một trong những đơn vị quản lý khắt khe và giàu kinh nghiệm nhất trên thế giới. Họ đều không thấy có lý do nào để...